slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ : Lưu Ý và Cách Phòng Chữa Hiệu Quả

Rối loạn tiêu hóa tuy là bệnh thường gặp nhưng nó khiến trẻ mất nước, chán ăn lâu dài làm trẻ chậm phát triển và những hậu quả rất nghiêm trọng.

Có thể nói, trẻ phát triển nhanh hay không, nguồn dinh dưỡng có hấp thụ được nhiều hay không đều nhờ hệ tiêu hóa. Và bạn biết không, khi hệ tiêu hóa hoạt động tốt nó sẽ giúp cơ thể hấp thụ được hết chất dinh dưỡng như vậy cơ thể sẽ phát triển tốt. Ngược lại, một hệ tiêu hóa kém sẽ không hấp thụ được dinh dưỡng. Nguyên nhân gây ra hiện tượng hệ tiêu hóa hoạt động kém lại rối loạn tiêu hóa. Hãy cùng tìm hiểu rối loạn tiêu hóa là gì? biểu hiện của rối loạn tiêu hóa và cách phòng chữa hiệu quả.

I. Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ Em Là Gì?

Nói một cách dễ hiểu nhất, rối loạn tiêu hóa là hiện tượng đau bụng chính là do cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt một cách bất thường cùng với những thay đổi, khác lạ trong việc tiêu hóa, hấp thụ thức ăn. Không giống với các bệnh khác, rối loạn tiêu hóa rất thường xảy ra đặc biệt ở trẻ nhỏ khi mà hệ tiêu hóa chưa ổn định cũng như còn non nớt. Trong đời người sẽ xảy ra rất nhiều lần rối loạn tiêu hóa.

II. Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ Do Nguyên Nhân Nào?

  • Nguyên nhân được cho là chiếm tỉ lệ lớn nhất gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa là do trẻ ăn phải các thức ăn đã ôi thiu, đồ còn sống hay nguồn nước bị bẩn. Chính do hệ tiêu hóa còn non nớt nó khiến trẻ dễ bị kích ứng với các loạn thức ăn này.
  • Khi trẻ tới giai đoạn 6 tháng và bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ phải làm quen với các loại thức ăn khác, nó khiến cho hệ vi sinh vật trong đường ruột bị xáo trộn khiến thức ăn có thể không được tiêu hóa hết khiến vi khuẩn phát triển. Đây là nguyên nhân thường gây ra tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài. 
  • Một nguyên nhân cũng rất phổ biến đó là việc trẻ sử dụng kháng sinh, nhất là việc sử dụng tùy tiện không theo kê đơn thăm khám của bác sỹ. Chính kháng sinh sẽ tiêu diệt các vi sinh vật có lợi tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển.
  • Rất nhiều bậc phụ huynh vì chưa biết cách hoặc thiếu kỹ năng tìm hiểu đã cho con ăn một chế độ không hợp lý như nhiều chất béo, đường lại rất ít chất khoáng, chất xơ khiến cho hệ tiêu hóa cũng gặp phải những bất thường.
  • Bạn cũng đã biết, hệ tiêu hóa của trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện, sức đề kháng vẫn còn rất non yếu, hệ vi sinh vật có lợi chưa thể bảo vệ cho cơ thể khiến cơ thể dễ dàng bị tấn công. Đây là nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ rất dễ mắc rối loạn tiêu hóa. Bé bị ho có đờm, hắt hơi, sổ mũi nếu không vệ sinh sạch trẻ nuốt phải cũng sẽ làm hệ tiêu hóa nhiễm khuẩn.

III. Nhận Biết Rối Loạn Tiêu Hóa Như Thế Nào

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ khá dễ nhận biết thế nhưng rất nhiều ông bố, bà mẹ vẫn rất chủ quan hoặc không hề hay biết khiến cho tình trạng nặng dần rất khó chữa trị hoặc khiến trẻ mất nước nhiều. Hãy quan sát trẻ nếu có các biểu hiện dưới đây thì rất có thể trẻ đã bị rối loạn tiêu hóa.

1. Trẻ Bị Tiêu Chảy Cấp Là Biểu Hiện Rõ Nhất Khi Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Ngay khi hệ tiêu hóa của trẻ bị tấn công trẻ sẽ có hiện tượng tiêu chảy phân lỏng, một ngày trẻ sẽ đi rất nhiều lần chứ không phải 1 lần 1 ngày như bình thường. Khi bị tiêu chảy trẻ sẽ kèm theo các hiện tượng như mệt mỏi do bị mất nước, ăn kém và nôn trớ. Tác hại của rối loạn tiêu hóa thể hiện rất rõ ràng và khi bị tiêu chảy kéo dài trẻ rất dễ bị suy nhược cơ thể và có thể dẫn tới tử vong. Bạn cần chú ý phân khi trẻ đi vệ sinh, phân thường có nhầy hoặc kèm máu, trẻ sốt kèm chướng bụng.

2. Nôn Trớ Cũng Là Biểu Hiện Của Rối Loạn Tiêu Hóa

Khi các vi sinh vật có lợi trong đường ruột của trẻ bị tấn công nó sẽ khiến cho dạ dày hoạt động mất bình thường, sự co bóp không nhịp nhàng khiến thức ăn bị đẩy ra ngoài. Thế nhưng với các trẻ nhỏ dưới 1 tuổi trẻ rất hay bị nôn trớ do hệ tiêu hóa của trẻ chưa ổn định đây là nôn trớ sinh lý.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có sốt không? nếu không sốt thì đó là biểu hiện bình thường hoặc không nghiêm trọng nhưng nếu trẻ nôn kèm sốt, mệt mỏi, ngủ li bì thì đó có thể trẻ đã bị rối loạn tiêu hóa ở mức độ nặng và cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để có chuẩn đoán chính xác.

3. Táo Bón Là Hiện Tượng Của Rối Loạn Tiêu Hóa

Nhiều người lại cho rằng chỉ có tiêu chảy mới là hiện tượng của rối loạn tiêu hóa, đó là quan niệm rất sai lầm bởi khi rối loạn hệ tiêu hóa mỗi người, mỗi cơ thể lại có các biểu hiện không giống nhau. Khi trẻ đi ngoài không thường xuyên, mót đi mà không đi được, phân rắn, đau bụng cũng chính là trẻ đã bị rối loạn tiêu hóa. 

IV. Cách Phòng Tránh Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ Nhỏ

1. Cho Trẻ Bú Mẹ Hoàn Toàn Trong Ít Nhất 6 Tháng Đầu Đời Để Phòng Chống Rối Loạn Tiêu Hóa

Rất nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng trong sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển và hình thành trí não. Không chỉ vậy, sữa mẹ chứa nhiều vi chất cần thiết giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại các bệnh thông thường. Chính bởi vậy, cách phòng chống rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ tốt nhất là cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Trong trường hợp trẻ phải sử dụng sữa công thức các mẹ nên lưu ý chọn các loại sữa có chất lượng, vệ sinh bình ti đảm bảo để các vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể trẻ.

2. Luôn Đảm Bảo Vệ Sinh Sạch Sẽ Cho Trẻ

Bạn vẫn biết, rối loạn tiêu hóa có cơ hội xuất hiện do sự xâm nhập của các vi khuẩn chính bởi vậy, mấu chốt nhất là luôn giữ trẻ sạch sẽ bằng việc tắm và thay quần áo thường xuyên. Giặt khô và phơi dưới ánh nắng giúp tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn.

Với những trẻ trên 1 tuổi cần được rửa tay nhiều lần trong ngày với nước rửa tay đặc biệt sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi chơi đùa. Ngoài việc vệ sinh cơ thể bạn cần làm sạch môi trường sống quanh trẻ như giường, sàn nhà, tủ quần áo. Đả bảo thông thoáng, tránh ẩm.

3. Ăn Chín, Uống Sôi Và Có Chế Độ Ăn Hợp Lý

Hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ đặc biệt nhạy cảm với các loại thức ăn sống chính vì vậy, cách phòng chống tốt nhất là luôn đảm bảo thức ăn của trẻ được nấu chín. Đối với người mẹ cũng cần ăn chín, uống sôi để đảm bảo nguồn sữa sạch cho trẻ.

Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý là rất cần thiết. Hợp lý theo độ tuổi, hợp lý về dinh dưỡng không ăn quá nhiều đạm, chất bé, tăng cường rau xanh. Trong thời gian đầu ăn dặm cần quan sát để biết các thực phẩm không phù hợp với cơ địa trẻ….

4. Hạn Chế Việc Sử Dụng Kháng Sinh Nếu Chưa Thực Sự Cần Thiết

Kháng sinh khiến cho các vi sinh vật có lợi trong đường ruột biến mất làm hệ tiêu hóa kém đi, cách tốt nhất để phòng rối loạn tiêu hóa ở trẻ 3 tháng tuổi là hạn chế sử dụng kháng sinh nếu chưa thực sự cần thiết. Nếu có thể các bạn có thể sử dụng các loại cây, lá, cỏ thay thế vừa đảm bảo an toàn lại không làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch.

Việc sử dụng kháng sinh còn khiến trẻ có nguy cơ kháng kháng sinh nếu sử dụng không đúng. Luôn uống, mua thuốc theo đơn của bác sỹ và không tự ý sử dụng kháng sinh ở nhà tùy tiện.

5. Phòng Chống Rối Loạn Tiêu Hóa Bằng Cách Bổ Sung Men Vi Sinh

Men Vi Sinh giúp tăng cường các vi sinh vật có lợi trong đường ruột từ đó tăng hệ miễn dịch giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Việc bổ sung men vi sinh cần có sự tìm hiểu kỹ, hỏi ý kiến các chuyên gia, bác sỹ chuyên khoa, mua men ở những nơi uy tín. Cũng tùy thuộc vào thời gian và độ tuổi của trẻ nữa nhé.

6. Khám Sức Khỏe Định Kỳ Cho Trẻ

Việc khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện ra các vấn đề hay tình trạng bất thường để có cách điều trị sớm nhất, việc này giúp tăng miễn dịch từ đó hệ tiêu hóa cũng khỏe mạnh hơn. Việc khám sức khỏe định kỳ còn để xem tình hình phát triển của trẻ để có các biện pháp khắc phục nếu cần thiết.

7. Đảm Bảo Tiêm Phòng Đầy Đủ Giúp Trẻ Tăng Khả Năng Phòng Chống Rối Loạn Tiêu Hóa

Nghe có vẻ điều này khá không cần thiết khi mà việc tiêm phòng luôn được các bậc cha mẹ chú ý thế nhưng nhiều người vẫn khá thờ ở hoặc vì tiếc vài trăm nghìn mà không cho con tiêm phòng tiêu chảy cấp. Hãy đảm bảo cho con hệ thống phòng chống tốt nhất.

V. Những Lưu Ý Cha Mẹ Cần Biết Khi Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

Tuy rối loạn tiêu hóa thường không quá nghiêm trọng cũng như cách chữa trị dễ hơn các bệnh khác nhưng không phải vì thế mà các bậc cha mẹ lơ là hoặc coi thường. Những lưu ý dưới đây giúp bạn luôn tạo cho trẻ sức khỏe, hệ tiêu hóa tốt nhất:

  • Khi trẻ bị đi ngoài kèm sốt, nôn trớ cần đưa trẻ tới bác sỹ trong thời gian nhanh nhất, tránh để tình trạng kéo dài nhiều ngày bởi sẽ khiến trẻ mất nước và mất sức và mất nhiều thời gian để khôi phục.
  • Nhiều phụ huynh thường hỏi rối loạn tiêu hóa có uống sữa không? Xin thưa các bạn, rối loạn tiêu hóa là hiện tượng hệ tiêu hóa của trẻ bị tấn công, vậy nên việc trẻ uống sữa không có liên quan, ngay cả khi trẻ đang bị bạn vẫn cần cho trẻ uống sữa để bổ sung dinh dưỡng cần thiết.
  • Luôn bình tĩnh và không hoảng loạn khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa bởi đa phần trẻ nhỏ nào cũng sẽ bị 1 tới nhiều lần trong đời. Không đưa trẻ tới bác sỹ nếu chưa cần thiết bởi môi trường ở các phòng khám, bệnh viện có chứa nhiều vi khuẩn dễ dàng tấn công trẻ.
  • Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa ngoài việc đảm bảo vệ sinh bạn cần cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng chứ không phải việc hạn chế cho trẻ ăn như nhiều người vẫn làm.

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988