slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Tìm Hiểu Nhu Cầu Của Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng đều có những nhu cầu cơ bản, những mong muốn bình thường như bao đứa trẻ khác. Tuy nhiên, những hạn chế do khuyết tật đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động về thể chất và mặt tinh thần của các em. Bài viết này Trung tâm gia sư Đăng Minh sẽ giúp quý phụ huynh tìm hiểu đúng về nhu cầu của trẻ chậm phát triển trí tuệ để từ đó hiểu được các con và có phương pháp giáo dục hiệu quả nhất.

  I. Nhu Cầu Và Khả Năng Của Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ

Đối với nhóm trẻ mắc chứng bệnh chậm phát triển trí tuệ, thì điều quan trọng nhất đối với các con chính là được chẩn đoán sớm, nhanh chóng, để từ đó lên phương án hỗ trợ, điều trị và giáo dục cho trẻ. Giúp trẻ hòa nhập và phát triển bình thường, đạt được những mốc phát triển đúng với lứa tuổi của con.

Để làm được việc đó, trước hết các bậc làm cha mẹ cần phải hiểu rõ về nhu cầu cũng như khả năng của con em mình. Sau đó, mới có biện pháp tiếp cận, giảng dạy phù hợp nhằm mang đến hiệu quả như mong đợi.

1. Nhu cầu của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ có những nhu cầu bình thường như các bạn bằng lứa, không chỉ vậy, nhu cầu của các nhóm trẻ này còn vô cũng mạnh mẽ và cấp bách hơn bao giờ hết. Chỉ tiếc là các em không thể diễn đạt, không thể nói ra như đúng với mong muốn của mình và không biết dùng ngôn ngữ nào để giao tiếp với mọi người xung quanh các em.

Các nhu cầu cơ bản của trẻ chậm phát triển trí tuệ đó là:

– Gồm những nhu cầu bình thường về ăn, mặc, vệ sinh, ngủ nghỉ, ở và chăm sóc y tế,..

– Những nhu cầu của trẻ muốn được vui chơi, trò chơi, giải trí, ca hát, múa,..Nhìn thấy các bạn bằng tuổi mình được vui cười, chơi trò chơi vận động hấp dẫn,..các em cũng muốn mình được tham gia, được chơi cùng các bạn,..

– Các em muốn xem những chương trình trò chơi trên Tv chương trình thiếu nhi vui nhộn, hay nghe đài, thích nghe kể chuyện,..

– Trẻ có nhu cầu được đi học, các em đều thích cắp sách đến trường, được ngồi học nghe cổ giảng bài như các bạn. Biểu hiện nhu cầu của trẻ đặc biệt này đó là: hay thích cầm bút viết, vẽ những hình đơn giản, hay những nét vẽ nguệch ngoạc người lớn không thể hiểu được, trẻ thích đeo túi, ba lô, thích truyện, sách vở,..

– Nhu cầu về tính an toàn: Nhiều trẻ chậm phát triển thường có biểu hiện khá e dè, sợ sệt, không thích giao tiếp, mất tự tin và không muốn tiếp xúc với người lạ.

– Muốn thể hiện bản thân: các em cũng muốn được thể hiện mình như múa, hát, và muốn được bố mẹ khen ngợi, động viên.

2. Khả năng của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Dựa theo những quan điểm của Tật học hiện đại, nhóm trẻ khuyết tật không phải là phát triển ít hơn so với những nhóm trẻ bình thường mà lại là phát triển đi theo một chiều hướng hoàn toàn khác. Có thể nói đó là khả năng nhất định của trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng có những khả năng nhất định, tuy là chỉ ở những mức độ thấp hơn so với trẻ em bình thường.

– Đó chính là biết mặc quần áo, biết vệ sinh, lau dọn nhà cửa, tráng, rửa bát chén, cốc…

– Các em cũng có khả năng về múa, ca hát, về làm xiếc, hay là có thể có khả năng nhận biết được các hiệu lệnh, nhìn màu sắc, nhớ đường,….Tuy nhiên, mức độ về khả năng của các em còn thấp hơn nhiều so với người khác.

– Ngoài ra, các em có thể tham gia vào nhiều hoạt động cộng đồng, và xã hội như các thành viên khác. Nhưng trẻ có phát triển được kỹ năng và tiềm năng hay không còn phụ thuộc vào sự tạo điều kiện cửa gia đình, sự hòa nhập chấp nhận của cộng đồng, xã hội.

II. Giáo Dục Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ

Dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ đúng cách chính là một phương pháp điều trị khá hiệu quả dành cho nhóm trẻ này, các bậc làm cha, mẹ nên tập cho trẻ bắt đầu bằng những hoạt động thật đơn giản trước. Sau đó mới chuyển dần sang các hoạt động mang tính phức tạp hơn, tăng dần theo cấp số cộng từ từ, khi trẻ đã hoàn thành xong bước 1, mới chuyển tiếp bước 2.

1. Cha mẹ quyết định phần lớn việc nuôi dạy trẻ chậm phát triển

Sẽ không có ai yêu thương con bằng những người làm cha, làm mẹ, và cũng không một ai có thể đồng hành cùng con tốt hơn ba, mẹ của mình. Ba, mẹ phải là người hiểu rõ nhất nhu cầu của trẻ chậm phát triển trí tuệ và dù có ở mức độ nào đi chăng nữa, thì vai trò của người cha, người mẹ sẽ luôn được đặt lên hàng đầu tiên  trong việc chữa trị cho con.

Những việc ba mẹ có thể tham khảo và làm ngay đó là:

– Phải chấp nhận thực tế ngay từ đầu, nhanh chóng giúp con mình tốt hơn trong hành trình đầy gian lao này. Các bậc cha mẹ hãy luôn vững tin rằng trẻ sẽ vượt qua được mọi rào cản, dù con chậm phát triển hơn người khác nhưng con vẫn có khả năng đạt được những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời mình.

– Hãy luôn đồng hành cùng các con trong những hoạt động thường ngày, cùng con vui chơi, cũng ăn ăn uống, cùng con sinh hoạt, vệ sinh thân thể,..

– Ba mẹ bắt đầu hướng dẫn con những điều đơn giản nhất từ con số 0 tròn trĩnh, sau đó nâng dần lên những điều phức tạp hơn để con hiểu và nhanh chóng phát triển.

– Nên dùng phương pháp lặp đi lặp lại thật nhiều lần để con nhớ, bởi trẻ chậm phát triển trí não, tưởng tượng tư duy kém hơn so với những người bình thường. Ví dụ như, nếu con đánh răng, mẹ có thể chia ra việc lấy bàn chải, nặn kem, đánh răng, bên trái, bên phải, vệ sinh lưỡi,..Cứ như vậy trẻ sẽ tiếp thu nhanh hơn.

– Khi con làm tốt, làm đúng hay giúp đỡ mình cha, mẹ hãy khen ngợi và khuyến khích hành động đó, cho dù đó là 1 việc nhỏ nhất.

– Luôn gần gũi chơi cùng con, trẻ sẽ cảm nhận được tình thương yêu vô bờ bến của cha mẹ, và luôn vui vẻ cố gắng.

– Khi mà các con hoàn thành tốt một việc gì đó, cha mẹ đừng bao giờ quên là khen ngợi con và khuyến khích con, kể cả đó là việc vô cùng nhỏ.

– Nên cho con tiếp xúc, giao tiếp, gặp gỡ với người lớn tuổi để học cách chào hỏi, xưng hô, biết chơi cùng bạn.

2.  Cha mẹ phải là người kiên nhẫn nhất

Cha mẹ phải kiên nhẫn, tỉ mỉ khi hướng dẫn trẻ đặc biệt. Nếu như con có làm sai hoặc làm hỏng đồ vật gì, rơi vỡ ra sao, hãy giải thích cho con mọi hành vi không đúng, không tốt chứ đừng nên quát mắng, to tiếng hay thậm chí đánh đập con.

Ba mẹ cũng không nên bao bọc con quá kỹ mà hãy hướng dẫn, hỗ trợ trẻ làm những việc trong khả năng, vừa với sức bản thân, điều này không chỉ mang tính động viên mà còn mang đến cho con sự tự tin hơn vào bản thân mình.

Ba mẹ phải luôn đóng vai trò gương mẫu cho các con. Trong mỗi việc làm, mỗi hành động ba mẹ nên giải thích rõ ràng với con rằng mình mong muốn con làm gì, tại sao lại như vậy, sau đó nên khích lệ trẻ khi việc đó đã được hoàn thành tốt.

III. Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Có Thể Đến Trường Không?

Đa phần nhóm trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nhẹ đều có thể đến trường học được. Và bên cạnh đó, có rất nhiều trẻ đã có thể học công khai ở những trường chính quy, đó là những trường đặc biệt có giáo viên luôn hỗ trợ, quan tâm đến những nhu cầu của trẻ chậm phát triển trí tuệ.

Còn những trẻ chậm phát triển ở mức độ năng khác có thể sẽ phải đi học tại những trường dành cho trẻ em khuyết. Những nhóm trẻ này cũng có thể tự chăm sóc được bản thân mình và độc lập được trong cuộc sống. Tuy nhiên, các em vẫn gặp khó khăn lớn trong việc kết bạn, giao lưu khi trưởng thành và tìm việc làm.

Thông qua bài viết này mong rằng các bậc cha mẹ sẽ thấu hiểu con hơn và luôn bao dung, kiên nhẫn, hỗ trợ để giúp các con được điều trị sớm, mang lại kết quả tốt nhất nhé. Hiện nay, trung tâm gia sư Đăng Minh cung cấp giáo viên, gia sư dạy trẻ đặc biệt, trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển uy tín. Nếu bạn cần hỗ trợ trong việc giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ, hãy liên hệ theo hotline 0979 481 988.

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988