slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Lập Dàn Ý và Bài Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Từ Ấy của Tố Hữu

Bài viết hướng dẫn các em cách lập dàn ý phân tích bài thơ Từ Ấy và bài văn mẫu mới nhất giúp các em học sinh tham khảo để có thể học và làm bài tập tốt hơn. Phụ huynh cũng có thể tìm hiểu việc thuê gia sư dạy Văn tại nhà giúp các em học tốt Văn và có phương pháp tự học hiệu quả.

Lập Dàn Ý và Bài Văn Mẫu Phân Tích Bài Thơ Từ Ấy của Tố Hữu

I. Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Từ Ấy

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và phong cách thơ của ông

     + Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca cách mạng, chặng đường thơ ăn nhập với chặng đường cách mạng của dân tộc.

     + Thơ ông mang đậm tính trữ tình – chính trị, là tiếng lòng của những lẽ sống lớn, tình cảm lớn và luôn đậm tính dân tộc.

Giới thiệu khái quát về bài thơ Từ ấy

     + Rút ra từ tập thơ cùng tên, tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu

     + Thể hiện niềm hạnh phúc, vui sướng của thi sĩ khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng

2. Thân bài

a, Nhan đề “Từ ấy”

“Từ ấy” chính là thời điểm Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng – tháng 7 năm 1938.

  Trong khổ thơ thứ nhất của bài thơ tác giả đã lặp lại nhan đề ấy như một sự nhấn mạnh thời điểm nhà thơ giác ngộ lí tưởng cách mạng

b, Khổ 1

Hai câu thơ đầu:

     + Sử dụng hình ảnh ẩn dụ

          * Nắng hạ” là cái là thứ nắng chói chang, rực rỡ, mạnh mẽ và qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh niềm vui sướng trào dâng trong khoảnh khắc tìm thấy lí tưởng của Đảng,

          * “mặt trời chân lí” là cách nói ẩn dụ nhằm nhấn mạnh ánh sáng của Đảng

     + Sử dụng động từ mạnh “bừng”, “chói”

=> Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ

Hai câu thơ còn lại:

     + Nghệ thuật so sánh

     + Sử dụng hình ảnh thơ tươi sáng

=> Niềm vui sướng, hạnh phúc khôn nguôi của tác giả khi bắt gặp lí tưởng cách mạng

c, Khổ 2

– Sử dụng hàng loạt các động từ thể hiện sự gắn bó, gần gũi: :buộc, trang trải, gần gũi

Hình ảnh ẩn dụ “khối đời” nhằm chỉ một khối người đông đảo, là đại diện cho tinh thần đoàn kết dân tộc cùng

Quan hệ từ “với” và điệp từ “để”

=> Khổ thơ thể hiện nhận thức mới của tác giả về một lẽ sống mới – lẽ sống hòa cái tôi cá nhân vào trong cái ta chung của cộng đồng để tạo nên sức mạnh đoàn kết cho dân tộc

d, Khổ 3

Câu thơ mở đầu cấu trúc khẳng định “Tôi đã là…” cùng điệp từ “là”

Từ ngữ chỉ quan hệ gia đình, huyết thống: con, anh, em

Sử dụng từ ngữ có giá trị biểu cảm cao “kiếp phôi pha”, “cù bất cù bơ” đã cho thấy tấm lòng đồng cảm, xót thương tới những kiếp người đau khổ, bất hạnh, những con người lao động vất vả của thi sĩ.

=> Khổ thơ thứ ba đã cho thấy sự chuyển biến trong tình cảm của tác giả, đó là một tình cảm lớn, cao đẹp.

3. Kết bài

– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

 Qua bài thơ, giúp chúng ta hiểu hơn về đặc điểm thơ Tố Hữu

II. Bài Văn Phân Tích Từ Ấy của Tố Hữu

1. Mở bài

     Tố Hữu là một trong những cây bút tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Chặng đường thơ của ông luôn gắn bó mật thiết và hoàn toàn ăn nhập với chặng đường phát triển của cách mạng dân tộc. Những vần thơ của Tố Hữu luôn mang tính trữ tình – chính trị đậm đà, thể hiện những lẽ sống lớn, tình cảm lớn và luôn mang đậm tính dân tộc. Và có thể nói, bài thơ “Từ ấy” rút ra từ tập thơ cùng tên là một trong những sáng tác tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu. Bài thơ là tiếng lòng, là niềm hạnh phúc, vui sướng đến tột cùng của nhà thơ khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

2. Thân bài

     Đọc bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu người đọc sẽ cảm thấy thú vị, tò mò và bị cuốn hút ngay từ nhan đề của tác phẩm. Chắc hẳn, người đọc sẽ không thể không đặt ra cho mình câu hỏi “Từ ấy là từ khi nào?”. Đi suốt hành trình cuộc đời và chặng đường thơ của Tố Hữu, chúng ta sẽ nhận thấy đó là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời cũng như trong chặng đường thơ ca của tác giả. “Từ ấy” chính là thời điểm Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng – tháng 7 năm 1938. Và rồi, trong khổ thơ thứ nhất của bài thơ tác giả đã lặp lại nhan đề ấy như một sự nhấn mạnh thời điểm nhà thơ giác ngộ lí tưởng cách mạng để rồi từng nỗi niềm hạnh phúc của ông cứ thể chảy dài trên từng câu thơ.

