slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Phân Tích Bài Sóng của Xuân Quynh (Dàn Ý Phân Tích Sóng)

Hướng Dẫn Cách Lập Dàn Ý Phân Tích Bài Sóng và Bài Văn Mẫu Phân Tích Sóng của Xuân Quỳnh mới nhất 2019 tại trung tâm gia sư Đăng Minh.

Lập Dàn Ý và Bài Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Sóng

I. Lập Dàn Ý Phân Tích Bài Sóng Của Xuân Qùynh

1. Mở bài 

– Giới thiệu khái quát về tác giả Xuân Quỳnh và đặc điểm thơ của bà: một trong số những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước. Những vẫn thơ của bà luôn in đậm nét nữ tính, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên yêu đời vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường

– Giới thiệu khái quát về bài thơ Sóng: bài thơ được nữ thi sĩ sáng tác năm 1967 trong chuyến công tác thực tế ở vùng biển Diên Điền (Thái Bình) của bà, là một trong số những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân Quỳnh khi viết về tình yêu.

2. Thân bài

a. Sóng và em – hai hình tượng xuyên suốt bài thơ

– Hai hình ảnh này lúc tách bạch, lúc lại hòa quyện vào nhau và có thể nói chúng chính là sự phân thân của chính chủ thể trữ tình.

– Trong nhịp điệu của sóng, từng dòng cảm xúc, những cung bậc tình cảm khác nhau của “em”, của chủ thể trữ tình cứ thế tuôn trào ra trên từng con chữ.

b. Hai khổ thơ đầu: Nhận thức về tình yêu của nhân vật trữ tình thông qua hình tượng sóng

– Mượn hình tượng sóng để diễn tả những cung bậc cảm xúc phong phú, phức tạp của người phụ nữ trong tình yêu: đặt liên từ “và” giữa hai vế câu đối lập trong việc diễn tả những trạng thái khác nhau của sóng “dữ dội” – “dịu êm”, “ồn ào” – “lặng lẽ” tác giả đã diễn tả một cách chính xác những trạng thái khác nhau của con sóng biển nhưng đằng sau ấy chính là những sắc thái cảm xúc của con người con gái khi yêu

– Quan niệm mới mẻ, táo bạo của Xuân Quỳnh về tình yêu: giống như những con sóng đang vùng vẫy tìm ra biển lớn mênh mông để thỏa sức vỗ về, người phụ nữ khi yêu cũng luôn khát khao và không ngừng kiếm tìm hạnh phúc đích thực của đời mình

– Khẳng định tình yêu là tình cảm thiêng liêng, là khát vọng muôn đời của con người.

=> Từ hình tượng con sóng Xuân Quỳnh không chỉ khám phá và biểu hiện những quy luật tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu mà bà còn khẳng định khát vọng tình yêu là khát vọng mang tính muôn đời của nhân loại.

c. Năm khổ thơ tiếp theo: những cung bậc tình cảm, trạng thái phong phú trong tình yêu

– Luôn băn khoăn đi tìm cội nguồn của tình yêu;

     + Sử dụng hàng loạt câu hỏi tu từ thể hiện rõ sự băn khoăn của nhân vật em về cội nguồn của tình yêu

     + Không thể tìm thấy câu trả lời và thốt lên lời tự thú chân thành “Em cũng không biết nữa”.

– Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ

+ Nỗi nhớ vượt thời gian

Con sóng dưới lòng sâu

(…) Cả trong mơ còn thức

+ Nỗi nhớ bao trùm cả không gian

Dẫu xuôi về phương Bắc

(…) Hướng về anh một phương

– Lòng thủy chung son sắt trong tình yêu

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương

Ở ngoài kia đại dương

(…) Dù muôn vàn cách trở

=> Năm khổ thơ trên giúp chúng ta nhận thức sâu sắc về những cung bậc cảm xúc, những trạng thái tình cảm khác nhau trong tình yêu của người phụ nữ. Đồng thời, qua đó cũng giúp chúng ta thấy được cách thể hiện nỗi nhớ mới mẻ, độc đáo của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh.

d. Hai khổ thơ cuối: Nỗi lo âu trăn trở về tình yêu và khát vọng sống hết mình trong tình yêu

– Lo âu, trăn trở về sự vô hạn của không gian, sự chảy trôi của thời gian và sự hữu hạn của đời người.

– Khao khát được sống hết mình, được dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu và để hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời.

3. Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: trên cơ sở khám phá sự tương đồng giữa hình tượng sóng và em, cùng cách sử dụng thể thơ năm chữ ngắn gọn, linh hoạt đã diễn tả một cách chân thực những cung bậc tình cảm, cảm xúc phong phú của người phụ nữ khi yêu.

– Bài thơ cũng thể hiện rõ phong cách thơ Xuân Quỳnh và cho chúng ta thấy những quan niệm mới mẻ về tình yêu của bà.

II. Bài Văn Mẫu Phân Tích Sóng – Xuân Quỳnh

1. Mở bài phân tích Sóng

Xuân Quỳnh là một trong số những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước. Những vẫn thơ của bà luôn in đậm nét nữ tính, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên yêu đời vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường. Bài thơ được nữ thi sĩ sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diên Điền (Thái Bình), Sóng là một trong số những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của Xuân Quỳnh khi viết về tình yêu.

2. Thân bài

     Xuyên suốt bài thơ Sóng là hai hình tượng sóng và em. Hai hình ảnh này lúc tách bạch, lúc lại hòa quyện vào nhau và có thể nói chúng chính là sự phân thân của chính chủ thể trữ tình. Và để rồi, trong nhịp điệu của sóng, từng dòng cảm xúc, những cung bậc tình cảm khác nhau của “em”, của chủ thể trữ tình cứ thế tuôn trào ra trên từng con chữ.

     Hai khổ thơ mở đầu bài thơ chính là sự tự nhận thức về tình yêu của chủ thể trữ tình thông qua hình tượng sóng

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

     Hai câu thơ với cách tổ chức từ độc đáo, đặt liên từ “và” giữa hai vế câu đối lập trong việc diễn tả những trạng thái khác nhau của sóng, đó là “dữ dội” – “dịu êm”, đó là “ồn ào” – “lặng lẽ” tác giả đã diễn tả một cách chính xác những trạng thái khác nhau của con sóng biển nhưng đằng sau ấy chính là những sắc thái cảm xúc của con người con gái khi yêu – khi mãnh liệt, nồng nàn khi lại nhẹ nhàng sâu lắng. Nhưng dường như sức nặng của hai câu thơ đang dồn về cuối câu với sắc thái nhẹ nhàng, “dịu êm”, “lặng lẽ” của những con sóng hay phải chăng tác giả đang muốn khẳng định vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ khi yêu. Và dù trong tình yêu, họ thất thường là thế, nhưng cũng giống như những con sóng đang vùng vẫy tìm ra biển lớn mênh mông để thỏa sức vỗ về, người phụ nữ khi yêu cũng luôn khát khao và không ngừng kiếm tìm hạnh phúc đích thực của đời mình. Đó cũng chính là quan niệm tình yêu mới mẻ, táo bạo mà nữ thi sĩ muốn gửi tới bạn đọc

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể.

     Và không chỉ khao khát kiếm tìm một tình yêu đích thực mà nỗi khát vọng tình yêu vẫn luôn thường trực trong trái tim mỗi người;

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

     Những con sóng biển ngoài kia, dù năm tháng có trôi đi, dù là hiện tại, quá khứ hay tương lai thì vẫn luôn tồn tại một quy luật tự nhiên, vẫn ồn ào, vẫn dữ dội, vẫn dịu êm và vẫn lặng lẽ ấy. Mượn quy luật ngàn đời ấy của sóng biển, Xuân Quỳnh đã diễn tả một quy luật trong tình yêu đó chính là tình yêu là khát khao cháy bỏng luôn tồn tại trong mỗi người. Để rồi, khi đọc đến đây ta không thể không nhớ tới hai câu thơ của nhà thơ tình Xuân Diệu:

Làm sao sống được mà không yêu

Không nhớ không thương một kẻ nào.

     Như vậy, trong hai khổ đầu bài thơ, từ hình tượng con sóng Xuân Quỳnh không chỉ khám phá và biểu hiện những quy luật tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu mà bà còn khẳng định khát vọng tình yêu là khát vọng mang tính muôn đời của nhân loại.

     Nếu như trong hai khổ thơ đầu, nhà thơ mượn hình tượng sóng để nhận thức về tình yêu thì trong năm khổ thơ tiếp theo, bà đi sâu khám phá những trạng thái, cung bậc tình cảm trong tình yêu. Trước hết đó là nỗi niềm băn khoăn đi tìm và lí giải cội nguồn của tình yêu:

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về anh em

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau

     Hai khổ thơ với việc sử dụng hàng loạt câu hỏi tu từ như chính lời tự vấn của nhân vật em về cội nguồn của sóng và cúng chính về cội nguồn của tình yêu. Nhưng càng cố đi sâu kiếm tìm, lí giải nguồn gốc ấy, chủ thể trữ tình càng rơi  vào trạng thái trống rỗng, không thể tìm thấy câu trả lời và để rồi phải tự mình thốt lên một lời tự thú đầy chân thành nhưng cũng đầy bối rối “Em cũng không biết nữa”. Nhưng dù không thể biết cội nguồn của tình yêu là nơi đâu song có một điều mà thi sĩ, mà em hiểu rõ đó chính là tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ, mỗi nỗi nhớ da diết, cồn cào và cháy bỏng:

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt đất

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

     Mượn quy luật tự nhiên của sóng, vượt thời gian để tồn tại trong lòng biển và vỗ về vào bờ, tác giả đã diễn tả chân thực và sâu sắc nỗi nhớ của em.  Đó là một nỗi nhớ cồn cào, da diết, khắc khoải, triền miên trong em. Dường như ở đây, hình tượng sóng và em đã song hành cùng nhau, cộng hưởng vào nhau để diễn tả chính xác nỗi nhớ của em, của chủ thế trữ tình – nỗi nhớ vượt thời gian. Thêm vào đó, nỗi nhớ ấy không chỉ vượt thời gian mà còn bao trùm cả không gian vũ trụ bao la rộng lớn và xét đến cùng nỗi nhớ ấy, tình yêu ấy gắn chặt với tấm lòng thủy chung, son sắt của em.

Dẫu xuôi về phương Bắc

Hay ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh một phương

     Dường như, trong nỗi lòng của em, dù xa xôi cách trở nhưng trong lòng em, anh vẫn là một phương – một điểm đến mà em không bao giờ thôi nhớ, thôi nghĩ về. Nỗi nhớ ấy như vượt cả thời gian và tràn ngập cả không gian. Nhưng đặc biệt hơn, tác giả còn mượn quy luật của sóng, luôn vỗ vào bờ để khẳng định lời thề thủy chung son sắt của em

Ở ngoài kia đại dương

Muôn ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vàn cách trở

     Như vậy, năm khổ thơ trên giúp chúng ta nhận thức sâu sắc về những cung bậc cảm xúc, những trạng thái tình cảm khác nhau trong tình yêu của người phụ nữ. Đồng thời, qua đó cũng giúp chúng ta thấy được cách thể hiện nỗi nhớ mới mẻ, độc đáo của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh.

     Nếu ở những khổ thơ trên, tác giả đi sâu khám phá ra những quy luật và những trạng thái cảm xúc phong phú của người phụ nữ trong tình yêu thì đến hai khổ thơ cuối cùng của bài thơ tác giả thể hiện nỗi lo âu trăn trở về tình yêu và khát vọng sống hết mình trong tình yêu của chủ thể trữ tình. Cũng giống như Xuân Diệu, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh cũng ý thức được sâu sắc về sự mênh mông của đời người, sự chảy trôi của thời gian và sự hữu hạn của đời người nên bà không thể không lo âu, trăn trở, nghĩ suy.

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

     Và có lẽ, càng lo âu, càng trăn trở về sự ngắn ngủi, hữu hạn của đời người, bà càng khao khát được sống hết mình, được cháy hết mình trong tình yêu:

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

     “Làm sao được tan ra” là một câu hỏi tu từ, là lời thơ thắm thiết chân thành của nhân vật trữ tình trước khao khát được sống hết mình, được dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu và để hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời.

3. Kết bài

     Tóm lại, bài thơ trên cơ sở khám phá sự tương đồng giữa hình tượng sóng và em, cùng cách sử dụng thể thơ năm chữ ngắn gọn, linh hoạt đã diễn tả một cách chân thực những cung bậc tình cảm, cảm xúc phong phú của người phụ nữ khi yêu. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện rõ phong cách thơ Xuân Quỳnh và cho chúng ta thấy những quan niệm mới mẻ về tình yêu của bà.

___HẾT___

 

Bài viết “Phân tích bài Sóng” mà trung tâm vừa mới hoàn thành hi vọng sẽ cung cấp thêm cho các em một nguồn tài liệu bổ ích trong quá trình học tập và ôn luyện tác phẩm. Tuy nhiên, các em không nên sao chép vào các bài viết của mình. Nếu thấy bài viết hay, các em hãy nhớ like và share nhé. Cảm ơn các em!

 

Từ khóa tìm kiếm nhiều :

phân tích sóng

dàn ý phân tích bài sóng

dàn ý phân tích bài thơ sóng

dàn ý phân tích sóng

dàn ý bài thơ sóng

phân tích bài sóng dàn ý

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988