slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Bài Văn Tả Cây Phương Lớp 9 Hay Nhất (Dàn ý tả về cây phượng)

Bài Văn Tả Cây Phương Lớp 9 hay nhất của một bạn học sinh giỏi năm 2019 và hướng dẫn lập dàn ý miêu tả cây phượng chi tiết. Các em học sinh có thể tham khảo để việc học được tốt hơn nhưng không được sao chép để làm bài tập và bài kiểm tra.

I. Lập Dàn Ý Bài Văn Tả Cây Phượng Lớp 9

Bài Văn Tả Cây Phương Lớp 9 Hay Nhất (Dàn ý tả về cây phượng)

1. Mở bài tả về cây phượng

– Giới thiệu về loài cây định tả: cây phượng – loài cây gắn liền với tuổi học trò.

– Thời gian tả: cây phượng vào mùa hè.

2. Thân bài miêu tả cây phượng

a, Miêu tả chung

– Cây phượng được trồng từ hàng chục năm trước.

– Ra hoa đỏ rực rỡ vào lúc nắng hè gắt nhất.

– Thân cây phượng cao gần bằng tòa nhà hai tầng.

– Nhìn xa, cây phượng trông như một mâm lễ vật hồng ngọc quý báu của trời đất.

b, Tả chi tiết

– Rễ: sần sùi, nổi lên mặt đất như những ngón tay khổng lồ.

– Thân:

+ Vỏ sâu sạm, thi thoảng có mảng bị bong tróc do tuổi cây đã lớn.

+ Đường kính rất lớn, hai người ôm không xuể.

+ Đầy những con ve ve, khiến cây phượng như trở thành một cây vĩ cầm luôn phát nhạc.

– Cành cây: to như những cánh tay vươn dài đỡ lấy chùm hoa.

– Lá cây: nhỏ xíu, bay bay trong gió.

– Hoa:

            + Nụ hoa như những ngọn nến xanh xanh, nhỏ xinh.

+ Bông hoa rực rỡ, đỏ chói lọi như ánh mặt trời.

+ Nhấm nháp hoa đầu miệng thấy vị chua chua.

+ Học trò thường lấy cánh hoa xếp hình con bướm, ép khô vào trang vở.

+ Hoa phượng không làm người ta ngây ngất bởi mùi hương mà bởi vẻ đẹp mĩ miều của nó.

c, Ý nghĩa của cây phượng

– Phượng nở báo hiệu kì nghỉ hè tới, phải tạm xa trường lớp, thầy cô, bạn bè.

– Là loài cây gắn bó nhiều nhất với kỉ niệm tuổi học trò.

3. Kết bài

Cảm nghĩ về cây phượng.

II. Bài Văn Tả Về Cây Phượng Hay Nhất

Bài Văn Tả Về Cây Phượng Hay Nhất

1. Mở bài miêu tả cây phượng

     Khí trời đã rõ cái oi nóng của mùa hè, văng vẳng đâu đây là tiếng hát của đất trời:

Hòa trong gió ngàn lá cây reo vang.

Hòa với lá là tiếng ve râm ran.

Hè đã về phượng đỏ thắm sân trường.

Ngập trong nắng vàng là nhạc khúc sang hè.”

( Bài hát “Hoa phượng và tiếng ve”)

     Làn gió thoảng đưa giai điệu ấy xen lẫn vào những cành lá rung rinh của cây phượng giữa sân trường, đánh thức những bông hoa đang ngủ yên, rộ một sắc màu chói lói. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta gọi phượng là loài cây của tuổi học trò, bởi phượng nở là lúc vắng tiếng trống trường. Cứ hè sang, tụi học trò thêm nhớ trường, nhớ phượng. Ngẩn ngơ nhặt một cánh hoa phượng giấu trong túi quần để bớt trống trải trong suốt ba tháng nghỉ hè.

2. Thân bài tả cây phượng

     Từ khi vào trường, em đã thấy cây phượng sừng sững như một người bảo vệ thầm lặng của ngôi trường. Nghe thầy cô kể học sinh chúng em chỉ biết cây được trồng từ lâu lắm rồi, từ cái ngày còn mưa bom bão đạn trút xuống đất nước ta. Vậy là cây phượng đã chứng kiến hết cả, chứng kiến sự đổi thay từng ngày dưới mái trường này, đón chào và tiễn đưa bao thế hệ người Việt, giúp họ trưởng thành, và cống hiến cho đời. Nghĩ đến đấy, bất giác em tự hào lắm! Cây ra hoa rực rỡ nhất khi nắng hè gay gắt nhất. Nắng trời có thể thiêu đốt vạn vật nhưng chẳng thể thiêu đốt sức sống của hoa:

“Mùa hạ về bừng thêm sắc thắm,

Cánh phượng hồng trong nắng dệt thơ “

     Thấy hè là sẽ có phượng, thấy phượng là hè đã về. Hè và phượng cứ gắn bó thân thiết với nhau như thế từ muôn đời nay như tuổi học trò và trang sách trắng! Với tuổi đời mấy chục năm của mình, cây cao hơn tất thảy các loài cây khác trong sân trường, gần bằng tòa nhà hai tầng. Từ xa nhìn lại, trông cây như một mâm lễ vật mà mỗi bông hoa phượng lại là một viên hồng ngọc quý giá được tạo nên từ những gì tinh túy nhất của đất trời. Khung cảnh huyền diệu ấy chắc rằng cho tới mãi sau này vẫn sẽ đậm dấu trong trái tim của những cô cậu học trò nhỏ.

     Cây có bộ rễ sần sùi, nổi lên mặt đất và cứ vươn dài ra như những ngón tay khổng lồ đang chứng minh sức sống kì lạ của mình. Có những cái rễ cây thật to, có thể làm chỗ ngồi cho lũ học trò chúng em nghỉ ngơi. Thân cây khoác lên mình chiếc áo màu nâu đã cũ kĩ, đôi chỗ bong tróc thành từng mảng lớn. Đường kính thân rất to, hai người lớn ôm không xuể. Trên chiếc thân to lớn đó, là xác vài chú ve bỏ lại, vàng óng ánh trong nắng. Những chú ve thì lấp mãi tít trên ngọn cây, thi nhau kêu cả ngày lẫn đêm. Điều ấy bất giác biến cây phượng trở thành cây vĩ cầm luôn kéo những bản đàn thật vui tai… Cành cây to như những cánh tay mạnh mẽ nhưng vô cùng nâng niu chùm hoa. Lá cây vào hè tuy bị hoa phượng chiếm gần hết sắc cây nhưng cũng cố gắng vẫy những chiếc lá nhỏ xíu của mình trong gió. Thi thoảng cơn gió đi qua để lại cơn mưa lá đầy một khoảng sân trường. Ban đầu hoa phượng chỉ là những chiếc nụ nhỏ xanh xanh như ngọn nến bé xinh. Khi ngọn nến ấy bùng cháy là lúc hoa phượng nở rực rỡ ganh đua với ánh nắng mặt trời. Nhặt một cánh hoa phượng lên, nhấm một chút thấy vị chua nhè nhẹ nơi đầu lưỡi. Cứ mỗi giờ tan học là chúng em lại thi nhau ra dưới gốc cây, nhặt những bông hoa còn nguyên vẹn, xếp hình con bướm. Nụ hoa làm thân, cánh hoa làm cánh bướm, nhụy hoa làm râu. Con bướm đỏ ấy cứ thế đem kẹp trong trang sách, khô lại là thành một món đồ đáng quý của học trò, dù đổi bao viên bi, dây chun buộc tóc cũng nhất định không chịu. Và cứ thế đến khi nghỉ hè, đứa nào cũng có dăm ba con bướm tự làm, vui không kể xiết. Hoa phượng không làm người ta ngây ngất mùi hương như hoa nhài, hoa ly mà bởi vẻ đẹp mĩ miều mà kiêu hãnh của nó. Không hiểu sao, em lại cho rằng hoa phượng thật xứng làm bà chúa loài hoa của tuổi học trò!

     Lời bài ca “Phượng Hồng” còn ngân nga mãi qua bao tháng năm:

“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng,

[…]Cánh phượng hồng ngẩn ngơ,

Mùa hè đến trường khắc nỗi nhớ trên cây”

     Phượng nở là hè về, học trò phải tạm xa mái trường, xa bạn bè, xa thầy cô. Dọc con đường về nhà cũng có biết bao cây phượng những chỉ có bác phượng già ở giữa sân trường mới là em nhớ nhưng khôn nguôi. Rồi sau này mỗi đứa sẽ về một phương trời, bay theo tiếng gọi ước mơ, hoài bão của bản thân nhưng những kỉ niệm vui buồn này sẽ còn đọng lại mãi. Như một người bạn già tri âm tri kỉ của tuổi học trò, cây phượng sẽ thắp lên những thế hệ tương lai bản lĩnh và mạnh mẽ nhất, như chính sức sống của nó vậy. Màu nâu của thân là màu tâm hồn học trò giản dị, màu xanh của lá là màu tuổi trẻ và màu đỏ của cánh hoa là màu của ý chí, nghị lực và niềm tin.

3. Kết luận

      Hình ảnh cây phượng mùa hè chắc chắn đã trở thành một mảng kí ức sâu đậm trong em. Đôi lúc đứng dưới gốc cây em chỉ muốn thủ thỉ rằng: “Phượng ơi! Sao phượng đẹp mà thân thương đến thế ?”. Chẳng biết cây hiểu lời ấy không mà những cành lá rung rinh, để lại trên nền đất thêm một vài chấm đỏ. Trong các vòm lá, tiếng ve lại râm ran, lại một mùa hè nữa của tuổi học trò đến, cũng tức là học trò chúng em lại thêm một năm nữa dần xa mái trường,…

 

Trung tâm thân gửi các bạn Bài văn tả cây phượng với mong muốn rằng đây sẽ trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích cho chúng mình. Không nên sao chép nó vì như vậy chúng mình sẽ không thể có được sự tiến bộ trong môn Văn mà hãy viết lại bằng chính cảm xúc của bản thân. Ấn like và share để chia sẻ bài văn tới rộng rãi mọi người nhé!

 

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất :

bài văn tả cây phượng lớp 9

văn tả cây phượng

bài văn tả về cây phượng

bài văn về cây phượng

bài văn miêu tả cây phượng

bài văn tả cây phượng hay nhất

những bài văn tả cây phượng

tả về loài cây phượng

tả văn về cây phượng

Bình Luận Facebook

bình luận

1/5 - (1 bình chọn)

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ




Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988