slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Trẻ Tăng Động Có Làm Đau Người Khác Không?

Trẻ tăng động có làm đau người khác không? Gia sư Đăng Minh kính mời các bậc phụ huynh theo dõi phần hỏi đáp dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

 

  1. Hỏi

 

“ Chào gia sư Đăng Minh, được biết trung tâm có tiếng trong lĩnh vực gia sư cho trẻ đặc biệt, tôi gửi email này muốn chia sẻ chút thắc mắc của mình, mong nhận được sự tư vấn từ phía trung tâm.

 

Con trai tôi 5 tuổi, được phát hiện mắc hội chứng trẻ tăng động,  và mẹ mới sinh em bé. Tôi đọc thấy rằng trẻ tăng động nhiều khi không kiểm soát được hành vi, nên đang rất lo lắng về việc để con trai tiếp xúc với em bé mới sinh và định đưa con về quê ở với ông bà 1 thời gian. 

 

Con trai tôi vốn được bố mẹ yêu thương, và rất quấn mẹ. Đợt này mẹ sinh em bé con chưa thích nghi được, con nói không thích em bé, và dễ cáu giận khi thấy mẹ ẵm em. Tôi rất lo nếu để con ở gần em bé, con sẽ vô tình làm đau em, những lúc rời ánh mắt của mẹ thì nguy hiểm. Còn nếu tách con về quê với ông bà, thì thiệt thòi cho con, con sẽ buồn lắm. 

 

Tôi phải làm sao để giải quyết được tốt nhất vấn đề này? Trẻ tăng động có làm đau người khác không? Có cách nào khắc phục không? Và tôi có nên đưa con về quê ở với ông bà một thời gian?” 

 

( bibeo***@gmail.com)

 

  1. Đáp

 

Xin chào, 

 

Trước tiên Đăng Minh vô cùng đồng cảm với thử thách mà mẹ cùng gia đình đang gặp phải, khi cùng một lúc phải đối mặt với việc con đang gặp phải hội chứng trẻ tăng động, vừa chào đón thành viên mới đến với gia đình. Mẹ cùng không nên quá lo lắng, để dành sức khỏe tốt nhất nuôi dưỡng em bé mới chào đời nhé.

 

Chúng tôi xin được giải đáp lần lượt những thắc mắc của mẹ như sau:

 

  1. Trẻ tăng động có làm đau người khác không?

 

Trước tiên, chúng tôi muốn chắc chắn rằng mẹ thực sự hiểu được các dấu hiệu nhận biết hội chứng này, trẻ tự kỷ có rất nhiều dấu hiệu, nhưng có 3 biểu hiện đặc trưng nhất mà bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy:

 

– Con thể hiện sự hiếu động thái quá

 

– Kém khả năng tập trung – giảm chú ý 

 

– Khó kiểm soát hành vi

 

Trong email, mẹ đang lo lắng vấn đề khó kiểm soát hành vi của con sẽ vô tình làm hại em bé mới sinh cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, không phải trẻ tăng động nào cũng có mức độ rối loạn hành vi như nhau. Con có thể dễ cáu giận, dễ làm đau mình hoặc mọi người xung quanh, nhưng cũng có thể các biểu hiện này chỉ ở mức nhẹ nhàng, người lớn hoàn toàn có thể theo dõi và kiểm soát kịp thời. Hoặc có thể tìm hiểu thêm các biện pháp giúp con kiểm soát hành vi.  

 

Bởi vậy, mẹ hãy đưa con đến gặp các chuyên gia tâm lý cho trẻ đặc biệt để có đánh giá chính xác nhất về các chỉ số rối loạn hành vi, giao tiếp của trẻ. Từ đó sẽ có những biện pháp can thiệp phù hợp nhất.

 

Chúng tôi thấu hiểu rằng mẹ đang rất bận rộn với thành viên mới, nhưng hãy cùng phối hợp với các thành viên khác trong gia đình ( bố, ông bà, …), san sẻ sự chăm sóc và quan tâm đến con nhé.

 

  1. Cách khắc phục các biểu hiện trẻ tăng động

 

Sau khi hiểu rõ được vấn đề trẻ tăng động có làm đau người khác không, tất nhiên ta cần áp dụng các biện pháp giáo dục con phù hợp. Một kế hoạch giáo dục trẻ tăng động được xem là bài bản nếu như kế hoạch đó dựa trên các phương pháp đào tạo khoa học và sự thấu hiểu bản chất của từng trẻ. 

 

Cải thiện kỹ năng xã hội & huấn luyện nếp sống: Đăng Minh nhận thấy mẹ đang khá bận rộn với thành viên mới, việc cải thiện kỹ năng xã hội & huấn luyện nếp sống cho con, mẹ có thể nhờ chúng tôi hỗ trợ. Chúng tôi cung cấp gia sư cho trẻ tăng động tại nhà, để tiết kiệm thời gian đưa đón trẻ và giúp trẻ cải thiện được những khó khăn đang gặp phải.

 

Cải thiện hành vi và nhận thức:  Rối loạn hành vi và nhận thức sẽ dẫn đến những hành vi bồng bột. Việc mẹ mới sinh em bé, dành nhiều sự quan tâm hơn cho em mới sinh sẽ khiến con có cảm giác ganh tị, khó chịu với thành viên mới của gia đình. Bên cạnh đó, một vài người lớn quan niệm trẻ có em sẽ bị ” cho ra rìa”, càng làm những điều khó chịu của con bị dồn nén, gây ảnh hưởng đến kỹ năng xã hội và nếp sống. Điều này dẫn đến việc có những hành vi không tốt, gây tổn thương em bé nhà mình. Mẹ nên tiết chế, cũng như đừng quên nhắc nhở những người xung quanh hạn chế tạo áp lực cho con.

 

Dành sự quan tâm cho con: Sự quan tâm của gia đình chính là cơ sở để quá trình dạy trẻ tăng động sớm có hiệu quả tích cực. Tuy mẹ có em bé còn non nớt, cũng chớ bỏ qua việc tranh thủ hỏi han con những lúc em bé ngủ, cùng ông xã và các thành viên trong gia đình tạo môi trường yêu thương nhất cho con nhé.

 

  1. Có nên đưa con về quê ở với ông bà?

 

Như vậy là trẻ tăng động có làm đau người khác không còn tùy vào mức độ của hội chứng. Mẹ vẫn còn băn khoăn việc có nên cho con về quê với ông bà?

 

Theo Đăng Minh, mẹ không nên đưa con về ở với ông bà thời gian này. Nếu như trẻ sơ sinh có nhiều vấn đề phải lo, thì trẻ tăng động cũng là một đối tượng ưu tiên của bố mẹ. Con đang có tâm lý chưa thích em bé vì nghĩ rằng, chính em bé đã lấy đi tình yêu của bố mẹ dành cho mình. Hãy để con bên cạnh, cùng con sẽ chia và tâm sự nhiều với con, giúp con nhận thức đúng được vấn đề và yêu thương em bé mới chào đời. Như vậy, cũng sẽ cải thiện nhận thức, cũng như những hành vi có thể gây bị thương cho em.

 

Hi vọng những gì chúng tôi chia sẻ đã giải đáp tường tận giúp mẹ phần nào an tâm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về trẻ tăng động, cũng như muốn tìm gia sư can thiệp cho con, đừng ngại ngần liên hệ gia sư Đăng Minh theo hotline miễn phí dưới đây nhé!

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988