slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng và Dàn Ý Bài Vội Vàng 2024

Gia sư Đăng Minh chia sẻ bài viết dàn ý bài Vội Vàng và bài văn viết phân tích bài thơ Vội Vàng của nhà thơ Xuân Diệu để các em học sinh có tài liệu tham khảo tốt nhất khi học tập và ôn luyện về tác phẩm này. Ngoài ra, nếu muốn học tốt và có phương pháp học Văn khoa học các em có thể tìm gia sư môn Văn tại nhà giúp các em nhé.

Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng và Dàn Ý Bài Vội Vàng 2019

I. Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng

1. Mở bài phân tích Vội Vàng

– Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu và đặc điểm thơ Xuân Diệu

– Giới thiệu khái quát về bài thơ Vội vàng.

2. Thân bài phân tích thơ vội vàng

Phân tích bài thơ Vội vàng

a, Bốn câu thơ đầu

        Thể hiện một ước muốn tưởng chừng như vô lí, viển vông của Xuân Diệu

        Nhưng xét đến cùng, đó là ước muốn giữ lại hương sắc cho cuộc đời

        Nghệ thuật: điệp ngữ, thể thơ năm chữ, tạo nhịp điệu nhanh, dồn dập

b, Chín câu thơ tiếp theo

– Bảy câu thơ đầu: bức tranh thiên nhiên – “thiên đường trên mặt đất”

+ Hình ảnh thơ tươi vui, trẻ trung, có đôi có cặp, tất cả như đang tràn trề ra “ong bướm tuần tháng mật”, “hoa của đồng nội xanh rì”, “yến anh khúc tình si”, “ánh sáng chớp hàng mi”

+ Biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ

– Bảy câu thơ đầu: bức tranh thiên nhiên – “thiên đường trên mặt đất”

+ Hình ảnh thơ tươi vui, trẻ trung, có đôi có cặp, tất cả như đang tràn trề ra “ong bướm tuần tháng mật”, “hoa của đồng nội xanh rì”, “yến anh khúc tình si”, “ánh sáng chớp hàng mi”

+ Biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ

Một bức tranh thiên nhiên đầy ánh sáng mới mẻ, tinh khôi, đầy âm thanh rộn rã, đầy màu sắc, hương thơm và đầy tình tứ. Dường như, trong bức tranh ấy, tất cả vạn vật đều căng tràn sự sống và đanh chếnh choáng trong men say của luyến ái, của tình yêu.

– Hai câu còn lại: niềm vui sướng, hân hoan, vội vàng muốn tận hưởng “thiên đường trên mặt đất” của cái tôi trữ tình.

c. Mười sáu câu tiếp theo

  Quan niệm mới mẻ về thời gian, về tuổi trẻ:

+ Điệp từ “nghĩa là”

+ Quan niệm về thời gian, tuổi trẻ: thời gian, tuổi trẻ của mỗi người là một quãng thời gian hữu hạn, chật hẹp, nó sẽ trôi chảy theo nhịp tuyến tính và một đi không trở lại.

– Tâm trạng nuối tiếc, ngậm ngùi trước sự chảy trôi của thời gian, của tuổi trẻ

+ Điệp từ: phải chăng

+ Sử dụng các hình ảnh thơ đối lập: “lòng tôi rộng” – “lượng trời chật”, “xuân tuần hoàn” – “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”, “còn trời đất” – “chẳng còn tôi mãi”

d. Mười câu thơ còn lại

–  Điệp từ “ta muốn”

– Sử dụng hàng loạt động từ mạnh theo cấp độ tăng dần: “ôm” – “riết” – “say” – “thâu” – “cắn”

Diễn tả một cách trọn vẹn và sâu sắc lời giục dã sống vội vàng, sống sôi nổi và luôn trân quý thời gian, tuổi trẻ của của tác giả. Và xét đến cùng, lời giục dã ấy chính là biểu hiện của một cái tôi khát khao sống, khát khao tận hưởng những vẻ đẹp giữa chốn trần gian.

3. Kết bài phân tích bài thơ vội vàng

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ : Bài thơ với một hình thức nghệ thuật rất điêu luyện: sự kết hợp hài hòa giữa mạch trữ tình và mặt triết lí, cũng việc sử dụng thành công các biện pháp tu từ đã cất lên lời giục dã sống mãnh liệt, sôi nổi và luôn biết trân quý từng giây phút trong cuộc đời mình.

II. Bài Viết Phân Tich Vội Vàng – Xuân Diệu

1. Mở bài

Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, một cây đại cổ thụ của văn học Việt Nam hiện đại. Ông là nhà thơ của mùa xuân, của tình yêu với giọng thơ sôi nổi, say đắm, yêu đời thắm thiết và luôn khao khát tình yêu, khát khao giao cảm. Và có thể nói, “Vội vàng” in trong tập Thơ thơ là một trong số những bài thơ xuất sắc, tiêu biểu nhất cho phong cách thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám năm 1945.

2. Thân bài

     Mở đầu bài thơ, tác giả Xuân Diệu đã thể hiện một khát vọng sống kì lạ, thậm chí là ngông nghênh:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

     Chắc hẳn, khi đọc những vần thơ này, mỗi chúng ta sẽ không khỏi ngạc nhiên trước cái ước muốn, khát khao của Xuân Diệu. Bởi lẽ. tắt nắng, buộc gió là điều không thể, bởi, nắng và gió là những cái thuộc về tự nhiên, không nằm trong tầm kiểm soát của con người, đó là việc làm tưởng như vô ích, phi lí. Nhưng với Xuân Diệu, nó chẳng vô nghĩa chút nào, ông còn nhấn mạnh cái ước muốn ấy nữa là đằng khác bởi với ông, “tắt nắng”, “buộc gió” là để giữ lại hương sắc của cuộc đời trần thế, để “màu đừng nhạt mất”, “hương đừng bay đi”. Như vậy, bốn khổ thơ mở đầu bài thơ đã diễn tả cái ước muốn cháy bỏng, luôn thường trực trong thi sĩ.

     Và để rồi, chín câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã đi vào miêu tả bức tranh thiên nhiên – “thiên đường trên mặt đất” như một cách để lí giải cái mong muốn “tắt nắng”, “buộc gió” của mình.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si.

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;

Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

     Dường như, chỉ với sáu câu thơ, tác giả đã vẽ nên một thiên đường ngay trên mặt đất. Với việc sử dụng hàng loạt các hình ảnh tràn đầy tươi trẻ, có đôi có cặp, tất cả như đang tràn trề ra “ong bướm tuần tháng mật”, “hoa của đồng nội xanh rì”, “yến anh khúc tình si”, “ánh sáng chớp hàng mi” cùng hàng loạt biện pháp tu từ nhân hóa, điệp từ “này đây” và đặc biệt là phép so sánh độc đáo, đậm chất Xuân Diệu “tháng giêng ngon như một cặp môi gần” tác giả đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đầy ánh sáng mới mẻ, tinh khôi, đầy âm thanh rộn rã, đầy màu sắc, hương thơm và đầy tình tứ. Dường như, trong bức tranh ấy, tất cả vạn vật đều căng tràn sự sống và đanh chếnh choáng trong men say của luyến ái, của tình yêu. Và dường như, cái tôi Xuân Diệu không thế kiềm chế được niềm vui sướng, hân hoan, vội vàng muốn tận hưởng tất cả của mình mà phải thốt lên rằng:

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

     Nếu như trong mười ba câu thơ đầu, tác giả Xuân Diệu thể hiện niềm khao khát, tình yêu tha thiết với thiên nhiên, cuộc sống thì trong mười sáu câu thơ tiếp theo, tác giả thể hiện nối băn khoăn, day dứt về sự hữu hạn của đời người và sự chảy trôi một đi không trở lại của thời gian.

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt…

Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

     Có thể nói, trong mười sáu câu thơ tác giả đã sử dụng triệt để biện pháp tu từ điệp ngữ. Đó là điệp ngữ “nghĩa là”  từ đó thành kiểu câu giải thích để đi sâu cắt nghĩa, lí giải, tìm ra chân lí mang tính khẳng định đầy chiêm nghiệm., để rồi, từ đó nêu lên một quan niệm hết sức mới mẻ về tuổi trẻ, về thời gian. Với Xuân Diệu, thời gian, tuổi trẻ của mỗi người là một quãng thời gian hữu hạn, chật hẹp, nó sẽ trôi chảy theo nhịp tuyến tính và một đi không trở lại. Đó là một quan niệm hết sức mới mẻ của Xuân Diệu.  Thêm vào đó việc sử dụng điệp từ “phải chăng”  cùng cách sử dụng hình ảnh đối lập “lòng tôi rộng” – “lượng trời chật”, “xuân tuần hoàn” – “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”, “còn trời đất” – “chẳng còn tôi mãi” đã diễn tả một cách sâu sắc tâm trạng tiếc nuối, ngậm ngùi trước sự chảy trôi của thời gian, của tuổi trẻ.

Thiên nhiên trên mặt đất thật đẹp thật tình tứ nhưng tuổi trẻ của con người có hạn, một đi không trở lại, bởi vậy nên con người phải sống vội vàng để tận hưởng hết thảy những vẻ đẹp ấy. Và bởi vậy, mười câu thơ kết thúc bài thơ là lời giục dã sống vội vàng.

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

     Với việc sử dụng điệp từ “ta muốn”  trong hàng loạt các câu thơ, cùng việc sử dụng các động từ mạnh theo cấp độ tăng dần “ôm” – “riết” – “say” – “thâu” – “cắn” dã diễn tả một cách trọn vẹn và sâu sắc lời giục dã sống vội vàng, sống sôi nổi và luôn trân quý thời gian, tuổi trẻ của của tác giả. Và xét đến cùng, lời giục dã ấy chính là biểu hiện của một cái tôi khát khao sống, khát khao tận hưởng những vẻ đẹp giữa chốn trần gian.

3. Kết bài

     Tóm lại, bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu đã thể hiện một quan niệm hết sức mới mẻ, độc đáo về tuổi trẻ về thời gian. Bài thơ với một hình thức nghệ thuật rất điêu luyện: sự kết hợp hài hòa giữa mạch trữ tình và mặt triết lí, cũng việc sử dụng thành công các biện pháp tu từ đã cất lên lời giục dã sống mãnh liệt, sôi nổi và luôn biết trân quý từng giây phút trong cuộc đời mình.

 

Từ khóa tìm kiếm nhiều :

dàn ý bài vội vàng

dàn ý vội vàng

phân tích bài thơ vội vàng

phân tích vội vàng

vội vàng xuân diệu

dàn ý phân tích vội vàng

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ




Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988