slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Dạy Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Hiệu Quả Tại Hà Nội

Trẻ mắc chứng chậm phát triển trí tuệ khả năng tiếp thu, học tập sẽ chậm hơn một nhịp so với những bạn bè cùng lứa. Tuy nhiên, nếu biết áp dụng các phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ hiệu quả và có cách giáo dục, điều trị can thiệp kịp thời, thì các bé vẫn có thể tư duy bình thường và khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác.

I. Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ được các chuyên gia phân chia thành nhiều mức độ khác nhau rõ ràng.

 -Trường hợp nhẹ: Khi đó trẻ vẫn theo học tại các lớp với bạn bè, nhưng việc học sẽ hơi khó khan và việc tiếp thu chậm cũng mang đến kết quả học tập kém hơn so với những đứa trẻ bình thường.

– Trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức vừa: Sẽ không thể theo học được tại trường lớp, cũng không tính toán được, nhưng trẻ đủ hiểu ngôn ngữ để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày và có thể tự làm những công việc đơn giản, không cầu kỳ, phức tạp.

– Mức độ nặng hơn: Trí tuệ sẽ rất thấp, ngôn ngữ hầu như không có và nghèo nàn, trẻ không thể giao tiếp với mọi người xung quanh. Trường hợp này lúc nào cũng cần có người ở bên để chăm sóc theo sát trẻ mọi lúc mọi nơi.

2, Những nguyên nhân gây nên chậm phát triển trí tuệ ở trẻ

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển ở trẻ, trong đó chủ yếu gồm những nguyên nhân chính sau đây: Do di truyền, do người mẹ khi mang thai bị tác động do vi rút, ký sinh trùng, uống thuốc gây hại cho thai nhi, trẻ sinh non, bị ngạt,..nhất là trong 03 tháng đầu của thai kỳ, hoặc do các bệnh mắc phải trong những năm đầu, bị thiếu đi sự kích thích của môi trường, xã hội.

Bố, mẹ có thể quan sát và phát hiện sớm chứng đặc biệt này thông qua các dấu hiệu sau đây: Khi trẻ đến tuổi mà vẫn chậm về hành động thông thường như: đến tháng chưa biết lẫy, chưa biết tự ngồi, không tự đi hay đứng, chậm phát triển về khả năng ngôn ngữ, chậm nói, diễn đạt khó khăn, không hiểu biết về các quy luật xã hội, không ý thức được hậu quả hành vi. Trẻ sẽ không được linh hoạt, chậm chạp và xử lý các thông tin yếu, phân biệt màu sắc kém

II. Chậm Phát Triển Trí Tuệ Có Chữa Được Không?

Chậm phát triển trí tuệ không phải là một căn bệnh, mà đó là một trạng thái kéo dài suốt cuộc đời của một con người và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Hầu hết những trẻ chậm phát triển trí tuệ có ngoại hình tương tự như trẻ khác, nên nếu không để ý và quan tâm nhiều đến con, bố mẹ sẽ khó để nhận ra được.

Nhưng nếu nhanh chóng phát hiện và được chẩn đoán sớm, giáo dục bằng các phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ hiệu quả thì thì tình trạng của trẻ có thể được cải thiện rõ ràng. Quá trình này đòi hỏi các bậc cha mẹ, người thân trong gia đình phải luôn quan tâm đến những nhu cầu của trẻ, có sự kiên trì, nhẫn nại và có sức mạnh tình cảm to lớn, bao bọc trẻ mới mang lại kết quả như mong muốn.

III. Phương Pháp Giáo Dục Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Hiệu Quả

Phát hiện sớm chính là bước quan trọng nhất giúp can thiệp và áp dụng những phương pháp giáo dục hiệu quả giúp cải thiện tình trạng cho trẻ.

Khi dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ, phương pháp dạy phải nhất quán, bởi trẻ rất khó tiếp thu cái mới, tư tưởng mỡi, nếu không có kế hoạch cụ thể thì rất khó cải thiện. Chính vì vậy, xác định đúng phương pháp giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ đóng vai trò quan trọng nhất quyết định kết quả cuối cùng. Dựa theo những phân tích và tổng hợp về đặc tính riêng của trẻ chậm phát triển, các bạn có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây:

1. Đánh thức chức năng của các giác quan

Đầu tiên là bước đánh thức lại các chức năng cơ bản ở trẻ đó chính là giác quan. Hãy tập luyện cho trẻ:

  •  Về thị giác: Tập cách nhìn đồ vật ở mức độ từ gần rồi đến xa, sau đó nhận biết về các hình dáng, màu sắc, về kích thước,.. Có thể áp dụng ngay đối với các đồ vật nhiều màu sắc, hay con vật bé yêu thích trong nhà.
  • Về thính giác: Tập luyện cách lắng nghe, nhận biết âm thanh to nhỏ, xuất phát từ đâu, âm thanh của đồ vật nào?của con gì? Giọng nói của ai trong nhà,..?
  • Về vị giác: Trong bữa ăn cho trẻ thử các vị và theo dõi phản ứng, đầu tiên có thể thử vị đắng, chua, mặn, ngọt,..
  • Về xúc giác: Tập cách cầm nắm, sờ, bóp các đồ vật, đồ chơi. Tạo cho bé hiểu vật nào cứng, vật nào mềm, nóng lạnh,..
  • Về khứu giác: Cho trẻ ngửi các mùi đặc trưng, các món ăn,..theo mức độ giảm dần mỗi ngày.

2. Khơi gợi thao tác tư duy cho trẻ

Ở trẻ chậm phát triển thì khả năng tư duy sẽ kém hơn nhiều so với các trẻ em bình thường khác. Do đó, khơi gợi tư duy sẽ kích thích não bộ của trẻ hoạt động nhanh trở lại.

Trong đó có 02 phương pháp gợi mở tư duy cơ bản đó là so sánh và phân tích:

– So sánh: Bạn hãy cùng trẻ tìm các điểm giống nhau và khác nhau, về màu sắc, khối lượng, kích thước của đồ vật, đồ chơi thân thuộc để trẻ thấy rõ đâu là điểm giống đâu là điểm khác nhau.

– Phương pháp phân tích: Bố mẹ có thể áp dụng những cách giúp trẻ tìm hiểu về kết cấu tạo nên một sự vật như các bộ phận trên cơ thể mình, cấu tạo của đồ chơi, cấu tạo của ô tô, đèn bàn, xe đạp,..

Khi bố mẹ thường xuyên kết hợp giữa so sánh và phân tích sẽ giúp trẻ nâng cao tư duy hơn.

3. Hướng dẫn trẻ thực hiện xong nhiệm vụ

Đây là phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ cần được các bậc phụ huynh áp dụng thường xuyên, vì có thể duy trì sự kết hợp giữa vận động và tư duy cho trẻ.

Đề ra những nhiệm vụ rõ ràng, từ đơn giản đến phức tạp hoặc chia nhỏ nhiệm vụ và hướng dẫn trẻ tự thực hiện. Khuyến khích và hỗ trợ trẻ bằng những hình ảnh, từ ngữ liên quan đến nhiệm vụ để gợi ý để trẻ nhanh hoàn thành nhiệm vụ.

IV. Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ

Hầu hết trẻ bị chậm phát triển trí tuệ thể ở mức độ vừa sẽ cần học ở những trường đặc biệt. Trẻ sẽ cần tới sự gợi ý và trợ giúp trong các hoạt động hàng ngày của các cô giáo. Ví dụ như, trẻ còn phải học việc tự tắm rửa, tự xúc cơm, tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo, sắp xếp đồ chơi… nhưng cũng cần có người nhắc nhở hay thỉnh thoảng cũng cần phải kiểm tra.

Giáo dục đặc biệt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ thực chất chính là sự hướng dẫn, được thiết kế theo kế hoạch, lộ trình đặc biệt, nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết và khả năng riêng của những nhóm trẻ này, để thích ứng nhanh dù trong môi trường nào. Giáo dục đặc biệt sẽ dựa trên khả năng riêng, môi trường sống và triển vọng tương lai của trẻ.

Tại các trường đặc biệt, trẻ sẽ được các chuyên gia sức khỏe đánh giá đúng về mức độ chậm phát triển trí tuệ, sau đó có những hướng dẫn can thiệp phù hợp. Đa số những trẻ được gửi vào trường là những trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình, không đủ khả năng việc thông thường mà ở tuổi của trẻ đã có thể làm được.

Những giáo viên dạy trẻ có biểu hiện chậm phát triển tại các trường giáo dục đặc biệt phải có đầy đủ các yếu tố như: kiên trì, nhiệt huyết, có tri thức chuyên môn tốt; bàn tay khéo léo để vận dụng thực tế và cải tạo môi trường

Có thể tổng hợp một số phương pháp giáo dục trẻ chậm phát triển ở các trường đặc biệt bao gồm: Làm mẫu, dùng lời đàm thoại, phương pháp nhắc đi nhắc lại để trẻ nhớ, luôn động viên khuyến khích hỗ trợ trẻ, phương pháp vận dụng cho trẻ thực hành trong thực tế, phương pháp chăm sóc theo từng cá nhân, và phối hợp nhiều phương pháp tác động, kích thích giác quan của trẻ…

Dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ được coi là một hành trình khó khăn vất vả. Trong đó, vai trò của ba mẹ luôn đặt lên hàng đầu. Ba mẹ hãy đồng hành cùng con trong các hoạt động hằng ngày. Hãy nhớ rằng, đừng bỏ qua nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ và luôn kiên trì nhẫn nại.

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988