     Khổ thơ mở đầu bài thơ đã thể hiện một cách chân thực niềm vui sướng, hạnh phúc của tác giả khi bắt gặp lí tưởng cách mạng. Hai câu thơ mở đầu khổ thơ như một lời khẳng định về ánh sáng của lí tưởng Đảng, của lí tưởng Cách mạng:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

     Trong hai câu thơ mở đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ qua hình ảnh “nắng hạ” “mặt trời chân lí”. “Nắng hạ” là cái là thứ nắng chói chang, rực rỡ, mạnh mẽ và qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh niềm vui sướng trào dâng trong khoảnh khắc tìm thấy lí tưởng của Đảng, còn “mặt trời chân lí” là cách nói ẩn dụ nhằm nhấn mạnh ánh sáng của Đảng. Việc sử dụng các hình ảnh ẩn dụ cùng việc sử dụng các động từ mạnh “bừng”, “chói” tác giả đã khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng cả trí tuệ và tâm hồn nhà thơ. Để rồi trong hai câu thơ còn lại, tác giả đã diễn tả niềm vui sướng, hạnh phúc đến tột cùng của mình trong giây phút ấy qua hình ảnh so sánh độc đáo

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

     Nếu như ở khổ thơ thứ nhất của bài thơ, chúng ta cảm nhận rõ nét niềm hạnh phúc, sung sướng của nhà thơ thì sang khổ thơ thứ hai ta sẽ được chứng kiến sự chuyển biến nhanh chóng của niềm hạnh phúc ấy thành nhận thức mới của nhà thơ

Tôi buộc lòng tôi với mọi nhà

Để tình trang trải với muôn nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

     Khổ thơ đã diễn tả rõ nét lẽ sống mới của tác giả qua việc sử dụng hàng loạt các động từ trong tất cả các câu thơ. Động từ “buộc” đã thể hiện ý thức  quyết tâm cao độ muốn thoát khỏi giới hạn của “cái tôi” cá nhân để hướng vào cộng đồng. Động từ “trang trải’, “gần gũi” gợi nên sự gắn bó mật thiết giữa những con người. Và thêm vào đó là việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ “khối đời” nhằm chỉ một khối người đông đảo, là đại diện cho tinh thần đoàn kết dân tộc cùng với quan hệ từ “với” và điệp từ “để” đã diễn tả chính xác lẽ sống mới của nhà thơ. Lẽ sống ấy là lẽ sống hòa cái tôi cá nhân và trong cái ta chung của cộng đồng, của dân tộc để tạo nên sự đoàn kết – sức mạnh của dân tộc.

    Không chỉ có sự chuyển biến trong nhận thức, tình cảm của thi sĩ khi giác ngộ lí tưởng cách mạng cũng có sự chuyển biến rõ nét và điều đó được thể hiện qua khổ thơ cuối cùng của bài thơ:

Tôi đã là con của vạn nhà

Là anh của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ…

     Câu thơ mở đầu cấu trúc khẳng định “Tôi đã là…” cùng điệp từ “là” lặp lại trong các câu tiếp theo đã khẳng định rõ ràng nhận thức của tác giả về ai trò của mình trong đại gia đình lớn – dân tộc Việt Nam. Thêm vào đó, cách sử dụng các từ ngữ chỉ quan hệ gia đình như “con”, “anh”, “em” đã thể hiện tình cảm đầm ấm, thân thiết, ruột thịt của tác giả. Đặc biệt, là việc sử dụng hàng loạt từ ngữ có giá trị biểu cảm cao “kiếp phôi pha”, “cù bất cù bơ” đã cho thấy tấm lòng đồng cảm, xót thương tới những kiếp người đau khổ, bất hạnh, những con người lao động vất vả của thi sĩ. Và như vậy, khổ thơ thứ ba đã cho thấy sự chuyển biến trong tình cảm của tác giả, đó là một tình cảm lớn, cao đẹp.

3. Kết bài

     Tóm lại, bài thơ với việc sử dụng dày đặc các hình ảnh thơ tươi sáng có giá trị ẩn dụ cùng việc sử dụng các biện pháp tu từ đã thể hiện sâu sắc niềm vui sướng của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng của Đảng, lí tưởng của cách cùng những nhận thức mới về nhận thức và sự chuyển biến về tình cảm của Tố Hữu. Đồng thời, qua đó cũng giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về đặc điểm, phong cách thơ của ông.

___ HẾT ___

Bài viết “Phân tích bài thơ Từ ấy” vừa được trung tâm hoàn thiện với hi vọng sẽ cung cấp cho các em những thông tin hữu ích trong quá trình học tập. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, các em không nên sao

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988