slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Lập Dàn Ý và Phân Tích Hình Tượng Cây Xà Nu 2024

Hướng dẫn lập dàn ý bài văn phân tích hình tượng cây xà nu và bài văn mẫu phân tích cây xà nu trong tác phẩm “Rừng Xà Nu” của tác giả Nguyễn Trung Thành.

I. Lập Dàn Ý Phân Tích Hình Tượng Cây Xà Nu

1. Mở bài dàn ý phân tích cây xà nu

– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trung Thành và sự nghiệp sáng tác của ông

– Giới thiệu về truyện ngắn “Rừng xà nu” (hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,…)

– Giới thiệu khái quát về hình tượng cây xà nu trong tác phẩm.

2. Thân bài dàn ý phân tích hình ảnh cây xà nu

a. Rừng xà nu, cây xà nu gắn bó với cuộc sống và mọi sinh hoạt của dân làng Xô Man.

– Từ xưa đến nay, cây xà nu, rừng xa nu vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của dân làng: Ngọn lửa xà nu nấu ăn trong mỗi bếp của gia đình người Xô Man, bập bùng trong nhà rông, đuốc xà nu soi sáng đường rừng đêm, làm tấm bảng đen cho anh Quyết dạy Mai và Tnú học chữ.

– Xuất hiện ngay cả trong những sự kiện trọng đại và ăn sâu vào tiềm thức, suy nghĩ của những người dân làng Xô Man: ngọn đuốc cháy sáng trên tay cụ Mết và cả dân làng Xô Man đi vào rừng sâu lấy giáo mác để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa, “đêm đêm cả dân làng thức mài vũ khí dưới ánh đuốc ngọn xà nu”.

b. Cây xà nu – biểu tượng cho những đau thương, mất mát của dân làng Xô Man.

– “Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn, Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.”

– “Nơi chỗ vết thương, nhựa ứa ra tràn trề thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt rồi dần dần bầm lại, đen và đặc lại quện thành cục máy lớn.”

– Những thương tích ấy đã gợi lên trong chúng ta biết bao đau thương, mất mát và cả sự hi sinh của những con người Tây Nguyên: anh Xút, 8

c. Cây xà nu – hình ảnh tượng trưng cho sức sống bất diệt, mãnh liệt của dân làng Xô Man.

– “Cạnh cây xà nu mới gục ngã đã có bốn năm cây non mọc lên, ngọn cây xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”.

– Hình ảnh những cây xà nu vươn thẳng lên bầu trời cũng như các thế hệ dân làng Xô Man cứ lớp này đến lớp khác, thế hệ này đến thế hệ khác nối tiếp nhau đứng lên chiến đấu.

d. Cây xà nu – hình ảnh tượng trưng cho khát vọng tự do và niềm tin vào cách mạng của dân làng Xô Man.

– Cây xà nu là loại cây “ham ánh sáng mặt trời. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng.”

– Hình ảnh những cây xà nu vươn thật cao, thật xa để đón lấy ánh nắng mặt trời gợi lên trong chúng ta niềm khát khao tự do, ước muốn vươn tới tương lai tươi sáng của những con người Xô Man.

– Ánh sáng mặt trời mà những cây xà nu đang vươn tới phải chăng là ánh sáng của Đảng, của cách mạng

3. Kết bài

Khái quát về hình tượng rừng xà nu – cây xà nu trong tác phẩm.

II. Bài Văn Phân Tích Cây Xà Nu Trong Tác Phẩm Rừng Xà Nu

1. Mở bài phân tích hình tượng cây xà nu

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, nếu như Tô Hoài là người có công mở đường cho đề tài viết về miền núi thì Nguyễn Trung Thành được xem là nhà văn tiên phong cho mảng đề tài viết về Tây Nguyên. Và có thể nói, truyện ngắn “Rừng xà nu” là một trong số những sáng tác tiêu biểu nhất của ông về mảng đề tài ấy. Đọc truyện ngắn “Rừng xà nu” ấn tượng sâu đậm trong mỗi người không chỉ là hình ảnh những con người Tây Nguyên bất khuất, kiên cường, thủy chung mà đó còn là hình tượng cây xà nu, rừng xà nu – một hình tượng nghệ thuật độc đáo.

2. Thân bài phân tích hình ảnh cây xà nu

Rừng xà nu, cây xà nu là hình ảnh xuyên suốt toàn bộ tác phẩm – mở đầu và kết thúc tác phẩm đều là hình tượng cây xà nu. Trước hết cây xà nu, rừng xà nu gắn bó với cuộc sống và mọi sinh hoạt hằng ngày của người dân làng Xô Man. Từ xưa đến nay, cây xà nu, rừng xa nu vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của dân làng. Ngọn lửa xà nu nấu ăn trong mỗi bếp của gia đình người Xô Man, bập bùng trong nhà rông, đuốc xà nu soi sáng đường rừng đêm. “Khói xà nu đen nhẻm thâm hình lũ trẻ”, làm tấm bảng đen cho anh Quyết dạy Mai và Tnú học chữ. Thêm vào đó, cây xà nu, rừng xà nu còn xuất hiện ngay cả trong những sự kiện trọng đại và ăn sâu vào tiềm thức, suy nghĩ của những người dân làng Xô Man: ngọn đuốc cháy sáng trên tay cụ Mết và cả dân làng Xô Man đi vào rừng sâu lấy giáo mác để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa, “đêm đêm cả dân làng thức mài vũ khí dưới ánh đuốc ngọn xà nu”. Và rồi, cũng chính ngọn lửa của đuốc xà nu đã soi sáng rực cho cả dân làng trong đêm khởi nghĩa. Chắc hẳn, với bấy nhiêu chi tiết ấy cũng đủ để chứng minh cho chúng ta thấy vị trí của cây xà nu trong đời sống của dân làng Xô Man.

Thêm vào đó, cây xà nu còn là hình ảnh biểu tượng cho những đau thương, mất mát của dân làng Xô Man nói riêng, con người Tây Nguyên nói chung. Trong những ngày mưa bom bão đạn, cây xà nu phải quằn mình hứng chịu biết bao nỗi đau thương “hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn, Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.” Không dừng lại ở đó, tác giả còn đi sâu miêu tả những “vết thương” của cây xà nu “nơi chỗ vết thương, nhựa ứa ra tràn trề thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt rồi dần dần bầm lại, đen và đặc lại quện thành cục máy lớn.” Vâng, có lẽ những cây xà nu kia đã phải gồng mình lên hững chịu tội ác của giặc và chính những thương tích ấy đã gợi lên trong chúng ta biết bao đau thương, mất mát và cả sự hi sinh của những con người Tây Nguyên – là anh Xút bị treo cổ lên cây vả đầu làng, là bà Nhan bị giết, chặt đầu cột tóc treo đầu súng, là mẹ con Mai, là Tnú với mười đầu ngón tay không còn lành lặn,…

Không chỉ là hình ảnh biểu tượng cho những đau thương, mất mát của dân làng Tây Nguyên, cây xà nu còn là hình ảnh tượng trưng cho sức sống bất diệt, mãnh liệt của những con người nơi đây. Miêu tả sức sống của cây xà nu, tác giả Nguyễn Trung Thành “cạnh cây xà nu mới gục ngã đã có bốn năm cây non mọc lên, ngọn cây xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Có lẽ đây chính là hình ảnh đẹp nhất về sức sống bất diệt và tinh thần bất khuất của con người Tây Nguyên. Hình ảnh những cây xà nu vươn thẳng lên bầu trời cũng như các thế hệ dân làng Xô Man cứ lớp này đến lớp khác, thế hệ này đến thế hệ khác nối tiếp nhau đứng lên chiến đấu. Anh Quyết hi sinh thì có Tnú và Mai. Mai ngã xuống giữa tuổi thanh xuân tràn đầy sức sống như cây xà nu bị chặt đứt giữa thân cây thì có Dít tiếp bước theo dấu chân Mai. Những con người ấy đã nắm chặt lấy tay nhau, làm nên những thế hệ dân làng Xô Man anh dũng, bất khuất trong chiến đấu từ thế hệ này sang thế hệ khác như những cây xà nu kia cứ cây này ngã xuống cây khác lại mọc lên, không bao giờ ngã gục xuống, đúng như nhà thơ Nguyễn Trung Thông từng viết:

Ta lại viết bài thơ trên báng súng

Con lớn lên viết tiếp theo cha

Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống

Người hôm nay viết tiếp người hôm qua.

     Đồng thời, cây xà nu còn là hình ảnh tượng trưng cho khát vọng, ước mơ tự do và niềm tin vào cách mạng của những người dân làng Xô Man. Cây xà nu là loại cây “ham ánh sáng mặt trời. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng.” Hình ảnh những cây xà nu vươn thật cao, thật xa để đón lấy ánh nắng mặt trời gợi lên trong chúng ta niềm khát khao tự do, ước muốn vươn tới tương lai tươi sáng của những con người Xô Man. Ánh sáng mặt trời mà những cây xà nu đang vươn tới phải chăng là ánh sáng của Đảng, của cách mạng mà những người dân Xô Man nói riêng, nhân dân Tây Nguyên nói chung đang hướng tới và đang bước đi dưới nguồn ánh sáng đó, đúng như nhà thớ Tố Hữu viết:

Lần đêm bước đến khi hửng sáng

Mặt trời kia cờ Đảng giương cao.

3. Kết bài

Tóm lại, là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Nguyễn Trung Thành, hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu đã đem đến cho tác phẩm chất thơ, chất nhạc thậm chí cả chất điện ảnh hết sức độc đáo và giàu ý nghĩa.

 

Trên đây là bài viết “Phân tích hình tượng cây xà nu” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Hi vọng, bài viết sẽ hữu ích với các em trong quá trình học tập, tìm hiểu tác phẩm. Nếu thấy bài viết hay, các em nhớ like và share nhé. Cảm ơn các em!

 

 

Từ khóa tìm kiếm nhiều :

dàn ý phân tích hình tượng cây xà nu

dàn ý phân tích cây xà nu

phân tích cây xà nu

rừng xà nu dàn ý

dàn bài rừng xà nu

dàn ý bài rừng xà nu

dàn ý phân tích bài rừng xà nu

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988