Trang chủ » Phụ huynh nên biết »
Nội dung bài viết
Trước khi tìm hiểu những kỹ năng dạy trẻ tăng động tại nhà dành cho bố mẹ, các bạn cần phải hiểu chính xác tăng động giảm chú ý ở trẻ là gì? Thực chất đây là một loại rối loạn phát triển được đặc trưng bởi những hành vi hoạt động quá mức, có tính chất xung động, thiếu kiềm chế, giảm chú ý và không có tính kiên trì. Hội chứng rối loạn này ngày càng có dấu hiệu gia tăng và thường gặp ở độ tuổi từ 3-11 tuổi. Tuy nhiên, rất nhiều bậc cha mẹ còn tỏ ra lúng túng, mơ hồ không biết mức hiếu động của trẻ như thế nào được tính là tăng động, giảm chú ý để có biện pháp can thiệp sớm.
Thông thường, trẻ tăng động giảm chú ý thường sẽ có những dấu hiệu nhận biết sau đây:
– Trẻ hiếu động quá mức, liên tục hoạt động, không ngừng nghỉ, không biết mệt
– Khả năng tập trung rất kém, không chịu lắng nghe, chơi rất nhiều thứ nhưng không được lâu, dễ bị phân tâm
– Trẻ tăng động thường hạn chế về mặt giao tiếp với người khác, trí nhớ kém
– Trẻ tăng động thường hấp tấp, vội vàng, bồng bột, hay phá đám, hay chen ngang lời người khác.
– Có dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ
– Trẻ thường dễ nổi nóng và không kiềm chế được cảm xúc, dễ kích động
Khi xác định được trẻ mắc chứng rối loạn hành vi tăng động, giảm chú ý, hãy lên kế hoạch và tìm hiểu những phương pháp, kỹ năng dạy trẻ tăng động tại nhà ngay lập tức để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng mà chứng rối loạn phát triển này gây ra trong quá trình học tập, sinh hoạt, trong quá trình phát triển tâm lý, tính cách.
>> Xem thêm : Giáo Viên Dạy Trẻ Tự Kỷ Tại Nhà ( Can Thiệp Tại Nhà Hà Nội )
1, Xây dựng những nguyên tắc cơ bản, cụ thể
Kỹ năng dạy trẻ tăng động tại nhà đầu tiên bố mẹ nên áp dụng đó là thiết lập những nguyên tắc cụ thể ngay từ đầu, đừng quên nhắc nhở, đưa ra mục tiêu cụ thể nào đó và giải thích, hướng dẫn trẻ thực hiện một cách cụ thể. Đồng thời xây dựng thời gian biểu một cách khoa học, phù hợp, cố định, tạo dựng những thói quen sinh hoạt tốt. Điều này sẽ đảm bảo đem lại hiệu quả tích cực, giúp giảm thiểu tình trạng hỗn loạn, thiếu tổ chức.
2, Quản lý thời gian
Như các bạn đều biết, trẻ tăng động, giảm chú ý sẽ có khả năng tập trung rất kém, khiến kết quả học tập sa sút. Việc quản lý thời gian là một trong những kỹ năng dạy trẻ tăng động cần thiết để cải thiện vấn đề này. Cha mẹ có thể dạy con cách quản lý thời gian bằng việc sử dụng đồng hồ đeo tay, sử dụng lịch, cách thực hiện các hoạt động tuần tự và đừng quên dạy trẻ cách đọc và sắp xếp, thực hiện các nhiệm vụ, công việc được giao.
3, Thường xuyên khen ngợi, động viên trẻ
Để có thể hoàn thành một công việc, nhiệm vụ nào đó với trẻ tăng động là cả một quá trình rất mất thời gian. Bởi vậy, nếu thấy trẻ làm tốt và có những hành vi tích cực, bố mẹ đừng quên khen ngợi, khích lệ, động viên trẻ, tạo động lực cho trẻ để thực hiện những nhiệm vụ tiếp theo. Đồng thời, có thể tặng cho trẻ những món quà nho nhỏ để tạo động lực cho trẻ, giúp trẻ cảm thấy vui vẻ và tự tin hơn.
Trong quá trình chăm sóc, dạy trẻ tăng động, giảm chú ý tại nhà, việc đưa ra các biện pháp kỷ luật phù hợp, đúng đắn cho những hành vi tiêu cực của trẻ là điều hoàn toàn cần thiết. Hãy thực hiện những hình thức kỷ luật cần thực hiện một các cụ thể, rõ ràng, công bằng, ngay lập tức. Tuy nhiên, cha mẹ cũng tuyệt đối không dùng bạo lực để giáo dục sớm cho trẻ tăng động. Bởi việc sử dụng đòn roi không những không đem lại hiệu quả can thiệp sớm mà còn khiến trẻ có biểu hiện tăng động, kích động thực hiện những hành vi tiêu cực nhiều hơn.
