Trang chủ » Gia sư môn »
Ở độ tuổi 5 – 6, nhu cầu tìm hiểu những thứ xung quanh của trẻ nhiều hơn, con tò mò về mọi thứ, và để con có thể tự bảo vệ mình khỏi những thứ nguy hiểm, việc học kỹ năng sống là điều rất cần thiết. Ngoài đưa con đến các trung tâm chuyên biệt, nhiều bố mẹ lựa chọn tìm gia sư tại nhà để tiện quan sát quá trình học tập của con.
Để đánh giá được giáo viên, gia sư có phù hợp hay không, bố mẹ có thể tham khảo qua các tiêu chí sau:
1, Có kỹ năng chuyên môn
– Tiêu chí quan trọng hàng đầu, không thể bỏ qua khi lựa chọn giáo viên dạy kỹ năng sống tại nhà. Một giáo viên chất lượng trước hết phải có chuyên môn, mới có thể rèn luyện, dìu dắt trẻ đúng hướng. Bố mẹ ưu tiên chọn những giáo viên tốt nghiệp các chuyên ngành về tâm lý học, sư phạm mầm non, tiểu học, công tác xã hội, âm nhạc, ngôn ngữ học,…. được đánh giá là phù hợp nhất trong lĩnh vực dạy kỹ năng mềm cho trẻ
– Kỹ năng chuyên môn, kết hợp với kinh nghiệm và kỹ năng mềm của bản thân giáo viên, sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc xây dựng kế hoạch và theo dõi sự phát triển kỹ năng của trẻ qua từng giai đoạn. Giáo viên cũng tư vấn giúp bố mẹ cùng hợp tác để giáo dục kỹ năng cho con đạt hiệu quả tốt nhất
– Các hoạt động thường được giáo viên có chuyên môn áp dụng khi dạy trẻ kỹ năng mềm cơ bản như: hoạt náo, xây dựng hoạt động nhóm, thực hành, kể chuyện…
2, Tính cách hòa nhã, yêu thương trẻ
– Kỹ năng chuyên môn quả là điều hết sức quan trọng, tuy nhiên, một giáo viên có chuyên môn tốt nhưng tính cách kém hòa nhã, và không có sự yêu mến trẻ con thì cũng rất khó khăn để các bài học kỹ năng mềm của trẻ đạt hiệu quả.
– Hơn nữa, con có thể bị ảnh hưởng bởi tính cách của bố mẹ hoặc thầy cô, người hướng dẫn gần gũi với mình. Giáo viên có tính cách tốt cũng là một tấm gương để con học theo, nuôi dưỡng tính cách và cảm xúc tốt nhất cho con, điều này rất cần thiết trong quá trình “vận hành” các kỹ năng mềm.
3, Giọng nói rõ ràng, dễ nghe
– Đối tượng trẻ học kỹ năng mềm có thể là trẻ bình thường, hoặc cũng có thể là trẻ đặc biệt ( tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm nói,…). Tuy nhiên, dù là đối tượng trẻ nào, người hướng dẫn trẻ học cũng cần có giọng nói rõ ràng và dễ nghe. Cụ thể là bố mẹ nên chọn những giáo viên có phát âm tròn vành rõ chữ, không lỗi chính tả hay giọng địa phương quá nặng.
Rất có thể con sẽ học theo những phát âm không đúng của giáo viên, ảnh hưởng đến sự phát triển và giao tiếp dài lâu. Với trẻ đặc biệt, khả năng ngôn ngữ của con thường hạn chế, việc tiếp xúc nhiều với giáo viên có lỗi phát âm, sẽ khiến trẻ rơi vào vòng luẩn quẩn, không tìm được “lối đi” thực sự đúng đắn cho ngôn ngữ của mình. Nói cách khác, con sẽ phát âm sai, hoặc lười phát âm,..
Bằng 3 tiêu chí chọn giáo viên dạy kỹ năng sống tại nhà được liệt kê trên đây, sẽ giúp hạn chế được những khó khăn khi chọn thầy cô cho con. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên áp dụng quá khắt khe, điều quan trọng vẫn là dựa vào sự kết hợp những tiêu chí cơ bản và cảm xúc của bản thân để lựa chọn được thầy, cô phù hợp nhất.
Bên cạnh việc nhờ sự trợ giúp của giáo viên, bố mẹ cũng nên tìm hiểu các kỹ năng sống cần trau dồi cho trẻ lên 5 -6 nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình học của trẻ.
1, Xử lý tình huống khi đi lạc
Kỹ năng luôn được các chương trình dạy kỹ năng sống cho trẻ đề cập đến. Bố mẹ đặt tình huống giả định nếu con đi lạc thì con xử lý bằng cách nào?
– Con cần bình tĩnh, không la khóc và chạy đi tìm bố mẹ, bởi có thể con sẽ bị đi quá xa khỏi vị trí ban đầu, gây khó khăn khi bố mẹ tìm kiếm
– Hãy tìm những người được cho là an toàn để nhờ giúp đỡ như bảo vệ, bác lao công bên đường, hay nhân viên làm việc tại các cửa hàng gần đó
2, Ghi nhớ thông tin bố mẹ, nhà
Đề phòng trường hợp con đi lạc, và tìm được người để xin giúp đỡ. Đừng quên luôn nhắc nhở và dạy con các thông tin về tên bố mẹ,địa chỉ nhà, số điện thoại của bố mẹ, nếu con khó khăn trong việc tiếp nhận nhiều thông tin cùng một lúc, bố mẹ hãy ưu tiên cho con học thuộc lòng số điện thoại nhé.
3, Phòng vệ tránh bị xâm hại
Đây là điều mà hầu hết các giáo viên dạy kỹ năng sống tại nhà luôn hướng dẫn các con trong suốt quá trình học, bố mẹ cũng cần nắm được và luôn luôn dặn dò con cách bảo vệ mình khỏi những xâm hại từ kẻ xấu.
Luôn giáo dục con, bộ phận sinh dục là phần nhạy cảm, không để ai chạm vào, ngay cả người thân nếu muốn kiểm tra cũng cần được con đồng ý
4, Xây dựng nguyên tắc khi ở nhà một mình
Dạy con ở nhà một mình cần nắm được các quy tắc như: không mở cửa cho người lạ, không nghịch dao kéo, bếp gas, đồ điện… gây nguy hiểm.
5, Cách sử dụng các vật dụng cơ bản trong nhà
Hiểu được cách sử dụng các vật dụng trong nhà, giúp bảo vệ con khỏi những rủi ro tự làm mình bị thương, như các loại dao kéo, bát đĩa, quạt,… Đừng quên cảnh báo con tránh xa khỏi những thiết bị điện nguy hiểm
6, Bơi lội
Bơi lội là kỹ năng không thể bỏ qua trong việc đào tạo kỹ năng sống cho trẻ. Biết bơi sẽ tăng khả năng tự cứu sống bản thân khi bị đuối nước
7, Kỹ năng đi đường
Tưởng chừng đơn giản, nhưng cũng là kỹ năng không thể bỏ qua. Bằng việc dạy con cách nhận biết đèn xanh, đỏ, vàng và các chức năng của đèn, bố mẹ đã giúp trẻ tham gia giao thông an toàn hơn.
8, Ứng xử khi gặp người lạ dụ dỗ
Cũng giống như việc phòng vệ, chúng ta cần dạy con khi gặp tình huống người lạ dụ dỗ, làm phiền, con cần làm gì để gây sự chú ý của những người xung quanh? Cần hướng dẫn con bằng những hành động cụ thể: La hét, gào khóc hay dùng những hành động đá, đạp thật mạnh để gây sự chú ý từ những người khác
Hi vọng những tiêu chí giáo viên dạy kỹ năng sống tại nhà và các kỹ năng sống cần thiết khi con lên 5 -6 tuổi sẽ hữu ích cho bố mẹ và các con.
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm