Trang chủ » Phụ huynh nên biết »
Nội dung bài viết
– Rối loạn tăng động hay con gọi là tăng động giảm chú ý là một hội chứng rối loạn hành vi thường gặp ở trẻ nhỏ, và có thể kéo dài đến trưởng thành nếu không được can thiệp kịp thời và bài bản.
– Trẻ tăng động giảm chú ý thường có những hành vi bốc đồng, hoạt động không ngừng nghỉ và không thể kiểm soát. Bố mẹ cần phân biệt việc con hiếu động với tăng động, hành vi của trẻ hiếu động thông thường sẽ dễ kiếm soát hơn.
– Bên cạnh đó, trẻ tăng động thường mất tập trung chú ý vào một việc, bởi vậy con không thể kiên nhẫn quan tâm vào một sự việc nào đó.
Tăng động kéo dài sẽ đem lại hệ lụy tiêu cực cho trẻ, tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng biết cách làm sao để biết trẻ tăng động sớm và can thiệp kịp thời. Hãy để ý những dấu hiệu bất thường của con dưới đây nhé:
1, Giảm tập trung
Trẻ gặp hội chứng tăng động sẽ có những biểu hiện nổi bật của sự giảm tập trung, con dễ bị phân tâm và xao nhãng sự việc. Chính bởi điều này có thể khiến kết quả học tập của con bị ảnh hưởng, các mối quan hệ xã hội của con cũng chịu tác động không hề nhỏ.
Con thường không thích tham gia các hoạt động đòi hỏi sự kiên nhẫn và tập trung như làm bài tập về nhà, chơi các trò chơi tập thể, xếp hàng đợi đến lượt,… Ngoài ra con cũng hay để quên đồ đạc cá nhân cũng như dụng cụ học tập, do sự thiếu tập trung, lơ đãng của mình.
2, Tăng hiếu động
Vẫn biết trẻ hiếu động sẽ thông minh, nhưng sự hiếu động có tính gia tăng thì bố mẹ cần theo dõi. Một vài biểu hiện của sự tăng hiếu động ở trẻ tăng động như:
– Hoạt động không ngừng nghỉ: Bố mẹ để ý con có thể hoạt động không ngừng nghỉ, có thể nói rằng “chẳng khác gì một cỗ máy”, con không để tâm đến lời nhắc của bố mẹ mà vẫn hoạt động theo đúng guồng của mình
– Nói quá nhiều và ồn ào: Trẻ tăng động thích nói, thậm chí nói rất nhiều không kiểm soát, luôn tạo cảm giác ồn ào ở mỗi nơi mà con đến.
– Không thể ngồi yên một chỗ: Bởi bản tính thích vận động, nên con khó lòng ngồi yên một chỗ, chân tay bồn chồn sẽ khiến con rất khó chịu
– Con hay nói leo, thậm chí chưa đợi người khác hỏi xong đã nói câu trả lời
– Trẻ tăng động có bản tính tò mò, thích khám phá, leo trèo và lùng sục mọi ngóc ngách bất chấp sự ngăn cản của người lớn
– Con có nhiều hành vi bốc đồng, khó kiểm soát như đập phá, xé đồ, làm tổn thương người khác
3, Rối loạn hành vi khác
Trẻ tăng động có thể rơi vào các trạng thái rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, rối loạn cảm xúc,… cho não bộ hoạt động không ổn định
Bằng những biểu hiện này, bố mẹ đã biết được làm sao để biết trẻ tăng động sớm rồi đúng không ạ? Cách duy nhất là hãy luôn đồng hành và theo sát con trong mọi tình huống nhé.
Mục đích của việc biết được làm sao để biết trẻ tăng động sớm chính là để tìm ra những phương pháp can thiệp thích hợp nhất.
1, Giáo dục can thiệp
– Xây dựng thói quen và thời gian biểu: Mẹ biết không, việc xây dựng thói quen sinh hoạt và thời gian biểu đúng giờ không chỉ khiến cuộc sống của con trở nên khoa học hơn, mà còn giúp trẻ tự kỷ sống khuôn khổ hơn. Điều này khá hữu ích trong việc điều chỉnh hành vi sau này.
– Tạo không gian học tập yên tĩnh và ít phiền nhiễu nhất: Đây là đối tượng trẻ dễ bị xao nhãng, nên việc xây dựng một không gian học tập không tiếng ồn sẽ hỗ trợ con lấy lại sự tập trung hiệu quả.
– Thưởng, phạt rõ ràng: Đừng bỏ qua những phần thưởng khích lệ và những hình phạt nếu con làm đúng/ sai một nhiệm vụ nào đó.
– Hạn chế sự lựa chọn tùy ý: Bố mẹ nên giới hạn số lần được lựa chọn của con, để tránh những yêu cầu phát sinh ngoài ý muốn, tạo cho trẻ những thói quen xấu
– Sửa đổi hành vi: Liệu pháp hành vi thường được các chuyên gia lên kế hoạch phù hợp cho từng trẻ và cùng phối hợp áp dụng và điều chỉnh. Để hiểu rõ hơn về liệu pháp hành vi với trẻ tăng động sớm, bố mẹ liên hệ hotline 097.948.1988 của Gia Sư Giỏi Hà Nội để được tư vấn, giải đáp nhé.
2, Can thiệp bằng thuốc
Một vài trường hợp trẻ tăng động, bên cạnh các phương pháp giáo dục, các chuyên gia thường kết hợp can thiệp bằng thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng, sớm đưa con về tái hòa nhập.
Một số loại thuốc thường sử dụng trong điều trị trẻ tăng động có thể kể đến như:
– Amphetamines
– Methylphenidates
– Atomoxetine
– Bupropion (thuốc chống trầm cảm)
– Guanfacine
– Clonidine
Ngoài ra thì một vài liệu pháp khác như tập yoga trị liệu và chế độ dinh dưỡng thích hợp cũng sẽ cần thiết cho đối tượng trẻ đặc biệt này. Chúng tôi vừa giải đáp hết những thắc mắc về việc làm sao để biết trẻ tăng động sớm. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với bố mẹ.
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm