slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Hỏi – Đáp: Tăng Động Và Tự Kỷ Có Giống Nhau Không?

Tăng động và Tự kỷ có giống nhau không? Bố mẹ cần hiểu rõ về 2 hội chứng này để tránh khỏi những nhầm lẫn, dẫn đến suy nghĩ tiêu cực và tác động không hay đến con nhé!

I. Tăng động và Tự kỷ có giống nhau không?

Tăng động và tự kỷ không phải là một, 2 hội chứng này tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng hoàn toàn khác nhau. Chính những biểu hiện ná ná chồng chéo nhau khiến không ít người nhận biết nhầm về hội chứng. 

Tăng động và Tự kỷ có giống nhau không?

Một vài biểu hiện tương đồng của 2 hội chứng này bố mẹ cần tham khảo để hiểu sâu hơn:

– Tính hiếu động: Trẻ đều có những biểu hiện hiếu động thái quá dẫn đến tăng động, đứng ngồi không yên, hay chạy nhảy và nói không kiểm soát

– Sự tập trung, chú ý: Con tăng động hay tự kỷ hầu hết đều suy giảm sự tập trung, chú ý với những việc cần thiết như học tập, rèn luyện, nhưng đôi khi lại tập trung thái quá vào những điều thuộc về sở thích bản thân, không quan tâm đến cảm xúc, tâm trạng người khác

– Hành vi bốc đồng: 2 đối tượng trẻ đặc biệt này đều thường xuyên có nhiều hành vi bốc đồng, giận dữ, khó kiểm soát được tâm trạng dẫn đến các hành vi gây tổn thương cho chính mình và những người xung quanh. Con cũng gặp khó khăn trong việc lường trước được hậu quả của việc mình gây ra, mặc dù đã được cảnh báo. Ví dụ đã được bố mẹ dặn dò, nhưng con vẫn leo trèo lên ghế, bàn, xe cộ,… dễ gây vấp ngã

– Rối loạn giác quan: trẻ mất giác quan vốn có, nhiều khi có những phản ứng quá mạnh, con nhạy cảm với nhiều sự việc. 

– Khiếm khuyết khả năng giao tiếp xã hội: Cùng xuất phát từ tâm lý không tập trung, không để tâm những việc xung quanh, nên khả năng giao tiếp và tương tác xã hội của 2 đối tượng trẻ này có phần khiếm khuyết, thậm chí rất hạn chế. Tư duy ngôn ngữ gặp vấn đề cũng là một rào cản giao tiếp rất lớn của con.

II. Vậy làm thế nào để phân biệt 2 hội chứng này?

Tăng động và Tự kỷ có giống nhau không, và nếu không giống nhau thì phân biệt bằng cách nào? Câu trả lời đã được giải đáp phía trên, tiếp theo bố mẹ cần biết cách phân biệt ranh giới rõ ràng của 2 hội chứng. Chúng ta cần biết rằng, trẻ tự kỷ thường có những dấu hiệu tăng động và giảm chú ý, tuy nhiên trẻ tăng động không có những rối loạn của chứng tự kỷ. 

Những khác biệt của 2 hội chứng này sẽ được thể hiện qua bảng so sánh dưới đây, để bố mẹ có thể nắm bắt một cách dễ dàng nhất.

Dấu hiệu Trẻ tăng động Trẻ tự kỷ
Ngôn ngữ – Tuy không phải là thế mạnh, nhưng trẻ thể hiện mối quan hệ xã hội tốt hơn do khả năng ngôn ngữ tốt hơn trẻ tự kỷ – Khả năng rối loạn ngôn ngữ trầm trọng hơn, nhiều trẻ tự kỷ ngôn ngữ giọng nói hạn chế đi kèm với ngôn ngữ hình thể mang tính biểu tượng  (hôn gió, tạm biệt, vẫy chào, ôm….) kém
Cảm xúc Tuy khả năng tập trung không cao nhưng trẻ biết cảm nhận tình cảm mà người xung quanh dành cho mình, thể hiện yêu ghét rõ ràng.

– Thích được quan tâm, vỗ về và yêu thương

– Không biết cảm thông, chia sẻ với người khác. Không nhận biết được niềm vui, nỗi buồn hay sự cáu giận, nên hành động tùy tiện không lường trước những tác động cảm xúc của mình sẽ diễn ra ở mức tiêu cực hay tích cực

– Không thích nhận sự quan tâm từ người khác

Ánh mắt – Giao tiếp bằng mắt bình thường khi giao tiếp – Không giao tiếp bằng ánh mắt
Hành vi – Có thể làm theo chỉ dẫn của người lớn, chỉ là kém tập trung nên không kiên trì làm trọn vẹn – Khó hiểu những hướng dẫn và làm theo
Tâm lý – Thích được khen thưởng mỗi khi làm đúng, hoặc làm được việc gì tốt.  – Không quan tâm nhiều đến những hình thức khen thưởng
Chơi  – Thích chơi cùng bạn bè, chỉ là không biết cách thể hiện, đôi khi không nhận được sự tiếp nhận  – Thích chơi một mình

III. Phát hiện con tự kỷ & tăng động, phải làm sao?

Bên cạnh việc phát hiện chính xác những triệu chứng tăng động hay tự kỷ, điều đầu tiên bố mẹ cần làm không phải là hoang mang hay quá lo lắng. Cần đưa con đến các cơ sở y tế, trung tâm trẻ đặc biệt để được kiểm tra bằng chuyên môn một cách kỹ lưỡng và xác định hướng can thiệp. 

Thông thường, chuyên gia tâm lý thường ưu tiên sử dụng các liệu pháp trị liệu hành vi & ngôn ngữ trong giáo dục trẻ tăng động, trẻ tự kỷ sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra thì việc cải thiện chế độ dinh dưỡng và các thói quen sinh hoạt trong gia đình cũng là điều vô cùng quan trọng. Một vài trường hợp, bác sĩ khuyên dùng các loại thuốc tây để hỗ trợ quá trình trị liệu, bố mẹ có thể cân nhắc những tác dụng phụ thuốc có thể mang lại. 

Đăng Minh hi vọng qua bài chia sẻ này, bố mẹ đã có cái nhìn thông suốt hơn về vấn đề hội chứng tăng động có liên quan đến tự kỷ không. Chúc các con cả đời an nhiên, chúc bố mẹ luôn đủ hành trang đồng hành cùng con vượt qua mọi khó khăn.

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988