slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Phương Pháp Dạy Học Stem Là Gì? Hiểu Đúng Về Giáo Dục STEM

Giáo dục STEM giúp các các em học sinh được thực hành các thí nghiệm khoa học thực tế, được cung cấp kỹ năng mềm trong việc giải quyết vấn đề hay kỹ năng cộng tác, các kỹ năng về giao tiếp hay tư duy phản biện. Nhằm phát triển tư duy toàn diện giúp các em có thể thích nghi với cuộc sống hiện đại thế kỷ 21. Vậy phương pháp giáo dục STEM là gì? hiểu đúng về giáo dục STEM như thế nào sẽ được trung tâm gia sư Đăng Minh cung cấp trong bài viết này.

I. Phương Pháp Dạy Học Stem Là Gì?

STEM được phát triển nhằm mục đích giúp người học trang bị các kiến thức và kỹ năng ở các lĩnh vực : Toán học, kỹ thuật, khoa học và công nghệ. Nhưng các môn này được tiếp cận liên môn hay còn gọi là interdisciplinary, ở đó người học là các học sinh có thể sử dụng phương pháp, cách thức đó để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Trong mô hình STEM  người ta không chia 4 môn học trên theo cách rời rạc mà kết hợp lại dựa trên mô hình học tập với các ứng dụng thực tế.

Nói khác hơn, quy trình dạy học STEM không hướng tới việc đào tạo ra những kỹ sư, nhà toán học hay nhà khoa học mà nhằm giúp các học sinh có kỹ năng cùng kiến thức để có thể làm việc và phát triển được trong thời kỳ phát triển trong thế kỷ 21 này. Mô hình STEM  không chỉ tạo ra những con người, nguồn nhân lực đáp ứng các yêu cầu công việc ngày càng cao của xã hội. Nhờ đó tác động tới sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội.

Trong STEM cách tiếp cận không phải riêng rẽ mà nó là sự tiếp cận liên ngành, với những bài học được lồng ghép kiến thức thực tế. Trong bài học, các em học sinh có thể sử dụng kiến thức về Toán học, công nghệ, khoa học, kỹ thuật áp dụng ngay trong thực tế. Nhờ sự liên kết thực tiễn đó giúp kết nối giữa các cộng đồng, các trường, nơi làm việc hay các tổ chức trên toàn cầu, giúp tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế mới.

Yếu tố kỹ thuật trong STEM nhằm tạo ra năng lực về kỹ thuật cho học sinh hay người học, và người học có thể giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Ví dụ họ có thể xây dựng được các quy trình sản xuất sản phẩm thực tiễn. Hiểu đơn giản hơn là người học được học và trang bị các kỹ năng để sản xuất các đối tượng và họ hiểu cũng như nắm được quy trình tạo ra nó. Mô hình giáo dục STEM THPT hay tiểu học đều đòi hỏi các em học sinh có khả năng tổng hợp, phân tích cũng hơn kết hợp để giúp các yếu tố tồn tại và phát triển. Học sinh cũng phải nắm và tìm ra nhu cầu của xã hội để đáp ứng các nhu cầu đó.

II. Thế Mạnh Của Giáo Dục STEM

Dạy học theo định hướng giáo dục STEM có rất nhiều thế mạnh, việc của chúng ta là khai thác tốt các thế mạnh đó. Chúng ta cần khai thác tốt các thế mạnh cũng như điểm mạnh của giáo dục STEM đặc biệt trong dạy học phổ thông. Bên cạnh đó phải dựa vào hoàn cảnh thực tế của đất nước cũng như dựa vào trình độ của đội ngũ giáo viên, quản lý, giáo dục, cơ sở vật chất của các trường.

1.Phương pháp giáo dục STEM là phương pháp tích hợp liên môn

Thông qua thực hành và ứng dụng liên môn, các đơn vị giáo dục thay vì dạy 4 môn rời rạc lại kết hợp chúng lại thành một mô hình học gắn kết với các ứng dụng thực tiễn. Nhờ đó học sinh vừa có kiến thức chuyên sâu vừa vận dụng chúng vào thực tiễn. Các em học sinh không chỉ biết tới lý thuyết mà còn có thể thực hành một cách chính xác, thuần thục. Giáo dục theo phương thức Stem có thể phá bỏ khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn để giúp con người có năng lực đủ để làm việc trong các môi trường có tính sáng tạo cũng như đòi hỏi cao trong trí óc con người ở thế kỷ 21.

2. Giáo dục stem đề cao vấn đề phát triển năng lực tự giải quyết

Có thể nói, trong thế kỷ 21, con người càng phải năng động, phải có óc sáng tạo và biết giải quyết vấn đề. Giáo dục stem đề cao việc phát triển cũng như hình thành năng lực tự giiar quyết các vấn đềliên quan tới các vấn đề khoa học. Để làm được việc đó, các học sinh phải suy luận, vận dụng, tìm tòi, nghiên cứu các kiến thức chuyên môn, kiến thức liên quan qua các tài liệu trong sách, trong thí nghiệm.

3. Giáo dục stem đề cao phong cách học tập mới mẻ

Phương pháp giáo dục stem tiểu học và các bậc học khác luôn đề cao phong cách học tập mới mẻ cho người học, học sinh. Một cách học sáng tạo, người học phải là người có vai trò phát minh, vậy nên học sinh phải hiểu bản chất, hiểu vấn đề, hiểu cách vận dụng nó.

III. Lợi Ích Của Phương Pháp Giáo Dục Stem

Có thể nói, phương pháp giáo dục stem mầm non cũng được đưa vào cùng các bậc học như tiểu học, THCS hay trung học phổ thông để thấy những lợi ích to lớn mà phương pháp này đem lại cho các em học sinh. Vậy, lợi ích ở đâu và những gì?

  • Với phương pháp giáo dục stem, học sinh được thực hành các thí nghiệm khoa học, nhờ đó giúp phát triển trí sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Với 4 lĩnh vực của mình, là khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học được lồng ghép vào nhau, giúp các em học sinh vừa có thể nắm kiến thức lại có kỹ năng thực hành để tạo ra hay nắm được cách tạo ra các sản phẩm trong thực tiễn.
  • Không chỉ vậy, stem cung cấp cho các em kỹ năng mềm trong việc giải quyết vấn đề, kỹ năng cộng tác trong nhóm, kỹ năng giao tiếp và tư duy phản biện. Trong stem các em luôn được hoạt động theo nhóm nhằm rèn luyện các kỹ năng tốt nhất, thích ứng với các điều kiên.
  • Các sản phẩm của các em khi hoàn thành sẽ được trình bày, được giới thiệu, các em phải giải thích cho người nghe về mô hình, hoạt động. Nhờ đó tăng khả năng thuyết trình, giúp các em tự tin và cởi mở hơn. Stem chính là việc áp dụng những cái cũ cùng với thiết bị thông minh.
  • Nhờ vào sự lồng ghép giữa lý thuyết và thực tiễn, các em học sinh không còn thấy những cỗ máy công nghệ cao quá xa lạ và khó hiểu như trước. Với các em mọi thứ được tới gần hơn, dễ hiểu hơn.
  • Cũng nhờ vào quá trình các em phải tự tay và làm ra các sản phẩm thực tiễn giúp các em có được cái nhìn tư duy, tổng quát, sự kiên nhẫn, sự sáng tạo.

IV. Những Lưu Ý Khi Dạy Học Stem

Tuy có hiệu quả rất thiết thực nhưng việc tổ chức dạy học liên môn tích hợp và phương pháp giáo dục stem cần những lưu ý cũng như nhìn nhận từ nhiều phía.

Ở Việt Nam, đất nước chưa có sự phát triển đồng đều, chương trình stem có nhiều nuyên tắc, quy định rõ ràng. Để thực hiện được, nhà trường, các thầy cô phải tuân thủ theo đúng khuôn khổ quy định nghiêm ngặt của bộ GD &ĐT. Nếu không nó sẽ trở thành lãng phí và không đem lại hiệu quả.

Chúng ta không nên coi giáo dục stem là tất cả mà bỏ bê các hoạt động khác. Thực tế stem chỉ là một phương pháp mới, một trải nghiệm giáo dục, có thể có hiệu quả với người này nhưng lại không hiệu quả với người khác. Vậy nên chúng ta cần nhìn nhận và triển khai thí điểm để rút kinh nghiệm.

Để giáo dục stem có hiệu quả cao, chúng ta cần xây dựng chương trình với nội dung cụ thể. Bên cạnh đó chúng ta cần thay đổi quy định thi cử, cũng như việc đánh giá chất lượng và việc bồi dưỡng năng lực các giáo viên. Đó mới đáp ứng các yêu cầu và những gì stem phát huy được. Nhiều vùng nông thôn Việt Nam chưa thể đáp ứng phương pháp giáo dục Stem do chưa có cơ sở vật chất, việc đồng bộ hóa là vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng.

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988