5, Nói chuyện thường xuyên với trẻ
Trẻ tăng động thường rất dễ mất tập trung, phân tâm tư tưởng. Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện, giao tiếp với trẻ, thu hút sự chú ý của trẻ để cải thiện khả năng tập trung, rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống, giúp trẻ học cách kiên nhẫn. Việc giao tiếp liên tục với trẻ qua nói chuyện sinh hoạt hàng ngày, qua các câu chuyện kể còn giúp gắn kết tình cảm gia đình, khiến trẻ cảm nhận sự yêu thương từ cha mẹ, để trẻ tự tin, hòa nhã hơn.
Trẻ tăng động thường rất nhanh chán nản, dễ thất vọng. Chính bởi vậy, cha mẹ chỉ nên hứa hẹn với trẻ những việc mà chắc chắn mình sẽ thực hiện được.
Chơi cùng trẻ là một trong những phương pháp dạy trẻ tăng động, giảm chú ý hiệu quả nhất, được hầu hết các gia đình áp dụng thực hiện để cải thiện khả năng tập trung, cải thiện hành vi tăng động của trẻ. Thông qua các trò chơi, cha mẹ có thể định hướng hành vi, nắm bắt cảm xúc của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ học cách kết nối, cải thiện kỹ năng giao tiếp xã hội. Tuy nhiên, khi chơi cùng trẻ, cha mẹ cần chú ý hạn chế nói với trẻ những câu “không được”, “đừng làm điều đó”, “mẹ cấm con làm điều này”, hãy để trẻ chơi một cách tự do theo sở thích, tính cách của mình…
Bên cạnh những kỹ năng dạy trẻ tăng động, giảm chú ý tại nhà kể trên, khi giáo dục, chăm sóc trẻ rối loạn hành vi này, cha mẹ cần phải lưu ý một số điều sau để đảm bảo hiệu quả can thiệp tốt nhất, giúp trẻ nhanh chóng có sự phát triển bình thường.
– Nên tạo dựng một môi trường yên tĩnh, thoải mái cho trẻ học tập
– Chỉ chia nhỏ công việc, tránh làm quá nhiều thứ cùng lúc khiến trẻ mất tập trung
Khi chơi cùng trẻ, nên thực hiện những trò chơi đòi hỏi sự tư duy logic, tham gia các trò chơi vừa rèn luyện cơ thể vừa sức, không chơi trò chơi bạo lực.
– Không nên chế giễu hành vi của trẻ mà nên học cách chấp nhận những hạn chế và tìm phương pháp dạy dỗ phù hợp.
– Dạy trẻ tăng động là việc làm không hề đơn giản, đòi hỏi cha mẹ cần phải có thái độ kiên trì, nhẫn nại, không nên tạo áp lực cho trẻ.
– Nên sử dụng những lời lẽ, câu từ đơn giản, cụ thể, không nên nói chung chung, khó hiểu.
– Hãy giúp trẻ hiểu và yêu bản thân mình, tìm hiểu những điểm mạnh của trẻ và tạo mọi điều kiện, cơ hội cho trẻ phát huy tối đa những ưu điểm của bản thân.
– Ngoài việc thực hiện những phương pháp, kỹ năng dạy trẻ tăng động tại nhà, cha mẹ cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục trẻ. Bạn hãy nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, quan tâm, để ý đến con mình, tạo điều kiện cho con mình ngồi học ở những vị trí thuận lợi, tập trung nhất, tránh xa nơi ồn ào, cửa sổ, cửa ra vào.
– Lựa chọn những trường học chuyên biệt, các trung tâm giáo dục đặc biệt hoặc tìm gia sư, giáo viên dạy kèm trẻ tăng động tại nhà cũng là những cách giáo dục trẻ tăng động, giảm chú ý hiệu quả được nhiều gia đình lựa chọn. Với trình độ chuyên môn, kiến thức hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm dạy trẻ tăng động, các chuyên gia tâm lý, giáo viên dạy trẻ tăng động sẽ giúp trẻ nhanh chóng có sự cải thiện hành vi một cách tích cực trong thời gian ngắn nhất.
Trên đây là chia sẻ về những kỹ năng dạy trẻ tăng động tại nhà và những lưu ý cần thiết khi chăm sóc, giáo dục trẻ tăng động, giảm chú ý. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích cho các gia đình trong việc áp dụng các phương pháp can thiệp sớm cho trẻ tăng động tại nhà hiệu quả tốt nhất.
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm