slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Cách Viết Bản Kiểm Điểm Dễ Dàng Cho Học Sinh

Khi còn là học sinh, thật khó để chúng ta không mắc lỗi phải không nào? Rất có thể mỗi lần mắc lỗi thì một chiếc bản kiểm điểm sẽ “ra đời”. Chính vì thế bản kiểm điểm đã trở thành “cơn ác mộng” với học sinh. Lần đầu mới viết bản kiểm điểm đã có không ít bạn không biết sẽ phải viết như thế nào? Bắt đầu ra sao?… Nội dung dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách viết bản kiểm điểm, thật ra cũng không quá khó đâu nhé.

I. Tại sao cần viết bản kiểm điểm

Bảng kiểm điểm không phải chỉ để liệt kê hay kể tên các tội danh mà với những cô cậu học trò nó có thể sẽ được “biến tấu” đi một chút để trở thành một bản vừa “hài hước” nhưng vẫn đi vào lòng người khiến cho người đọc dễ dàng hơn trong việc cảm thông, chia sẻ lỗi mà người viết đã gặp phải.

Khi học sinh mắc lỗi lầm nào đó thì giáo viên sẽ yêu cầu viết bản kiểm điểm, học sinh cần phải tường trình lại toàn bộ sự việc đồng thời trong đó cũng phải nêu rõ được sự lỗi lầm, sự ăn năn của bản thân cùng lời hứa hẹn không mắc phải. Nhiều khi lỗi mà học sinh mắc phải không quá lớn nhưng vẫn cần phải kiểm điểm nghiêm khắc bởi với các bạn vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, nếu không biết sửa chữa những lỗi nhỏ thì rất dễ gây nên những lỗi lớn.

II. Trước khi viết bản kiểm điểm cần chuẩn bị những gì?

Biết được cách viết bản kiểm điểm nhưng không chuẩn bị tốt ngay từ đầu cũng khó để các bạn học sinh có được một biên bản hoàn chỉnh được. Vì thế trước khi viết cần chuẩn bị thật đầy đủ và hoàn hảo nhất như vậy mới đem lại hiệu quả cao, cụ thể:

– Cần nắm rõ xem vì sao, nguyên nhân là gì mà mình phải viết bản kiểm điểm và nhận biết mức độ lỗi phạm phải nặng hay nhẹ.

– Cần phải tự biết lỗi của mình, nhận lỗi về mình và tất cả sẽ được trình bày bằng những câu chữ cụ thể, đầy đủ, rõ ràng nhất.

– Hãy tìm hiểu trước xem có cách khắc phục lỗi lầm nào của mình hiệu quả nhất hay không? Bởi trong bản kiểm điểm thì bạn cần phải trình bày cụ thể những vấn đề này để ghi nhớ lần sau không vi phạm nữa.

– Có thể tham khảo các mẫu bản kiểm điểm khác nhau để có được cách viết “mùi mẫn” đi vào lòng người nhất.

Đối với những người có khả năng viết lách tốt cùng với ngôn ngữ phong phú, dồi dào thì việc viết được một bản kiểm điểm không có gì là khó khăn cả, nhưng với những bạn học sinh lần đầu mắc lỗi phải viết, chưa có kinh nghiệm gì cả lại là điều khá khó khăn. Vì thế việc nắm bắt cách viết bản kiểm điểm sẽ giúp bạn tự tin hơn nhiều nếu lỡ một ngày mắc lỗi đấy nhé.

III. Cách viết bản kiểm điểm dễ dàng cho học sinh

Khi ngồi trên ghế nhà trường chắc hẳn ít nhất 1 lần chúng ta phải viết bản kiểm điểm, đôi khi đó chỉ là lỗi như đi học muộn, ghi tên trên sổ đầu bài, không thuộc bài… hoặc có khi là lỗi lớn hơn như trốn học, đánh nhau… Lúc này học sinh cần phải xem xét, kiểm điểm lại hành vi mà mình đã phạm phải và hứa với giáo viên sẽ không mắc phải những lỗi như thế nữa.

Việc tìm hiểu về cách viết bản kiểm điểm sẽ giúp cho bạn cảm thấy tự tin hơn khi nhận lỗi, đồng thời nó cũng chính là cách để học sinh biểu đạt được thành ý hối lỗi của mình đến với giáo viên và mong nhận được sự “tha thứ”. Khi kiểm điểm lại bản thân học sinh cần nghiêm túc trình bày cụ thể lỗi lầm của mình đồng thời nhận lỗi và tìm ra cách để sửa sai, đã có không ít bạn sở hữu nguồn thơ văn phong phú đã viết lên một bản kiểm điểm với những từ ngữ dí dỏm, hài hước nhưng nhớ dù viết như thế nào đều phải trong một khuôn khổ cho phép và những từ ngữ khi sử dụng phải lễ phép với giáo viên và thể hiện được sự thành tâm nhận lỗi của bản thân.

Thật ra, nội dung của mỗi bản kiểm điểm ở cấp 1, cấp 2 hay cấp 3 thì cũng gần giống như nhau, học sinh chỉ cần tuân thủ được những nội dung đã viết như ở dưới đây thì đảm bảo sẽ có được một bản phù hợp, cụ thể:

– Phần mở đầu phải có đầy đủ kính gửi đến thầy hiệu trường, cùng đồng kính gửi đến cô giáo chủ nhiệm hoặc giáo viên bộ môn mà mình sẽ nhận lỗi.

– Tiếp đến là nêu đầy đủ họ và tên của mình cùng với lớp mà mình đang theo học.

– Tiếp đến là phần quan trọng nhất chính là nếu rõ ràng, rành mạch, chi tiết lỗi lầm của bản thân đồng thời nhận lỗi sai về mình, trong đó sẽ nói rõ cách khắc phục lỗi đồng thời hứa cam kết sau này sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ nhận hình phạt như thế nào?

– Sau khi đã trình bày nội dung cụ thể rồi thì kết lại bằng lời trân trọng cảm ơn thầy cô, cuối bản sẽ ký và ghi rõ họ tên của mình.

Có nhiều bản kiểm điểm giáo viên sẽ yêu cầu học sinh cần phải xin thêm ý kiến và chữ ký của phụ huynh vì thế hãy về nhà và nhận lỗi với cả cha mẹ nữa nhé.

Trên đây là một số chia sẻ về cách viết bản kiểm điểm dành cho học sinh, trong 12 năm học gần như là không có ai không mắc lỗi đúng không nào? Vì thế việc nắm bắt được cách viết này sẽ giúp cho bạn có thêm được nhiều hơn những trải nghiệm đồng thời cũng có thêm kinh nghiệm để bản thân nếu lỡ có phạm lỗi cũng sẽ biết cách nhận lỗi, biết cách sửa chữa lỗi lầm của mình để sau này không mắc phải nữa.

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988