slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Có Những Mức Độ Tự Kỷ Như Thế Nào?

Đánh giá được mức độ trẻ tự kỷ sẽ rất hữu ích cho quá trình can thiệp đạt hiệu quả. Vậy có những mức độ tự kỷ nào? Đặc điểm nhận biết của từng mức độ ra sao? 

I. Có những mức độ tự kỷ nào? Đặc điểm nhận biết từng mức độ

Trẻ tự kỷ có 3 mức độ, mỗi mức độ có những đặc điểm khác nhau. Các mức độ tự kỷ thường được đánh giá qua các bài kiểm tra của bác sĩ, chuyên gia tâm lý. Kết hợp dựa trên lời khai về mức độ biểu hiện của các con từ người nhà, bố mẹ để có kết luận về mức độ chính xác nhất.

Có Những Mức Độ Tự Kỷ Như Thế Nào?

Sau khi được kết luận mức độ của hội chứng, các con sẽ được sắp xếp các kế hoạch đào tạo và theo dõi phù hợp nhất theo từng giai đoạn.

1, Mức độ 1 – Mức độ tự kỷ nhẹ

Ở mức độ này, con có những biểu hiện của trẻ tự kỷ nhẹ nhất. Các dấu hiệu tự kỷ đặc trưng như: rối loạn ngôn ngữ, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc,… đều được trẻ thể hiện ra. Tuy nhiên, các dấu hiệu này thường sẽ nhẹ nhàng và thoáng qua hơn, vì vậy chúng cũng dễ kiểm soát hơn. 

Trẻ tự kỷ nhẹ ở mức 1 tuy hơi gặp khó khăn trong giao tiếp và kết bạn, nhưng con vẫn có thể tự làm được những việc cá nhân của mình và vẫn có thể giao tiếp với bố mẹ mà không bị mất tập trung quá nhiều. Bên cạnh đó, con vẫn có khả năng giao tiếp và tương tác với những người thân thuộc, cho bé cảm giác an toàn, tuy nhiên ở mức độ hội thoại ngắn.

Các chuyên gia khuyên bố mẹ có con tự kỷ mức độ 1 nên tích cực có những phương pháp có thể hỗ trợ đào tạo con tại nhà, giúp con nhanh giảm các triệu chứng nhẹ:

– Dành nhiều sự quan tâm và trò chuyện nhiều với con

– Khuyến khích con tự làm việc của mình, hoặc làm theo chỉ dẫn của bố mẹ

– Hạn chế thói quen xem TV, điện thoại quá lâu

– Tích cực kể chuyện và dạy con tập nói 

2, Mức độ 2 – Mức độ trung bình

Tương tự như những biểu hiện của mức độ 1, nhưng ở mức đột tự kỷ 2, ngoài những biểu hiện đặc trưng của hội chứng, trẻ tỏ ra mình gặp khó khăn nhiều hơn trong giao tiếp. Và con cũng cần sự hỗ trợ của bố mẹ nhiều hơn. Lý giải điều này, các chuyên gia nhận định rằng, do khả năng giao tiếp hạn chế dần, dẫn đến các tương tác của con với xã hội bị ảnh hưởng. Từ đó cũng làm hạn chế thu nhận thông tin mới và khả năng học hỏi, gây khó khăn nhiều trong cuộc sống. 

Thay đổi môi trường sống chính là một cơn ” ác mộng” với đối tượng trẻ này. Con sẽ rất khó khăn khi phải thích nghi với những điều mới mẻ, bởi cảm xúc, thông tin xã hội và kỹ năng mềm của con gặp nhiều hạn chế.

Mức độ trung bình, bên cạnh việc tự giáo dục tại nhà, con bắt đầu cần có sự can thiệp từ các chuyên gia hoặc sự hỗ trợ của các trung tâm gia sư trẻ chuyên biệt như Đăng Minh. Chúng tôi sẽ kiểm tra mức độ và có những kế hoạch kết hợp cùng gia đình để sớm giúp trẻ hòa nhập.

3, Mức độ 3 – Mức độ cao nhất

Không ngẫu nhiên mà đây được xem là mức độ tự kỷ cao nhất và nghiêm trọng nhất. Ở mức độ này, mọi triệu chứng của hội chứng được thể hiện trầm trọng hơn và đáng quan ngại hơn rất nhiều. Cụ thể như: 

– Con dễ dàng nóng giận, không kiểm soát được hành vi của mình, dễ bị kích động và thực thi những hành động tiêu cực, làm đau bản thân hoặc người khác

– Khả năng giao tiếp bị suy giảm, con không thể tương tác và giao tiếp với người khác bằng cả ngôn ngữ lẫn hành động, cảm xúc. 

– Con chỉ thích ở một mình và la hét, sợ hãi bất thường

– Dễ có những hành vi tiêu cực lặp đi lặp lại

Ở mức độ tự kỷ 3, không những cần can thiệp từ chuyên gia và gia đình, lúc này con cần một kế hoạch trị liệu chuyên sâu hơn rất nhiều. Con cũng cần nhiều thời gian để được áp dụng phối hợp nhiều phương pháp can thiệp trẻ tự kỷ. Bởi đây là mức độ khá nặng, trẻ tự kỷ cũng cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt, bởi con ít nhiều có những khiếm khuyết trong sinh hoạt.

II. Cách phòng tránh chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ

Các mức độ tự kỷ sẽ bị ngăn chặn nếu chúng ta có những biện pháp phòng tránh cho con, tuy không phải là tuyệt đối, nhưng phụ huynh khả năng lớn để tự phòng ngừa hội chứng này. Trừ các nguyên nhân tự kỷ do di truyền, rối loạn gen, bố mẹ có thể phòng tránh chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ bằng những cách sau:

– Hạn chế tiếp xúc với bia rượu, các chất kích thích, an thần lúc mang thai. Bất kì việc sử dụng thuốc điều trị bệnh gì nên có sự hướng dẫn chính xác từ bác sĩ

– Mẹ bầu từ tháng 2 đến tháng thứ 3 nên cung cấp đủ thyroxin có trong tuyến giáp 

– Tránh việc sinh sống tại môi trường quá ô nhiễm, đặc biệt là nơi có nhiều thuốc trừ sâu

– Tâm trạng luôn vui vẻ, không stress trong thai kỳ

– Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để hạn chế việc sinh non, sinh thiếu cân

– Luôn dõi theo từng mốc phát triển của con để sớm phát hiện những bất thường

– Hạn chế cho con đam mê các thiết bị công nghệ như TV, điện thoại

– Chăm chỉ tương tác, trò chuyện với con

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988