slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Văn Mẫu và Dàn ý phân tích “Lưu biệt khi xuất dương”

 

  • Dàn ý bài viết phân tích “Lưu biệt khi xuất dương”
  • Mở bài

 

  • Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Phan Bội Châu (đặc điểm tiểu sử, con người, cuộc đời, các sáng tác tiêu biểu,…)
  • Giới thiệu những nét khái quát về bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” (hoàn cảnh ra đời, cảm hứng chủ đạo, chủ đề, đề tài, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)

 

  • Thân bài
  • Quan niệm mới mẻ về chí làm trai và sự tự ý thức của một cái tôi tràn đầy trách nhiệm

 

  • Câu 1 và câu 2:
  • Phan Bội Châu đã đề cập đến quan niệm chí làm trai như một mô típ thường thấy trong các tác phẩm văn học trung đại song ở ông ta vẫn thấy có những nét mới, nét độc đáo riêng.
  • Làm trai phải là con người của vũ trụ, đứng trong trời đất và làm chủ vũ trụ.
  • Câu 3 và câu 4:
  • Thể hiện một cái tôi tràn đầy trách nhiệm của nhà thơ: thấy việc không thể không làm, không thể ỷ lại cho người khác mà phải tự mình hành động.
  • Phan Bội Châu đã thổi vào chí làm trai xưa một luồng khí tinh thần của thời đại và giấc mộng công danh luôn dựa trên hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh xã hội. 

 

  • Quan niệm táo bạo, mới mẻ về lẽ sống chết và thái độ đối với sách vở Thánh Hiền

 

  • Phan Bội Châu đã diễn tả nỗi đau đớn khôn nguôi trước hiện thực đang phơi bày trước mắt – “non sông đã chết”. 
  • Sự tự ý thức trước tình cảnh “non sông đã chết”, đã nằm trọn trong tay giặc khi các phong trào cứu nước vào những năm đầu thế kì XX đều thất bại. 
  • Thái độ của nhà thơ đối với sách vở Thánh Hiền: sự chối bỏ sách vở Thánh Hiền, những điều xưa cũ với một thái độ quyết liệt bởi lẽ dẫu xuất thân là nhà nho, bởi trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ thì sách vở Thánh Hiền không còn phù hợp và không còn có ý nghĩa

 

  • Khát vọng lên đường đầy mãnh liệt

 

  • Với những hình ảnh thơ lớn lao, kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ “trường phong”, “Đông hải”, “thiên trùng bạch lãng”, tác giả đã cho thấy khát vọng, hoài bão lớn lao và mãnh liệt của nhân vật trữ tình. 
  • Hình ảnh “nhất tề phi” là một hình ảnh thơ độc đáo, thể hiện ước muốn được hòa mình vào thiên nhiên, vũ trụ để cùng bay lên, là thái độ ra đi mạnh mẽ, dứt khoát nhưng hết sức lãng mạn và hào hùng, kì vĩ. 
  • Tâm thế lên đường ấy bắt nguồn từ chính tình yêu nước nồng nàn, cháy bỏng và từ bầu nhiệt huyết sục sôi mà người anh hùng Phan Bội Châu luôn mang bên mình.

 

  • Kết bài

 

Khái quát lại những đặc điểm độc đáo, đặc sắc về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” và nêu cảm nhận của bản thân. 

 

  • Bài viết phân tích “Lưu biệt khi xuất dương”
  • Mở bài

 

Phan Bội Châu là một nhà yêu nước, suốt cuộc đời mang trong mình nỗi lo lắng khôn nguôi cho dân, cho nước. Là người khơi nguồn cho dòng thơ văn chính trị, Phan Bội Châu luôn có ý thức dùng thơ văn làm vũ khí chiến đấu, tuyên truyền, thức tỉnh nhân dân để cứu dân cứu nước và có lẽ bởi vậy, những sáng tác của ông luôn mang trong nó âm hưởng kích thích, khiến người đọc không thể nào đứng yên. Bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” – ra đời vào năm 1905, trước lúc ông lên đường sang Nhật Bản là một minh chứng tiêu biểu nhất cho điều đó. 

 

  • Thân bài

 

Bốn câu thơ mở đầu bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” tác giả Phan Bội Châu đã thể hiện một cách rõ nét quan niệm mới mẻ về chí làm trai và sự tự ý thức của một cái tôi tràn đầy trách nhiệm. 

Sinh vi nam tử yếu hi kì,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.

(Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời)

Hai câu thơ đã đề cập tới quan niệm về chí làm trai – một phạm trù của Nho giáo. Trước Phan Bội Châu, nhiều nhà nho ưu tú như Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ,… cũng đã đề cập đến chí làm trai, về vai trò, trách nhiệm và bổn phận của kẻ làm trai. Có thể thấy, Phan Bội Châu đã đề cập đến quan niệm chí làm trai như một mô típ thường thấy trong các tác phẩm văn học trung đại song ở ông ta vẫn thấy có những nét mới, nét độc đáo riêng. Với Phan Bội Châu, làm trai là “phải lạ”, phải có lí tưởng cao đẹp, không chịu bó hẹp trong khuôn khổ với những điều bình thường, mờ nhạt. Cùng với đó, ông cũng quan niệm rằng, làm trai phải là con người của vũ trụ, đứng trong trời đất và làm chủ vũ trụ. Câu thơ “Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di” vừa là một câu hỏi nhưng đồng thời đó cũng chính là câu trả lời, là lời khẳng định vai trò, vị trí của mình giữa vũ trụ bao la rộng lớn, đó là vai trò làm chủ, không để trời đất chuyển dời mình. Lời khẳng định ấy đã thể hiện khát vọng làm những chuyện phi thường, những chuyện kinh thiên động địa, những điều lớn lao.

Hai câu tiếp theo của bài thơ đã tiếp tục làm rõ quan niệm đó, đặc biệt cho thấy rõ sự tự ý thức của một cái tôi tràn đầy trách nhiệm.

Ư bách niên trung tu hữu ngã,

Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy.

(Trong khoảng trăm năm cần có tớ,

Sau này muôn thuở, há không ai?)

Hai câu thơ đã thể hiện đậm nét một cái tôi tràn đầy trách nhiệm của nhà thơ: thấy việc không thể không làm, không thể ỷ lại cho người khác mà phải tự mình hành động. Và hơn thế nữa,ông đã thổi vào chí làm trai xưa một luồng khí tinh thần của thời đại. Nếu trước đây, các bậc tiền bối đã nhìn lịch sử như một vòng chu chuyển khép kín, giấc mộng công danh ít gắn liền với thực tế thì nay, với Phan Bội Châu, ông thấy rõ lịch sử là một dòng chảy dài liên tục với sự tham gia của nhiều thế hệ và vì thế giấc mộng công danh luôn dựa trên hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh xã hội. Có thể thấy, đây chính là một điểm mới của Phan Bội Châu trong quan niệm về chí làm trai. Như vậy, bốn câu đầu bài thơ với giọng thơ khảng khái, tự tin đã diễn tả một cách chân thực hình tượng một cái tôi tự tin, khí lực dồi dào và luôn khao khát những điều lớn lao trong việc cứu nước.

Nếu bốn câu đầu bài thơ nghiêng về nói lẽ thường của đấng nam nhi, của chí làm trai thì trong câu 5 và câu 6 của bài thơ, tác giả đã thể hiện quan niệm mới mẻ, táo bạo về lẽ sống cũng như thái độ đối với sách vở Thánh Hiền.

Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,

Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si!

(Non sông đã chết, sống thêm nhục,

Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!)

Với câu thơ giàu sức lay động lòng người, Phan Bội Châu đã diễn tả nỗi đau đớn khôn nguôi trước hiện thực đang phơi bày trước mắt – “non sông đã chết”. Và hơn thế nữa, đó còn là sự tự ý thức trước tình cảnh “non sông đã chết”, đã nằm trọn trong tay giặc khi các phong trào cứu nước vào những năm đầu thế kì XX đều thất bại. Đồng thời, hai câu thơ cũng cho thấy thái độ của nhà thơ đối với sách vở Thánh Hiền trước thực trạng của đất nước ở thời điểm lúc bấy giờ. Thái độ của chủ thế trữ tình chính là sự chối bỏ sách vở Thánh Hiền, những điều xưa cũ với một thái độ quyết liệt bởi lẽ dẫu xuất thân là nhà nho, xuất thân từ cửa Khổng sân đình nhưng hơn ai hết Phan Bội Châu thấy rõ trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ thì sách vở Thánh Hiền không còn phù hợp và không còn có ý nghĩa. Như vậy, hai câu thơ đã thể hiện tư tưởng mới mẻ, táo bạo và cách tân của Phan Bội Châu.

Và để rồi, hai câu thơ khép lại bài thơ chính là khát vọng lên đường mạnh liệt và tràn đầy quyết tâm của Phan Bội Châu.

Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

(Muốn vượt bể Đông theo cánh gió

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.)

Với những hình ảnh thơ lớn lao, kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ “trường phong”, “Đông hải”, “thiên trùng bạch lãng”, tác giả đã cho thấy khát vọng, hoài bão lớn lao và mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Khát vọng ấy chính là khát vọng lên đường, khát vọng ra đi để kiếm tìm con đường mới cho đất nước. Đặc biệt, hình ảnh “nhất tề phi” là một hình ảnh thơ độc đáo, thể hiện ước muốn được hòa mình vào thiên nhiên, vũ trụ để cùng bay lên. Ước mơ ấy xét đến cùng chính là khát vọng lớn, là thái độ ra đi mạnh mẽ, dứt khoát nhưng hết sức lãng mạn và hào hùng, kì vĩ. Tâm thế lên đường ấy của chủ thế trữ tình bắt nguồn từ chính tình yêu nước nồng nàn, cháy bỏng và từ bầu nhiệt huyết sục sôi mà người anh hùng Phan Bội Châu luôn mang bên mình.

 

  • Kết bài

 

Tóm lại, với thể thơ thất ngôn bát cú cùng những hình ảnh thơ độc đáo, mang tầm vóc của thiên nhiên, vũ trụ, “Lưu biệt khi xuất dương” của Phan Bội Châu đã cho thấy những quan niệm tư tưởng mới mẻ cùng khát vọng lên đường mãnh liệt, cháy bỏng của nhà thơ. 

 

Cảm ơn các em đã tìm đọc bài viết “Phân tích bài thơ Lưu biệt khi xuất dương” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Với bài viết này, trung tâm hi vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình học tập, ôn luyện nhưng các em đừng coppy chúng vào các bài làm của mình nhé. Các em nhớ like và share bài viết này nha!

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ




Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988