slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Bài Văn Thuyết Minh Về Chiếc Áo Dài Truyền Thống Của Việt Nam

Hướng dẫn cách lập dàn ý và bài văn mẫu thuyết minh về chiếc áo dài truyền thống của người Việt Nam. Bài văn mẫu hay nhất năm 2019

Bài Văn Thuyết Minh Về Chiếc Áo Dài Truyền Thống Của Việt Nam

I. Dàn Ý Thuyết Minh Về Chiếc Áo Dài

1. Mở bài

     Giới thiệu khái quát về chiếc áo dài Việt Nam

2. Thân bài

a. Nguồn gốc

– Xuất hiện trên những hình khắc trên những chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.

– Trang phục truyền thống của cả nam và nữ song phổ biến và thường được sử dụng nhiều hơn cả cho người phụ nữ.

– Được cách tân từ áo Ngũ thân của Việt Nam, được mặc kết hợp với quần.

– Có sự thay đổi về tên gọi và có sự cách tân để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người sử dụng.

b. Chất liệu và kết cấu

– Thường được may bằng những loại vải mềm và chủ yếu được may bằng vải lụa.

– Một chiếc áo dài Việt Nam truyền thống thường có năm bộ phận: cổ áo, thân áo, tà áo, tay áo và quần.

+ Cổ áo:

     Thường có chiều cao từ bốn đến năm xăng-ti-mét, ôm sát vào cổ của người mặc.

     Ngày nay, cổ của chiếc áo dài ít nhiều đã được cách tân, có thể là hình chữ U, hình tròn, được trang trí thêm những viên đá lấp lánh hoặc những chiếc hoa rất đẹp.

+ thân áo:

     quy ước tính từ cổ đến eo

     có một hàng khuy bấm được đính chéo từ phần cổ áo xuống ngang hông.

     Phần thân áo khi đến ngang hông được chia đôi làm hai tà – tà trước và tà sau, gọi là phần tà áo.

+ Tà áo:

     Gồm tà trước và tà sau

     Độ dài của tà trước và tà sau được thiết kế linh hoạt, để phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, nhưng thường thấy hơn cả là tà sau dài hơn tà trước và hai tà bằng nhau.

     Trên cả hai tà áo thường được thêu hoặc trang trí những hình vẽ, họa tiết

+ Tay áo

     Có thể là tay cộc, tay lỡ hoặc tay dài.

     Thường được đính đá để tăng thêm nét đẹp, quý phái cho chiếc áo.

+ Quần: Thông thường, áo dài thường được mặc kết hợp với quần.

     Thường được may bằng vải lụa mềm, có độc dài đến chấm gót chân.

     Màu sắc của chiếc quần thường đi liền với màu của áo nhưng phổ biến hơn cả là hai màu trắng và đen.

c. Ý nghĩa, vai trò, vị trí của chiếc áo dài trong đời sống sinh hoạt và văn hóa tinh thần của con người Việt Nam.

– Áo dài là loại trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam từ xưa cho đến tận hôm nay

– Nó trở thành biểu tượng cho hình ảnh ảnh người phụ nữ Việt.

– Trang phục không thể thiếu trong các cuộc thi người đẹp, cuộc thi hoa hậu và trong các cuộc thi sắc đẹp thế giới, góp phần tôn vinh cho vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, duyên dáng mà không kém phần lịch lãm, sang trọng, quý phái của người phụ nữ Việt.

– Chiếc áo dài cũng là nguồn đề tài bất tận cho thi, ca, nhạc họa với nhiều tác giả và tác phẩm nổi tiếng,

3. Kết bài

Khái quát về chiếc áo dài Việt Nam và cảm nhận của bản thân về chiếc áo dài.


Các bài văn THUYẾT MINH hay khác

II. Bài Viết Thuyết Minh Về Chiếc Áo Dài Việt Nam

1. Mở bài

     Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới đều có những trang phục truyền thống riêng, mạc nét đặc trưng độc đáo cho dân tộc của mình. Nếu khi nhắc tới đất nước Hàn Quốc người ta nhớ tới trang phục Hanbok, nhắc tới đất nước Nhật Bản người ta nhớ tới trang phục Kimono thì khi nhắc tới đất nước Việt Nam của chúng ta bạn bè thế giới sẽ nhớ ngay đến chiếc áo dài truyền thống.

2. Thân bài

     Áo dài là trang phục truyền thống, thông dụng và phổ biến trong đời sống hằng ngày của người dân Việt Nam song không phải ai cũng có thể biết chiếc áo dài có nguồn gốc từ đâu. Song đi sâu tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của chiếc áo dài chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy chiếc áo dài xuất hiện trên những hình khắc trên những chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm. Áo dài là trang phục truyền thống của cả nam và nữ song phổ biến và thường được sử dụng nhiều hơn cả cho người phụ nữ. Áo dài là loại trang phục được cách tân từ áo Ngũ thân của Việt Nam, được mặc kết hợp với quần. Trải qua các thời kì lịch sử khác nhau, áo dài cũng theo đấy có sự thay đổi về tên gọi và có sự cách tân để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người sử dụng.

     Dù trải qua nhiều lần cách tân nhưng nhìn chung, áo dài thường được may bằng những loại vải mềm và chủ yếu được may bằng vải lụa. Một chiếc áo dài Việt Nam truyền thống thường có năm bộ phận cơ bản là cổ áo, thân áo, tà áo, tay áo và quần. Cổ áo dài truyền thống thường có chiều cao từ bốn đến năm xăng-ti-mét, ôm sát vào cổ của người mặc. Tuy nhiên, ngày nay, cổ của chiếc áo dài ít nhiều đã được cách tân, nó không còn chỉ là chiếc cổ áo cao mà còn có thể là hình chữ U, hình tròn, được trang trí thêm những viên đá lấp lánh hoặc những chiếc hoa rất đẹp. Tiếp nối với phần cổ áo đó chính là phần thân áo, thân áo là phần được quy ước tính từ cổ đến eo, thông thường nó có một hàng khuy bấm được đính chéo từ phần cổ áo xuống ngang hông. Phần thân áo khi đến ngang hông được chia đôi làm hai tà – tà trước và tà sau, gọi là phần tà áo. Độ dài của tà trước và tà sau được thiết kế linh hoạt, để phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, nhưng thường thấy hơn cả là tà sau dài hơn tà trước và hai tà bằng nhau. Trên cả hai tà áo thường được thêu hoặc trang trí những hình vẽ, họa tiết rất độc đáo, sinh động, làm tăng thêm nét duyên dáng, sự tinh tế cho chiếc áo dài. Thêm vào đó, tay áo cũng là phần không thể thiếu của mỗi chiếc áo dài. Tay áo có thể là tay cộc, tay lỡ hoặc tay dài. Chúng thường được đính đá để tăng thêm nét đẹp, quý phái cho chiếc áo. Thông thường, áo dài thường được mặc với quần. Quần mặc kèm với áo dài thường được may bằng vải lụa mềm, có độc dài đến chấm gót chân. Màu sắc của chiếc quần thường đi liền với màu của áo nhưng phổ biến hơn cả là hai màu trắng và đen. Mỗi bộ phận trên chiếc áo dài giũ một vị trí rất riêng, quyện hòa vào nhau, làm nên chiếc áo dài Việt Nam với nét duyên dáng, tinh tế, điệu đà rất độc đáo mà chúng ta không thể bắt gặp ở bất cứ loại trang phục nào khác.

     Từ xa xưa đến nay, dù trải qua nhiều thời kì biến động khác nhau của lịch sử, đã có những thời kì áo dài mất đi vị trí độc tôn của mình song đến nay áo dài vẫn giữ nguyên được vai trò, vị trí và ý nghĩa của nó trong đời sống văn hóa, tinh thần của hàng triệu người dân Việt Nam. Áo dài là loại trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam từ xưa cho đến tận hôm nay, nó trở thành biểu tượng cho hình ảnh ảnh người phụ nữ Việt. Hình ảnh những cô gái Việt Nam với chiếc áo dài và nón lá đã trở thành nét biểu tượng đẹp và ngập tràn ý nghĩa mỗi khi bạn bè thế giới nhớ về đất nước, về dân tộc và con người Việt Nam. Đồng thời, hình ảnh chiếc áo dài còn là trang phục không thể thiếu trong các cuộc thi người đẹp, cuộc thi hoa hậu và trong các cuộc thi sắc đẹp thế giới. Chiếc áo dài đã góp phần tôn vinh cho vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, duyên dáng mà không kém phần lịch lãm, sang trọng, quý phái của người phụ nữ Việt. Thêm vào đó, chiếc áo dài cũng là nguồn đề tài bất tận cho thi, ca, nhạc họa với nhiều tác giả và tác phẩm nổi tiếng, để lại ấn tượng, dư ba, dư vị sâu sắc trong lòng những người con đất Việt và bạn bè trên khắp năm châu.

3. Kết bài

     Tóm lại, chiếc áo dài Việt Nam là một biểu tượng đẹp cho dân tộc Việt nói chung và cho người phụ nữ Việt Nam nói riêng. Trải qua nhiều thời kì lịch sử và sự chuyển động của thời gian nhưng không có gì có thể thay đổi được vai trò, vị trí và ý nghĩa của nó trong đời sống của người dân Việt.

___HẾT___

Cảm ơn các em đã tìm đọc bài viết “Thuyết minh về chiếc áo dài” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Trung tâm hi vọng bài viết sex giúp ích cho các em thật nhiều trong quá trình học tập, tuy nhiên các em không nên sao chép nội dung này vào các bài viết của mình. Nếu thấy bài viết này hay, các em nhớ like và share nhé!

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988