Trang chủ » Cẩm Nang Học Tập »
Nội dung bài viết
Chỉ vài tháng sau khi sinh trẻ đã có thể nhận biết và vài tháng sau chúng đã có thể bắt chước các hành động của người lớn. Càng lớn chúng càng có xu hướng copy tính cách, cách ứng xử, cư xử của cha mẹ. Hay nói cách khác, cha mẹ là tấm gương để chúng làm theo. Thế nên, những trận đòn khi không quá cần thiết, khi nó sai thời điểm sẽ chỉ khiến chúng thấy bức bối, càng hung hăng hơn và chúng sẽ dùng cách đó đối phó với mọi người mà thôi. Vậy bạn và tôi cần tìm hiểu về top 10 phương pháp dạy con không đòn roi bố mẹ cần biết để có thể xử lý các tình huống một cách tốt hơn.
Là cha mẹ, hầu hết ai cũng từng dùng đòn roi để phạt con hay khi con làm sai, con không làm theo ý mình. Thế nhưng, có mấy ai hiểu tác hại ghê gớm của cách thức dạy con này.
Dùng đòn roi trước tiên khiến trẻ đau, và bằng cách đau khiến chúng sợ nhưng chúng lại không thể ý thức nhiều, đặc biệt khi chúng còn quá nhỏ. Nó chỉ làm tổn thương cơ thể trẻ, khiến chúng chịu những nỗi ám ảnh trong tâm trí.
Những trận roi vọt ở nơi công cộng thật không khác nào cách bạn làm trẻ xấu hổ với bạn bè, xấu hổ với hàng xóm, xấu hổ với tất cả mọi người. Chúng sẽ bị tổn thương.
Những cuốn sách dạy con không đòn roi còn chỉ ra rằng những đứa trẻ bị đánh sẽ có xu hướng lì lợm và hung hăng hơn. Chúng thậm chí càng hay nói dối, càng có xu hướng làm ngược lại các việc chúng hứa khi bị đánh.
Khi bị đánh bằng đòn roi chúng cũng sẽ lặp lại hành vi này khi có con cái và cứ 1 vòng luẩn quẩn chúng ta đang tạo ra một thế hệ kém về kỹ năng mềm.
Việc tìm hiểu các phương pháp dạy con không sử dụng đòn roi được nhiều ông bố, bà mẹ lựa chọn thế nhưng, những cách đó khá khó thực hiện hoặc nó có vẻ chưa phù hợp với hoàn cảnh ở Việt Nam, thói quen sinh hoạt, môi trường giáo dục ở Việt Nam…
Vậy nên bài viết này tôi sẽ cho bạn thấy 10 phương pháp dạy con không đòn roi đã được các chuyên gia và nhiều bà mẹ thực hiện thành công.
Nhiều bậc phụ huynh bị nhầm tưởng giữa ra lệnh và nhờ vả. Họ luôn coi con việc con làm là nhiệm vụ, là điều con phải làm. Thế nhưng, với một đứa trẻ “biết ăn, biết học hành là chăm ngoan” rồi thì việc chúng có thể giúp gì đó cho bạn là điều tuyệt vời.
Chính bởi vậy, thay vì ra lệnh cho trẻ bạn có thể nói nhẹ nhàng hơn như “Mẹ khát nước, con có thể lấy giúp mẹ 1 cốc nước được chứ”. Chúng sẽ thấy bị kích thích cũng như nhận ra vai trò và giá trị của mình hơn. Ngay như với việc vệ sinh cá nhân hay bất cứ việc gì của chúng bạn nên hạn chế câu nói ra lệnh.
Ngay cả khi bạn là người sinh ra, nuôi lớn trẻ thì bạn cũng không nên và không có quyền dùng lời lẽ thiếu tôn trọng chúng. Phương pháp dạy con không đòn roi cũng là việc không sỉ nhục trẻ đặc biệt ở nơi công cộng. Điều này khiến chúng mất tự tin, xấu hổ với mọi người. Làm chúng thấy bạn thiếu tôn trọng chúng và trẻ thấy tủi thân, nhiều trẻ còn có các suy nghĩ tiêu cực.
Bạn nên thật hạn chế sử dụng từ văng tục, cục cằn với trẻ để chúng luôn sống trong tình yêu thương. Luôn được nghe những lời lẽ hay và tất nhiên lớn lên như vậy chúng cũng hình thành ngôn ngữ hay, đẹp cho bản thân.
Không đòn roi không có nghĩa bạn không thể dạy con, bạn vẫn luôn cần sự nghiêm khắc nhất định, chí ít là khi chúng làm sau, khi không làm bài tập, khi nói dối. Thế nhưng, nghiêm khắc bằng cách sử dụng từ ngữ khẳng định con sẽ học kém, nếu con tiếp tục như vậy. Hay bạn bè sẽ cười chê nếu con vẫn học kém ….
Luôn có sự nghiêm túc chứ không phải việc trẻ muốn làm gì là bạn làm theo, trẻ muốn ăn kẹo là có thể ăn. Điều đó khiến chúng trở thành những đứa trẻ hư, không biết nghe lời.
Những cách dạy con không đòn roi chỉ ra rằng bạn không nên suy xét hay giải quyết vấn đề lúc cáu, bởi khi đó bạn không thể suy nghĩ, phân xử đúng sai, hay đưa ra cách xử lý hợp lý nhất. Thay vì như vậy, hãy bảo trẻ “mẹ đang rất cáu, chuyện này sẽ nói sau”. Khi bình tĩnh lại bạn hãy giảng giải cho con hiểu. Từ lúc trẻ 2 tuổi chúng đã đủ nhận thức nhiều điều trong cuộc sống và hãy nói chuyện với chúng như với những người bạn.
Việc khuyến khích không phải là khen ngợi, không phải khiến trẻ tự cao với mình. Mà đó là việc khuyến khích trẻ làm đúng, làm tốt. Khi trẻ làm xong bài tập về nhà hoặc luôn để quần áo đúng ngăn bạn có thể thưởng cho chúng một phần quà như: đi chơi siêu thị, đi bơi…nó vừa giúp chúng thích thú lại tăng sức khỏe, gắn kết tình mẹ con.
Không chỉ vậy, việc khuyến khích còn giúp trẻ có động lực học tập, động lực chúng thử sức với một vài công việc khó như rửa bát, nhặt rau. Ban đầu có thể không tốt nhưng trẻ sẽ học được cách giúp đỡ và cùng mọi người trong nhà làm việc.
Bậc cha, mẹ nào cũng cần học tính kiên nhẫn, kiên nhẫn hơn để lắng nghe và kiên nhẫn để phân định mọi việc. Kiên nhẫn còn giúp bạn vượt qua cơ giận dữ lúc nào không hay để trẻ không chịu những đòn roi. Kiên nhẫn chính là cách dạy con không sử dụng đòn roi cha mẹ cần biết.
Kiên nhẫn cũng cần rèn luyện, học tập chứ không phải ta sinh ra đã có. Bạn nên rèn luyện điều này nhiều hơn đặc biệt khi có con nhỏ, khi mà ngày nào chúng cũng có thể khiến bạn đau đầu hoặc làm sai ý bạn.
Mỗi ông bố, bà mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tính cách của trẻ. Cách dạy con ngoan cũng cần có sự linh hoạt, học tập và không thể thiếu tinh thần xây dựng. Xây dựng ở đây là thay vì phàn nàn con làm việc chậm, hay quên thì hãy nhắc nhở khéo như “khi nào rửa mặt xong hãy bảo mẹ lấy đồ ăn nhé”. Tuy chỉ là câu nói nhưng nó kích thích trẻ thực hiện hành động đó ngay lập tức mà không cần bạn mắng.
Việc áp đặt trẻ theo ý thích, nhu cầu của người lớn là sai lầm tai hại của đa phần các ông bố, bà mẹ. Luôn bắt chúng phải học Toán, luôn bắt chúng phải làm theo ý mình. Bạn biết không, trẻ nhỏ là tâm hồn trong sáng, chúng thích và làm những điều thú vị, chúng cần được sáng tạo, chúng cần được tạo điều kiện để làm việc đó. Và bạn chính là nhân tố giúp chúng thực hiện mọi ước mơ.
Một trong những phương pháp dạy con không đòn roi là việc bạn hào phóng với lời cảm ơn. Ngay cả mẹ con bạn cũng nên thường xuyên cảm ơn trẻ khi trẻ giúp bạn làm một công việc nào đó. Điều này khích lệ tinh thần trẻ và làm trẻ thấy chúng có ích. Đừng tiết kiệm lời xin lỗi, hãy nói xin lỗi con mỗi khi cần bởi chúng xứng đáng được tôn trọng.
Lắng nghe chúng muốn gì, cần gì, thấy hài lòng cái gì, không hài lòng vì sao? bạn cần lắng nghe để hiểu về trẻ để có những cách làm, việc làm đúng hơn và không làm trẻ khó chịu.
Hãy là những ông bố, bà mẹ đúng nghĩa, là tấm gương, là nơi con có thể tựa vào mỗi khi có biến cố hay đơn giản là người bạn cho con chia sẻ mọi thứ trên cuộc sống này.
Gợi ý – Tìm Hiểu Thêm
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm