slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Lập Dàn Ý và Bài Văn Mẫu Phân Tích Nhật Vật Mị mới nhất 2021

Bài Viết Hướng Dẫn Lập Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Mị và Bài Văn Mẫu Phân Tích Mị Trong Tác Phẩm “Vộ Chồng A Phủ”. Cùng tham khảo nhé!

Lập Dàn Ý và Bài Văn Mẫu Phân Tích Nhật Vật Mị mới nhất 2019

I. Hướng Dẫn Lập Dàn Ý Phân Tích Nhân Vật Mị

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Tô Hoài

– Giới thiệu về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ

– Giới thiệu khái quát về nhân vật Mị

2. Thân bài

a)    Mị vốn là một cô gái Mèo xinh đẹp, tài năng và có đời sống tâm hồn phong phú

– Mị – một cô gái trẻ, đẹp: “trai đến đứng nhẵn cả vách đầu buồng Mị”, “có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”.

– Tài năng: tài thổi sáo “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”

– Tấm lòng hiếu thảo: câu nói của Mị với cha, Mị nhiều lần nghĩ đến việc ăn lá ngón tự tử nhưng vì nghĩ đến cha cô lại từ bỏ

b)    Mị có số phận bi thảm khi trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra.

– Mị chính là nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi vốn tồn tại từ ngàn đời

– Mị bị hành hạ về mặt thể xác

     + Mị trở thành cỗ máy lao động không biết mệt, không biết nghỉ

     + Mị bị đánh đập tàn nhẫn

– Mị bị đầu độc, nhục mạ tinh thần

     + Cúng trình ma – bị ràng buộc bởi sự hù dọa của thế lực thần quyền

     + Sống trong một căn buồng kín mít – cuộc sống tù túng

     + Vô tầm, dửng dửng, thờ ơ với nỗi đau của người khác

c)     Sức sống mãnh liệt trong Mị

– Diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân

     + Nghe tiếng sáo và những âm thanh trong không gian xung quanh

     + Nhẩm thầm lời bài hát

     + Mị uống rượu để quên đi nỗi tủi nhục của mình

     + Tâm hồn Mị hồi sinh và kí ức sống dậy: những kỉ niệm tuổi trẻ, , khát khao yêu thương trong Mị ùa về và Mị ý thức sâu sắc về thân phận tủi nhục, cay đắng

     + Mị muốn được đi chơi, Mị sửa soạn đi chơi

     + A Sử trói đứng Mị trong đêm tối. A Sử đã trói Mị, trói thể xác của Mị nhưng không thể trói được tâm hồn Mị

– Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ

     + Lúc đầu, Mị dửng dưng với A Phủ

     + Nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ: thương A Phủ và thương cho mình, thấy nhà Pá Tra sao ác thế

     + Mị nảy ra ý định cắt dây cởi trói cho A Phủ, nhưng rồi Mị sợ

     + Mị quyết định cắt dây cởi trói cho A Phủ và hai người chạy trốn khỏi Hồng Ngài

3. Kết bài

– Khái quát về nhân vật Mị

– Qua nhân vật, giúp chúng ta hiểu hơn về tài năng và tấm lòng nhân đạo của Tô Hoài

II. Bài Văn Mẫu Phân Tích Mị Trong “Vợ Chồng A Phủ”

Bài Văn Mẫu Phân Tích Mị Trong "Vợ Chồng A Phủ"

1. Mở bài

     Tô Hoài là một trong số những nhà văn lớn, có khối lượng tác phẩm đồ sộ trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Với quan điểm nghệ thuật coi trọng sự thật đời thường cùng phong cách nghệ thuật độc đáo những tác phẩm của ông luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Đọc thiên truyện, người đọc sẽ mãi không thể nào quên hình ảnh của Mị – “con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra”.

2. Thân bài

     Trước hết, Mị là một cô gái Mèo trẻ trung, xinh đẹp, tài năng và có đời sống tâm hồn phong phú. Trước khi trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra Mị là một cô gái trẻ, đẹp, vẻ đẹp của Mị khiến bao chàng trai ao ước “trai đến đứng nhẵn cả vách đầu buồng Mị”, “có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Không chỉ đẹp ở ngoại hình, Mị còn là cô gái tài năng, có tài thổi sáo “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”. Và đặc biệt hơn cả, ở Mị ánh lên vẻ đẹp của một cô gái Mèo chăm chỉ và hết mực hiếu thảo với cha mẹ. Nét phẩm chất tốt đẹp ấy của Mị thể hiện rõ qua câu nói của nàng với cha “Con nay đã biết là nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Đồng thời, sự hiểu thảo ở Mị còn thể hiện qua việc nhiều lần cô định ăn lá ngón tự tử nhưng vì nghĩ đến cha, Mị đã từ bỏ đi cơ hội giải thoát cho chính mình. Như vậy, ở Mị hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp của người con gái – ngoại hình xinh đẹp và tâm hồn ngời sáng.

     Nhưng, Mị đã có một số phận bi thảm khi trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra. Trước hết, Mị chính là nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi vốn tồn tại từ ngàn đời, chỉ vì món nợ vàng bạc khi bố mẹ Mị cưới nhau đã vay của nhà thống lí Pá Tra mà Mị bỗng chốc trở thành con dâu gạt nợ. Mị đã trả món nợ bằng tuổi thanh, và sức lực của bản thân mình với một cuộc hôn nhân không tình yêu, không hạnh phúc. Thêm vào đó, Mị bị hành hạ tàn nhẫn về thể xác. Mị trở thành công cụ lao động, trở thành cỗ máy làm việc không biết cả thời gian, không biết nghỉ ngơi là gì nữa “Mị như một cỗ máy làm việc suốt ngày, suốt tháng, suốt năm”, “Mị tưởng mình là con trâu con ngựa. Mị nghĩ mình cũng không bằng con trâu, con ngựa…” Những lời trần thuật đượm buồn cho chúng ta thấy rõ tình cảnh của Mị, nhưng đáng thương hơn, Mị không chỉ trở thành công cụ lao động mà còn bị đánh đập tàn nhẫn – những trận đòn roi không lí do. Đó là khi Mị bị A Sử đói đúng trong đêm tình mùa xuân. Đó là Mị bị A Sử đạp vào mặt khi đang bôi thuốc cho chồng. Dường như, việc A Sử đánh Mị đã trở thành một thói quen, Mị như một thứ đồ vật để A Sử mặc sức đánh đập. Song, cuộc sống của Mị ở nhà thống lí Pá Tra không chỉ có sự hành hạ về thể xác mà còn có cả sự nhục mạ về tinh thần. Lúc mới về làm dâu, Mị bị đưa ra cũng trình ma – Mị đã bị ràng buộc bởi sự hù dọa của thế lực thần quyền. Cuộc sống của Mị ở nhà Pá Tra chỉ là một căn buồng kín mít, tối om và dường như cuộc sống ấy đã đánh mất đi của Mị tình yêu, tuổi trẻ, khát vọng, để rồi cô trở nên thờ ơ, vô tâm, dửng dưng trước nỗi đau của người khác. Như vậy, khi trở thành con dâu nhà Pá Tra, Mị đã trở thành một công cụ lao động và hoàn toàn tê liệt sức sống.

     Nhưng rồi, Mị đã thay đổi, Mị đã sống lại là chính mình và sức sống mãnh liệt trong Mị đã bừng tỉnh dậy trong đêm tình mùa xuân. Bằng ngòi bút đậm màu sắc trữ tình, tác giả đã vẽ nên bức tranh mùa xuân miền Tây Bắc thật đẹp và nổi bật lên là âm thanh của tiếng sáo – tín hiệu đặc trưng của mùa xuân Tây Bắc. Và để rồi, thiên nhiên mùa xuân ấy và đặc biệt là âm thanh tiếng sáo đã đánh thức tâm hồn Mị, làm sống dậy sức sống tiềm tàng trong Mị. Trong Mị đã có những dấu hiệu của sự thức tỉnh – “Mị nghe tiếng sáo vọng lại tha thiết bổi hổi”, Mị cảm nhận được âm thanh của cuộc sống xung quanh và lòng thổn thức, “Mị nhẩm thầm lời bài hát của người đang thổi sáo” rồi Mị uống rượu – uống để quên đi những đau khổ, tủi nhục và để nuốt đi những cay đắng vào lòng mình. Và để rồi, trong âm thanh dập dìu của tiếng sáo mùa xuân ấy, những kỉ niệm tuổi trẻ, những khát khao sống, khát khao yêu thương trong Mị lại gọi nhau ùa về và đó cũng là lúc Mị ý thức sâu sắc về thân phận tủi nhục, cay đắng của mình “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa”. Nhưng dường như tiếng sao gọi bạn yêu, khát vọng sống trong Mị đã lớn hơn tất cả mọi nỗi tủi hờn, Mị muốn được đi chơi, Mị sửa soạn để đi chơi nhưng khát khao ấy của Mị đã không thể thực hiện được – A Sử về và trói đứng Mị trong đêm tối. A Sử đã trói Mị, trói thể xác của Mị nhưng không thể trói được tâm hồn Mị nữa rồi “Mị đứng im lặng như không biết mình bị trói (…) Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi”. Như vậy, trong Mị đã có dấu hiệu của sự thức tỉnh, sự sống lại của khát khao yêu thương, nhưng có lẽ sức sống tiềm tàng của Mị thể hiện rõ qua chi tiết Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ. Lúc đầu, Mị hoàn toàn dửng dưng với A Phủ bởi với Mị việc này trong nhà Pá Tra đâu có gì lạ đâu. Nhưng rồi khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ trên gò má, Mị thấy thương A Phủ, thương cho cả chính mình và thấy nhà Pá Tra sao ác thế. Và để rồi, Mị nảy ra ý định cắt dây cởi trói cho A Phủ, nhưng rồi Mị sợ, có chút gì đấy do dự trong cô. Nhưng đến cuối cùng, lòng thương người, thương mình đã chiến thắng tất cả nỗi sợ hãi, cô cắt dây cho A Phủ và hai người chạy trốn khỏi Hồng Ngài. Hành động ấy của Mị đã chứng minh cho sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng, ý thức phản kháng vốn vẫn luôn tồn tại trong cô.

3. Kết bài

     Tóm lại, Mị là nhân vật tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội xưa. Đồng thời, qua nhân vật Mị cũng giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về phong cách nghệ thuật, quan điểm sáng tác, tài năng và tấm lòng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài đối với những người lao động nghèo.

___ HẾT ___

 

 

Trên đây là bài viết “Phân tích nhân vật Mị” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Hi vọng bài viết sẽ là một nguồn tài liệu để các em tìm hiểu tác phẩm, song các em không nên sao chép nội dung vào các bài viết của mình. Nếu thấy bài viết hay, các em nhớ like và share nhé. Cảm ơn các em!

Bình Luận Facebook

bình luận

3/5 - (1 bình chọn)

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ




Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988