Trang chủ » Cẩm Nang Học Tập »
Nội dung bài viết
1. Về phía ta:
Thắng lợi của quân dân ta trong cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) đã đập tan cố gắng quân sự cao nhất và cũng là cố gắng cuối cùng của thực dân Pháp và sự giúp sức của đế quốc Mĩ. Thắng lợi đó giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh và tạo cơ sở thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến.
2. Về phía địch:
Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương trở thành gánh nặng kinh tế và xã hội đối với nước Pháp. Họ muốn dẫn tới một giải pháp thương lượng trên thế mạnh, vì vậy đã quyết định tranh thủ viện trợ từ phía Mỹ nhằm thực hiện kế hoạch quân sự Nava với hy vọng tìm lối thoát trong danh dự. Nhưng nỗ lực cuối cùng này cũng bị thất bại sau khi thất thủ ở Điện Biên Phủ (7-5-1954).
2. Về mặt quốc tế:
Nguyện vọng của nhân dân toàn thế giới là hoà bình. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), thực chất là một cuộc đọ sức giữa hai phe, đi đến kết thúc mà không phân thắng bại. Xu thế hoà hoãn đã bắt đầu xuất hiện trong quan hệ quốc tế. Vào tháng 1-1954, Hội nghị Ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh và Pháp ở Béclin thoả thuận việc triệu tập một Hội nghị quốc tế để giải quyết vấn đề chia cắt ở Triều Tiên và chấm dứt chiến tranh, lập lại nền hoà bình ở Đông Dương.
Căn cứ vào điều kiện của cuộc kháng chiến cũng như so sánh lực lượng giữa ta với thực dân Pháp và xu thế chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng hòa bình, Việt Nam đã ký kết hiệp định Giơnevơ ngày 21/7/1954.
– Các nước tham dự Hội nghị cam kết rằng tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia : độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước này.
– Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn lãnh thổ Đông Dương.
– Các bên tham chiến tiến hành cuộc tập kết, chuyển quân và chuyển giao khu vực.
+ Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam cùng quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.
+ Đối với lực lượng kháng chiến Lào, tập kết ở Sầm Nưa và Phong xa lì.
+ Đối với Campuchia, lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ, không có vùng tập kết.
– Cấm việc đưa quân đội nhân viên quân sự và vũ khí nước ngoài vào ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia). Các nước Đông Dương không được tham gia khối liên minh quân sự nào và không để các nước dùng lãnh thổ của mình vào việc gây chiến tranh hoặc phục vụ mục đích xâm lược.
– Việt Nam tiến tới thống nhất đất nước bằng cuộc tổng tuyển cử trong cả nước tổ chức (7-1956), dưới sự kiểm soát và giám sát của một Uỷ ban quốc tế gồm các nước : Ấn Độ, Ba Lan, Canada và do Ấn Độ làm Chủ tịch.
– Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục sau họ.
– Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận những quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương và được các cường quốc cùng các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng quyền dân tộc.
– Cùng với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, buộc thực dân Pháp phải rút hết quân đội về nước, lập lại hoà bình ở khu vực Đông Dương, làm thất bại âm mưu kéo dài mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ ở Đông Dương. Với Hiệp định này, miền Bắc nước ta được giải phóng hoàn toàn, đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc trở thành hậu phương lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam.
– Với việc kí Hiệp định Giơnevơ, thể hiện sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chính phủ ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị và ngoại giao. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh ngoại giao của ta sau này.
– Hiệp định đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn còn phải tiếp tục nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Từ năm 1974,Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa và sau đó chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngày 1/5/2014, Trung Quốc cho giàn khoan HD-981 và các tàu bảo vệ hoạt động toàn vẹn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hoạt động giàn khoan và các tàu bảo vệ của Trung Quốc đã vi phạm rất nghiêm trọng về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam được quy định bởi Công ước Liên hợp quốc Luật biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông năm 2002 (DOC). Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý, chứng cứ lịch sử xác thực để khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa; quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình ở biển Đông.
– Vận dụng bài học :
+ Tập hợp và tổ chức đoàn kết lực lượng cách mạng trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, tạo nên sức mạnh toàn dân, phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù rồi tiến lên đánh bại chúng.
+ Kiên trì đấu tranh ngoại giao và tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế.
Trên cơ sở Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC), Việt nam đoàn kết với các nước trong khu vực Đông Nam Á và quốc tế, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, làm sáng tỏ tình chính nghĩa của nhân dân ta vạch trần hành vi vi phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc thông qua đó cô lập và làm thất bại hành động của chúng.
Cảm ơn các bạn đã đọc và tìm hiểu về nội dung “Hiệp Định GIƠ-NE-VƠ : Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa lịch sử” chúng tôi cung cấp. Nhớ nhấn theo dõi page bật thông báo để được thông báo nhanh nhất về bài viết mới đầy thú vị và bổ ích nhé.
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm