slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Trẻ Chậm Phát Triển Là Gì? Có Đáng Lo Ngại Không?

Trẻ chậm phát triển là gì? Đây là khái niệm không còn quá xa lạ, nhưng lại thường được các phụ huynh hiểu sai cách. Vậy chúng ta cần phải hiểu hội chứng này như thế nào? Nó có đáng lo ngại hay không?

I. Trẻ chậm phát triển là gì?

Trẻ chậm phát triển được hiểu đơn giản là khi trẻ gặp các vấn đề về trí tuệ, thể chất, ngôn ngữ, tâm lý và vận động đều chậm hơn nhiều so với các mốc phát triển của trẻ bình thường. Điều này được lý giải do sự khiếm khuyết của não bộ gây ra, và thường thể hiện rõ trong 5 năm đầu đời. 

Trẻ chậm phát triển là gì?

II. Dấu hiệu nhận biết con bị chậm phát triển

Có nhiều dấu hiệu bố mẹ có thể tự nhận biết con có chậm phát triển hay không. Tuy nhiên, chậm phát triển chia làm 3 nhóm chính, phụ huynh cần xác định và phân biệt chính xác, mới có thể có phương án trị liệu chuẩn.

Vậy dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển là gì?

1, Chậm phát triển nhận thức

Chậm phát triển nhận thức ở trẻ được thể hiện ở việc:

– Con tiếp thu chậm: Con khó khăn trong quá trình tiếp thu, từ học tập đến công việc. Hầu hết các việc từ nhỏ đến lớn của con đều phải có bố mẹ chỉ dẫn và hỗ trợ nhiều. Ví dụ con không thể tự giải các phép tính cơ bản, hay không hiểu ý nghĩa của 1 vài câu văn.

– Có trí nhớ kém: Con không có khả năng nhớ lâu, chuyện vừa xảy ra cũng có thể bỗng dưng “biến mất” khỏi ký ức của con. Điển hình nhất của dấu hiệu này là trẻ không thể nhớ được địa chỉ nhà, số điện thoại của bố mẹ hay ngày sinh của chính mình

Dấu hiệu nhận biết con bị chậm phát triển

– Thiếu hứng thú : Thiếu hứng thú thể hiện ở việc con không có nhu cầu tự giải quyết các vấn đề nhỏ của mình, dễ bỏ cuộc, cũng không hứng thú với các trò chơi có thưởng, Điều này tác động tiêu cực đến ý chí và khả năng hòa nhập của trẻ

Đối tượng trẻ chậm phát triển nhận thức thường có chỉ số IQ kém cao hơn các bạn, dẫn đến những khó khăn nhất định trong học tập, hành xử và các mối quan hệ. 

2, Chậm phát triển ngôn ngữ

Đây được xem là dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với biểu hiện của các triệu chứng như tăng động, tự kỷ,… bởi vậy bố mẹ cần quan sát kỹ lưỡng và có những đánh giá, phân biệt triệu chứng đúng nhất.

Cụ thể, đối tượng trẻ này thường chậm nói,một số trẻ lớn hơn thì gặp hạn chế trong giao tiếp. Một vài biểu hiện của từng giai đoạn phát triển ở con:

18 – 24 tháng tuổi: 

Trẻ chưa thể bi bô nói được các từ đơn cơ bản: ông, bà, bố, mẹ, cơm…

Con không có khả năng nói được tối thiểu 6 từ đơn giản

Không có phản ứng đáp trả khi được bố mẹ hỏi: “Con muốn đi đâu?”, “Con ăn cơm chưa?”, “Con thích cái nào?”,… Thậm chí không nghe hiểu những câu mệnh lệnh dạng như: “Ra đây với mẹ nào”, “Ngồi xuống đây nào”, “Không ném đồ nhé”,…

Hạn chế giao tiếp, không có nhu cầu nhận sự giúp đỡ từ người thân xung quanh

Trên 24 tháng tuổi: Con không chủ động giao tiếp, trình bày hay mô tả lại sự vật. Trẻ chậm phát triển trên 2 tuổi thường chỉ có khả năng nhại lại, nhắc lại những gì người lớn nói.

Bằng dấu hiệu ngôn ngữ, bố mẹ cũng sẽ dần hiểu kỹ hơn khái niệm trẻ chậm phát triển là gì?

3, Chậm phát triển hành vi

Đa số trẻ chậm phát triển hành vi đều có biểu hiện của chứng tăng động và tự kỷ. Gia Sư Đăng Minh sẽ chỉ rõ cho bố mẹ biết ngay dưới đây:

Con hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ, thậm chí bố mẹ cảm thấy con lúc nào cũng như dư thừa năng lượng

Không kiểm soát được hành vi của mình, dễ gây những tổn thương về thể chất cho mình hoặc những người xung quanh

Con dễ cáu gắt và quên đồ 

Trẻ chậm phát triển hành vi thường khó khăn trong việc thích nghi, hòa nhập với môi trường mới. Vì vậy, các mối quan hệ của con bị hạn chế, con cũng dễ khép mình, tự ti khi đến chỗ mới.

III. Trẻ chậm phát triển có đáng lo?

Nhận được lời giải đáp trẻ chậm phát triển là gì, nhiều bố mẹ vẫn còn lo ngại về việc hội chứng này liệu có đáng lo? Câu trả lời là: Hội chứng này khá đáng lo ngại nếu không được can thiệp sớm. 

Như đã nói ở trên, trẻ chậm phát triển không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu được can thiệp sớm, thì khả năng tái hòa nhập và phát triển của các con gần như tương đương bạn bè đồng trang lứa.

Chúng tôi nhận thấy, tâm lý chung của bố mẹ có con chậm phát triển là:

1, Buồn và trầm cảm

Tâm trạng khó có thể tránh được khi có con chậm phát triển, hầu hết phụ huynh từng đến với Trung Tâm Gia Sư Đăng Minh đều có những cảm xúc này. Một phần vì lo cho con, một phần vì hoang mang không biết phải làm thế nào.

2, Kiệt sức và chán nản

Bố mẹ tìm mọi cách để hiểu và hỗ trợ con, tuy nhiên giáo dục trẻ chậm phát triển là cả một quá trình dài, không tránh khỏi những lúc kiệt sức. Chưa kể nếu chưa thể đạt thành quả ngay, dẫn đến chán nản là chuyện dễ hiểu

3, Áp lực về kinh tế

Đăng Minh luôn thấu hiểu, những áp lực về kinh tế khi nuôi một đứa trẻ chậm phát triển đến chừng nào. 

4, Lo lắng các vấn đề phát sinh 

Bố mẹ cũng hết sức cẩn trọng với những vấn đề phát sinh khi có con chậm phát triển, như: con dễ có nhiều hành động tiêu cực, kết quả học tập kém, con không có bạn bè,…

Chính vì vậy, để con sớm trở lại cuộc sống bình thường, việc quan trọng nhất vẫn là các chương trình can thiệp sớm. 

Những chia sẻ về trẻ chậm phát triển là gì và hội chứng này có đáng lo ngại không, hi vọng sẽ giúp bố mẹ thấu hiểu và thêm phần yên tâm. Hãy gạt bỏ những lo âu, để Đăng Minh đồng hành cùng bố mẹ và các con trên hành trình phát triển nhé!

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
097.948.1988