slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Làm gì khi trẻ chậm nói? Và lời khuyên từ chuyên gia

Với các ông bố bà mẹ, khi được nghe những tiếng gọi đầu tiên cất lên từ chiếc môi bé nhỏ của con mình thực sự là những phút giây hạnh phúc vô cùng. Thế nhưng, với nhiều gia đình, việc trẻ  đã lên 2 tuổi mà vẫn chưa thể bi bô được từ nào là nỗi lo lắng đến mất ăn mất ngủ của những người làm cha, làm mẹ. Làm gì khi trẻ chậm nói? Đó là câu hỏi mà rất nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh này đều băn khoăn, tìm kiếm câu trả lời.  Hãy cùng lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia về vấn đề này nhé!

PHỤ HUYNH THAM KHẢO

Ngoài cung cấp gia sư dạy trẻ tự kỷ tại nhà trung tâm còn có các cở sở để bố mẹ cho con đến học BÁN TRÚ – NỘI TRÚ, bố mẹ có thể tham khảo thêm!
=> Trung tâm cũng có chỗ ở miễn phí cho bố mẹ ở xa muốn đưa con ra Hà Nội học
Địa chỉ các lớp học dành cho trẻ đặc biệt của trung tâm. Trung tâm có 4 cơ sở để cho các con học nếu bố mẹ muốn mang con đến trung tâm ( Hình ảnh 1 cơ sở của trung tâm ) :

Cơ sở 1Khương Thượng – Đống Đa

Cơ sở 2Nguyễn Xiển – Hoàng Mai

Cơ sở 3 : Tả Thanh Oai – Thanh Trì 

Cơ sở 4 : Cao Lỗ – Đông Anh

Nếu chưa chắc chắn về tình trạng của con bố mẹ có thể liên hệ với trung tâm qua số 097.948.1988 để trung tâm cử giáo viên đến tận nhà kiểm tra tình trạng của con để đưa ra phương hướng cụ thể.


Video tại lớp cân thiệp sớm tại trung tâm

I. Thế nào là trẻ chậm nói

Trước khi tìm hiểu làm gì khi trẻ chậm nói, hãy cùng các chuyên gia lý giải thế nào là trẻ chậm nói, để có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này.

Hiểu theo cách thông thường, trẻ chậm nói là những trẻ có khả năng  nói chậm hơn so với mốc phát triển bình thường của trẻ . Tuy nhiên,không có một thời điểm cố định dành cho việc biết nói của trẻ, nhiều trẻ biết nói rất sớm và ngược lại. Thế nhưng, khi trẻ đã lên 2 tuổi mà chưa biết nói sẽ được  coi là trẻ chậm nói.

Khi tỷ lệ trẻ chậm nói ở trẻ ngày càng có dấu hiệu gia tăng kéo theo sự quan tâm, tìm hiểu về trẻ chậm nói ở các bậc cha mẹ cũng nhiều hơn. Bởi ai cũng mong muốn con trẻ của mình được phát triển một cách bình thường, thậm chí là thông minh hơn, hoạt bát hơn.

II. Nguyên nhân gì khiến trẻ chậm nói?

Nguyên nhân gì khiến trẻ chậm nói?  Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, nhưng theo các chuyên gia, có 2 nhóm nguyên nhân chính khiến trẻ chậm nói. Đó là: Nguyên nhân thực thể và nguyên nhân tâm lý.

1.Nguyên nhân thực thể

Ngay tên gọi của nhóm nguyên nhân này chúng ta cũng có thể biết được rằng đây là nhóm nguyên nhân bắt nguồn từ sức khỏe, thể chất của trẻ. Với những trẻ có vấn đề về các cơ quan phát âm như tai, mũi, họng đều gây ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ. Đặc biệt, là các vấn đề về não bộ, hệ thần kinh như não bị dị tật bẩm sinh, bại não, những di chứng sau xuất huyết não, viêm màng não…là những nguyên nhân không chỉ khiến trẻ chậm nói hơn những đứa trẻ bình thường mà còn là nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

2. Nguyên nhân  tâm lý

Một vài biến cố nào đó đột ngột xảy ra gây ảnh hưởng đến tâm lý đang ổn định của  trẻ là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói thường gặp trong thực tế đời sống hàng ngày. Bên cạnh đó, việc được gia đình quá nuông chiều hoặc thường xuyên bỏ bê, không quan tâm đến sự phát triển bình thường của trẻ cũng là những nguyên nhân tâm lý khiến khả năng nói của trẻ bị ảnh hưởng.

III. Làm gì khi trẻ chậm nói?

Theo chuyên gia, từ việc tìm ra đâu là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói mà các gia đình sẽ biết làm gì khi trẻ chậm nói, sẽ lựa chọn đúng phương pháp điều trị việc chậm  nói ở con em mình và biết được khi nào thì cần can thiệp vào vấn đề này.

Chỉ khi cha mẹ nắm được các dấu mốc phát triển bình thường của trẻ và kịp thời phát hiện khi có những biểu hiện đi ngược lại sự phát triển đó thì mới có sự can thiệp sớm và đúng lúc. Vậy khi biết trẻ chậm nói, các bậc cha mẹ nên làm gì?

1. Xác định nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Nếu trẻ chậm nói do nguyên nhân thực thể như thính lực, các bạn đừng quá lo lắng về việc dạy trẻ chậm nói.  Các bạn hãy nghĩ đến việc điều trị bằng cách phẫu thuật trước khi trẻ lên 5 tuổi. Nếu kết quả không như mong đợi, các bạn có thể cho trẻ sử dụng máy trợ thính để thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Nếu nguyên nhân bắt nguồn  từ yếu tố tâm lý, các bạn hãy tuân theo chỉ dẫn về các phương pháp điều trị của các bác sỹ tâm lý và dành nhiều thời gian quan tâm đến trẻ hơn.

2. Giao tiếp với trẻ nhiều hơn

Nhiều bậc cha mẹ có quan niệm sai lầm rằng khi trẻ không nói được sẽ đồng nghĩa với việc không hiểu những gì bố mẹ nói. Thực tế chứng minh, khi trẻ chậm nói, bố mẹ càng cần phải giao tiếp nhiều hơn với trẻ. Giao tiếp ở  đây không chỉ qua lời nói mà còn ở cử chỉ yêu thương, trìu mến. Việc trò chuyện với trẻ ở mọi lúc, mọi nơi sẽ giúp cải thiện thái độ nghe của trẻ và giúp trẻ nhanh biết nói hơn.

3. Đừng nói theo ngôn ngữ của trẻ

Khi dạy trẻ chậm nói, các bạn hãy nói theo ngôn ngữ của mình, nói càng chuẩn thì trẻ sẽ học nói càng chuẩn. Các bạn đừng bao giờ bắt chước theo ngôn ngữ của trẻ. Bởi những tiếng nói đầu đời của trẻ thường không được phát âm chuẩn, thậm chí là nói ngọng, nói liu giọng. Việc nói theo thứ ngôn ngữ của trẻ sẽ tạo thói quen nói không chuẩn, lâu dần sẽ rất khó sửa.

4. Hãy để trẻ được tiếp xúc với mọi người xung quanh nhiều hơn

Nhiều cha mẹ lo lắng, bé 2 tuổi chưa biết nói phải làm sao? Sẽ thật hiệu quả  cho việc điều trị trẻ chậm nói nếu các bạn tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc với nhiều trẻ cùng độ tuổi và những người xung quanh. Sự tác động của người lớn sẽ là tạo tiền đề cho sự xuất hiện ngôn ngữ của trẻ. Việc được tương tác, giao tiếp với nhiều người xung quanh sẽ biến trẻ từ chậm nói thành nhanh nói.

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988