slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Dàn ý nghị luận bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ

  1. Dàn ý nghị luận bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
  2. Mở bài

Giới thiệu bài thơ cần nghị luận: “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải

  1. Thân bài
  2. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm

– Tác giả: Thanh Hải là nhà thơ thường viết về thiên nhiên và lòng yêu cuộc sống.

– Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm được sáng tác vào mùa đông năm 1980, khi đất nước thống nhất và còn đang đối mặt với nhiều thách thức đổi mới. Bài thơ được sáng tác trước khi nhà thơ qua đời một tháng, là tâm niệm chân thành được gửi lại với đời của nhà thơ.

  1. Khổ 1: Mùa xuân của thiên nhiên đất trời

– Hình ảnh giản dị về mùa xuân trong tưởng tượng:

+ Không gian: cao của bầu trời, dài rộng của dòng sông xanh.

+ Màu sắc: sắc xanh của dòng sông, sắc tím của loài hoa.

+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện,… –

-> Xuân hài hòa, đẹp đẽ đủ thanh âm và sắc màu.

– Từ gọi đáp: “ơi” và từ để hỏi “hót chi”: bộc lộc cảm xúc dâng trào trước mùa xuân thật đẹp.

– Hành động “hứng”: thái độ khao khát đón nhận cái đẹp đẽ, tinh túy của mùa xuân.

  1. Khổ 2: Mùa xuân của nước nhà

– Hình ảnh đối lập: “người cầm súng”: tiền tuyến chiến đấu bảo vệ độc lập cho dân tộc

 >< “người ra đồng”: hậu phương ra sức hỗ trợ tiền tuyến.

– “lộc”: mầm non -> vừa là thành quả lao động của hậu phương trên ruộng nương, vừa lá ngụy trang của những người lính.

– Điệp ngữ “Tất cả”: tạo nhịp hối hả cho bước đi lên của đất nước.

– Từ láy: “hối hả”, “xôn xao”: tạo giọng reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của mọi người, mọi nhà.

  1. Khổ 3: Mùa xuân của con người

– Gợi nhắc về trang sử bốn nghìn năm chống giặc ngoại xâm.

– Hình ảnh so sánh đặc sắc: “Đất nước như vì sao” -> Ví đất nước với những hình ảnh kì vĩ

-> Khẳng định sự đi lên, tiến lên của đất nước.

  1. Khổ 4,5: Ước nguyện của nhà thơ

– Mong muốn làm những vật bình thường, giản dị: cành hoa, con chim, nốt trầm -> Tâm nguyện hiến dâng tuổi trẻ của mình cho dân tộc.

– “Ta”: khẳng định tâm nguyện không chỉ của riêng nhà thơ mà còn của nhiều người.

– Từ láy “lặng lẽ”: thể hiện mong ước cống hiến thầm lặng.

  1. Khổ 6: Lời ngợi ca quê hương qua làn điệu Huế

– “Mùa xuân ta xin hát”: mở ra niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

– Khúc dân ca xứ Huế cuối bài tạo sự ngân nga mãi những giai điệu mùa xuân.

  1. Kết bài

Khẳng định vẻ đẹp, giá trị của bài thơ.

  1. Nghị Luận Bài Thơ “Mùa Xuân Nho Nhỏ”
  2. Mở bài

             Không phải ngẫu nhiên mà mùa xuân lại là mảnh đất mầu mỡ được bao văn nhân nghệ sĩ lựa chọn đi vào những tác phẩm. Xuân ấm nồng hơi thở đất trời, xuân rạo rực sức sống, xuân đem đến cho người ta những hi vọng và ước mong mới. Thanh Hải cũng không nằm ngoài những xúc cảm đó. Ông viết “Mùa xuân nho nhỏ” vừa ca ngợi sắc cảnh quê hương, vừa truyền tải những triết lí sâu sắc như trong thơ ông vẫn có.

  1. Thân bài

             Ngòi bút Thanh Hải thường tập trung viết về thiên nhiên và lòng yêu cuộc sống. Bài thơ được sáng tác vào mùa đông năm 1980, khi đất nước vừa thống nhất và đang trên đường khôi phục lại những mất mát mà chiến tranh để lại. Những thách thức đổi mới đặt ra khiến trái tim yêu nước của Thanh Hải không thể nguôi nghĩ về trách nhiệm của bản thân. Bài thơ được viết ra vào những năm tháng cuối đời của nhà thơ, trước khi nhà thơ ra đời chỉ vỏn vẹn một tháng nên tất thảy những suy tư trăn trở đã được truyền lại hết vào câu chữ, gửi những chiêm nghiệm quý báu lại với đời tươi.

             Mở đầu bài thơ là sáu câu mở ra một khung cảnh giản dị của mùa xuân đất trời nơi Huế mộng Huế mơ:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc”

Động từ “mọc” đảo lên nhấn mạnh cảm giác thích thú, bất ngờ của tác giả. Không bất ngờ sao được khi mở ra trước mắt là cả một mùa xuân đầy đủ cả thanh âm và màu sắc: có không gian cao của bầu trời, dài rộng của dòng sông; có sắc xanh của dòng sông, sắc tím của hoa; có cả tiếng chim chiền chiện hót vang,… Bên dòng sông ấy, nở ra cả một khoảng trời xuân của đất nước. Chợt nghĩ tới dòng sông của Nguyễn Duy, lại mở ra cả một khoảng trời ấu thơ:

“Tôi trong suốt giữa đôi bờ hư – thực

giữa bà tôi và tiên phật thánh thần”

(Đò lèn)

Từ gọi đáp “ơi” kết hợp với từ để hỏi “hót chi” thể hiện cảm xúc dâng trào trước bức tranh xuân đẹp của tác giả. Chim hót gọi xuân về cũng như xuân đến mời gọi người ta tận hưởng và tận hiến:

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

Hành động “đưa tay…hứng” là một cử chỉ thể hiện sự trân trọng, khao khát với những cái đẹp đẽ, tinh túy của mùa xuân. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được vận dụng một cách triệt để và tài hoa. Từ tiếng chim chiền chiện phải chăng đã thành “giọt long lanh” có hình khối rõ ràng? Sức sống mặn mà của đất nước khi vào xuân thật khiến lòng người ta rung rinh xúc động.

             Tiếp theo, từ xúc cảm về mùa xuân thiên nhiên, Thanh Hải đã nâng cao lên thành  những câu thơ khắc họa vẻ đẹp của mùa xuân nước nhà:

“Mùa xuân người cầm súng,

Lộc giắt đầy quanh lưng.

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ.”

Hai hình ảnh đối lập “người cầm súng”“người ra đồng” lại được đặt liên tiếp cạnh nhau thành sự bổ sung, hỗ trợ cho nhau. “Người cầm súng” chính là những người chiến sĩ ở tiền tuyến chiến đấu bảo vệ độc lập cho dân tộc. Hậu phương “người ra đồng” ra sức đảm bảo sức người sức của hỗ trợ cho tiền tuyến. Cấu trúc thơ song hành cũng chỉ rõ hai nhiệm vụ chiến lược được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm ấy. Hình ảnh “lộc” với nét nghĩa là những mầm non vừa là thành quả lao động của hậu phương trên ruộng nương, vừa là lá ngụy trang trên lưng của những người lính. Nhưng “lộc” còn tượng trưng cho vẻ đẹp của mùa xuân đất trời và sức sống mãnh liệt của đất nước. Điệp từ “Tất cả” ở câu thơ tiếp theo lại tạo nhịp hối hả cho bước đi lên của đất nước:

“Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao.”

Không phải một cá nhân mà là một tập thể, một dân tộc đang khẩn trương và náo nhiệt bước vào mùa xuân của đất nước. Từ láy “hối hả”, “xôn xao”góp giọng reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của mọi người, mọi nhà. Hành khúc mùa xuân của thời đại đang réo rắt khắp nẻo đường!

             Mùa xuân của đất nước song hành với mùa xuân của con người, lời gợi nhắc ân cần mà kín đáo về trang sử bốn nghìn năm chống giặc ngoại xâm được trải ra:

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.”

Hình ảnh so sánh đặc sắc ví đất nước với tinh thể vĩnh hằng, long nhanh nhất của dải ngân hà như càng khẳng định lòng yêu nước khôn nguôi của tác giả. Vì sao tuy nhỏ bé mà kiên định, một mình nó sẵn sàng đối mặt với cả trời đêm. Vì sao vàng năm cánh cũng hiên ngang tỏa sáng trong màu cờ đỏ mãi của dân tộc. Cũng như đất nước và dòng giống Lạc Hồng ta luôn sẵn sàng chống lại tất thảy các thế lực thù địch kia. Ba tiếng “cứ đi lên” tựa lời ca thể hiện ý chí, quyết tâm của cả dân tộc trong thời kì tiến hành xây dựng đất nước.

             Trước vẻ đẹp của mùa xuân, của đất nước, nhà thơ bày tỏ ước nguyện chân thành. Lời nguyện cầu hóa thân vang lên tha thiết. Mạch cảm xúc chảy theo một logic hợp lí thốt lên những ước nguyện cháy bỏng:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.”

Thanh Hải mong muốn làm những vật bình thường, giản dị: con chim đem niềm vui cho mọi người, cành hoa tô điểm cho cuộc sống, nốt trầm làm rung động lòng người. Từ “Ta” còn khẳng định tâm nguyện này không chỉ của riêng nhà thơ mà còn của nhiều người. Hơn ai hết, Thanh Hải hiểu “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu) nên ông cũng là tấm gương đi đầu trong việc cống hiến hết mình cho đất nước, từ khi trẻ khỏe “tuổi hai mươi” đến khi về già “tóc bạc”. Thậm chí đến khi sắp về với cát bụi vĩnh hằng, ông vẫn kịp để lại bài một bài thơ giá trị cho hậu thế như “Mùa xuân nho nhỏ”. Từ láy “lặng lẽ” thể hiện mong ước cống hiến thầm lặng, cũng là cách nói khiêm tốn, chân thành của cả một trái tim rộng lớn ấy.

             Tiếng hát yêu thương ở khổ cuối vang lên ca ngợi quê hương qua làn điệu xứ Huế quen thuộc bên dòng sông Hương thơ mộng, dưới ánh trăng vàng trữ tình:

“Mùa xuân ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế.”

Mở ra là lời gọi “Mùa xuân ta xin hát” gợi tới niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Điệu Nam ai, Nam bình đã nổi tiếng mấy trăm năm nay, nay lại trân trọng được dùng để khoe vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Khúc dân ca xứ Huế cuối bài tạo sự ngân nga mãi những giai điệu mùa xuân. Lời thơ trở nên dịu ngọt như chính lời những người con xứ Huế.

  1. Kết bài

             Thể thơ năm chữ đơn giản nhưng lại được Thanh Hải truyền tầng bậc các lớp ý nghĩa. “Mùa xuân nho nhỏ” lúc ngân nga, lúc réo rắt, lúc vang vọng hòa tan tình yêu quê hương vào tình yêu mùa xuân của đất trời. Phải chăng ông muốn nhắn rằng mỗi cuộc đời người là một mùa xuân? Và nếu vậy, chúng ta cần phải làm gì cho mùa xuân ấy thêm sắc thêm hương.

 

Mời các bạn đọc tài liệu Bài văn nghị luận “Mùa xuân nho nhỏ” hay và nhiều cảm xúc nhất mà trung tâm đã cố gắng biên soạn ra. Không nên sao chép để đảm bảo sự tiến bộ trong môn Văn nhé! Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ tới bạn bè nhé! Trung tâm chúc chúng mình luôn học tập thật tốt và thêm yêu quý môn Văn.

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988