Trang chủ » Cẩm Nang Học Tập »
Nội dung bài viết
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về chiếc bánh chưng
a. Nguồn gốc lịch sử, xuất xứ của bánh chưng
– Bánh chưng là một loại bánh quen thuộc, gần gũi và có từ lâu đời ở nước ta, mang những đặc trưng riêng của văn hóa Việt Nam.
– Bánh chưng là loại bánh duy nhất ở nước ta có lịch sử lâu đời trong ẩm thực của người Việt còn được nhắc lại ở sử sách cho đến tận ngày hôm nay.
– Nguồn gốc ra đời của bánh chưng gắn liền với truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”, về Lang Liêu và vua Hùng thứ sáu
b. Nguyên liệu và cách làm
– Nguyên liệu:
+ gạo nếp – một loại gạo dẻo và có vị thơm để làm vỏ bánh.
+ Nhân bánh được là sự kết hợp giữa đậu xanh, thịt lơn và dưa hành.
+ Lá chuối hoặc lá dong và lạt để gói bánh
+ Một số nguyên liệu phụ khác như tiêu, muối…
– Các bước làm bánh chưng:
+ Sơ chế, chuẩn bị nguyên liệu:
Gạo nếp phải được làm sạch sẽ và ngâm với nước để gạo được mềm và dẻo hơn.
Đậu xanh được làm sạch vỏ và được nấu chín nhuyễn với một ít muối.
Thịt lợn được cắt thành miếng nhỏ và ướp với gia vị để tạo độ thơm.
Lạt buộc cần được làm thành sợi dài và mỏng
+ Gói bánh chưng: Bánh chưng được gói bằng tay nhờ vào các khuôn bánh được làm sẵn từ trước
+ Nấu bánh chưng:
Yêu cầu khi luộc bánh phải đủ thời gian, không quá ngắn mà cũng không quá dài.
Người ta thường luộc bánh trong khoảng thời gian tám đến mười giờ, tùy vào loại gạo nếp được sử dụng
+ Sau khi bánh đã được nấu chín, người ta vớt bánh ra để nguội và như có thể sử dụng luôn.
Tùy vào khẩu vị của mỗi vùng, miền mag bánh chưng có thể thêm vào hoặc bớt đi một số nguyên liệu.
c. Cách sử dụng và vai trò, ý nghĩa của chiếc bánh chưng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt.
– Bánh chưng là nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người Việt.
– Biểu tượng cho tấm lòng biết ơn ông bà tổ tiễn và sự trân trọng những điều bình dị, tinh túy trong trời đất.
– Bánh chưng là loại bánh không thể thiếu trên bàn thờ, trong mâm cơm cúng tổ tiên mỗi dịp Tết đến xuân về.
– Bánh chưng đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu trong tâm thức của mỗi người con đất Việt.
3. Kết bài
Khái quát lại vai trò, ý nghĩa của chiếc bánh chưng và cảm nghĩ của bản thân về chiếc bánh chưng.
1. Mở bài
Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng
(Ca dao)
Câu ca dao ấy cất lên chắc hẳn sẽ gợi lên trong mỗi người dân trên đất nước Việt Nam từ già cho tới trẻ, từ trai cho tới gái hình ảnh chiếc bánh chưng – một loại bánh dân dã, quen thuộc, thân quen mà rất đỗi cao quý và ngập tràn ý nghĩa đối với mỗi người con đất Việt.
Như chúng ta đã biết, bánh chưng là một loại bánh quen thuộc, gần gũi và có từ lâu đời ở nước ta, mang những đặc trưng riêng của văn hóa Việt Nam. Có thể nói, bánh chưng là loại bánh duy nhất ở nước ta có lịch sử lâu đời trong ẩm thực của người Việt còn được nhắc lại ở sử sách cho đến tận ngày hôm nay. Nguồn gốc ra đời của bánh chưng gắn liền với truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy”, về Lang Liêu và vua Hùng thứ sáu. Chuyện kể rằng, sau khi đánh tan giặc Ân xâm lược, vì muốn chọn được người kế vị xứng đáng, vua Hùng thứ sáu đã tổ chức cuộc thi giữa các con của mình với yêu cầu ai làm cho vua cha vừa lòng, tìm được lễ vật phù hợp để dâng lên lễ tế thì sẽ được truyền ngôi cho. Trong khi các anh của mình lên rừng, xuống biển tìm kiếm bao nhiêu sơn hào hải vị, của ngon vật lạ thì Lang Liêu – người con út lại không biết nên lấy gì làm lễ vật để dâng lên vua cha vì chàng chả có gì ngoài lúa gạo. Nhưng thật may mắn thay cho chàng, chàng nằm mộng và được thần chỉ cho cách lấy gạo, đậu và thịt để làm bánh. Loại bánh chàng làm ra hình tròn thì gọi là bánh giầy tượng trưng cho trời, bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho đất. Và rồi, cuối cùng, Lang Liêu chính là người làm hài lòng vua cha, chàng được truyền ngôi và cũng kể từ đấy, bánh chưng ra đời và trở thành nét biểu tượng độc đáo trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn, quý trọng của con cháu với ông bà tổ tiên và với trời đất.
Bánh chưng là loại bánh dân dã, quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, bởi vậy nguyên liệu để làm nó cũng rất bình dị, gần gũi. Trước hết, để làm được bánh chưng không thể thiếu gạo nếp – một loại gạo dẻo và có vị thơm để làm vỏ bánh. Nhân bánh được là sự kết hợp giữa đậu xanh, thịt lợn và dưa hành. Ngoài ra, khi làm bánh cũng cần có là chuối hoặc lá dong và lạt để gói bánh cùng một số nguyên liệu phụ khác như tiêu, muối. Thông thường, để làm ra được một chiếc bánh chưng người ta cần phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và khéo léo của người làm bánh. Đầu tiên đó là công đoạn chuẩn bị nguyên liệu. Những nguyên liệu kể trên phải được sơ chế một cách kĩ càng, chu đáo. Gạo nếp phải được làm sạch sẽ và ngâm với nước để gạo được mềm và dẻo hơn. Đậu xanh được làm sạch vỏ và được nấu chín nhuyễn với một ít muối. Thịt lợn được cắt thành miếng nhỏ và ướp với gia vị để tạo độ thơm. Ngoài ra, lạt buộc cần được làm thành sợi dài và mỏng. Sau khi đã chuẩn bị nguyên liệu theo yêu cầu, người ta bắt đầu gói bánh. Bánh chưng được gói bằng tay nhờ vào các khuôn bánh được làm sẵn từ trước. Đồng thời, để làm nên một bánh chưng ngon còn yêu cầu khi luộc bánh phải đủ thời gian, không quá ngắn mà cũng không quá dài. Thông thường, người ta thường luộc bánh trong khoảng thời gian tám đến mười giờ, tùy vào loại gạo nếp được sử dụng. Sau khi bánh đã được luộc chín người ta vớt bánh ra và để nguội, như vậy là đã có một chiếc bánh chưng ngon, đẹp rồi. Thêm vào đó, tùy vào khẩu vị của mỗi vùng, miền mag bánh chưng có thể thêm vào hoặc bớt đi một số nguyên liệu.
Bánh chưng là nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Nó biểu tượng cho tấm lòng biết ơn ông bà tổ tiễn và sự trân trọng những điều bình dị, tinh túy trong trời đất. Bánh chưng là loại bánh không thể thiếu trên bàn thờ, trong mâm cơm cúng tổ tiên mỗi dịp Tết đến xuân về. Bánh chưng đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu trong tâm thức của mỗi người con đất Việt. Chắc có lẽ bởi vậy mà mỗi người con đất Việt ở xa quê, mỗi dịp Tết đến người ta vẫn cùng nhau tự gói hay mua về những chiếc bánh chưng để thờ cúng và cùng nhau thưởng thức như một cách để nhớ, để gìn giữ và lưu truyền nét đẹp văn hóa của dân tộc.
3. Kết bài
Tóm lại, bánh chưng là loại bánh cổ truyền, có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống của hàng triệu, hàng triệu người con đất Việt. Dù thời gian có trôi đi, cuộc sống của con người ngày càng phát triển và có thêm nhiều món ăn, loại bánh mới nhưng không bất cứ thứ gì có thể thay đổi được vị trí, ý nghĩa của chiếc bánh chưng trong văn hóa và trong ẩm thực của người dân Việt Nam.
___HẾT___
Trên đây là bài viết “Thuyết minh về bánh chưng ngày tết của học sinh lớp 9, 10” mà trung tâm vừa mới hoàn thiện. Trung tâm hi vọng bài viết sẽ cung cấp thêm cho các em thêm một nguồn tài liệu tham khảo khi học tập song các em không nên sao chép vào các bài viết của mình nhé. Nếu thấy bài viết hay, các em nhớ like và share nhé, Cảm ơn các em.
Từ khóa tìm kiếm nhiều :
thuyết minh về bánh chưng
thuyết minh bánh chưng
thuyết minh về bánh chưng ngày tết
thuyết minh về bánh chưng lớp 10
thuyết minh về bánh chưng ngày tết học sinh giỏi
thuyết minh về món ăn ngày tết lớp 10
thuyết minh về món bánh chưng
thuyết minh về chiếc bánh chưng ngày tết
thuyết minh về cái bánh chưng
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm