Trang chủ » Phụ huynh nên biết »
Để lý giải cho câu hỏi trên, các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng trẻ biết nói sớm hay biết nói muộn không phải là một dấu hiệu nhận biết trẻ học giỏi hay không.
Bố mẹ không nên quá hoang mang khi nhà có con chậm nói, thay vì thế, bố mẹ cần hiểu được chậm nói là gì? Phân biệt được hệ lụy của chậm nói và chậm phát triển mang lại để xác định rõ tình trạng của con. Bố mẹ biết không, trẻ chậm phát triển có thể đi kèm các biểu hiện chậm nói, chậm biết đi, hoặc tư duy chậm chạp. Điều này không có nghĩa là bất kỳ đứa trẻ chậm nói nào đều gặp vấn đề về tư duy.
Bởi vậy, chúng ta có thể tự tin trả lời “Không” cho câu hỏi “Trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì đến việc học không”?
Các nghiên cứu cho thấy, cứ 10 trẻ bình thường thì có 1 trẻ gặp phải các triệu chứng chậm nói. Chậm nói có thể là vấn đề phát triển hết sức bình thường của từng cá thể. Tuy nhiên bố mẹ cũng không nên quá chủ quan, cần quan sát con thêm để có những giải pháp khắc phục nếu tình trạng này diễn ra một cách lâu dài.
Bên cạnh đó, chậm nói là việc trẻ chậm chạp hơn so với các mốc phát triển ngôn ngữ thông thường. Điều này có thể bắt đầu xảy ra ở những tháng đầu đời của con. Bố mẹ có thể quan sát thấy các biểu hiện như:
– Con không tương tác với các tiếng động diễn ra xung quanh, kể cả những tiếng động mạnh
– Bố mẹ hãy gọi tên con một cách yêu thương, con không có tương tác mắt hay hành động, ngôn ngữ đáp trả thì rất có thể đây là một dấu hiệu của chậm nói
– Trẻ chậm nói thường “kiêng” bi bô, ê a gọi bố mẹ, hoặc những từ đơn thông dụng
– Con không có những hành vi như vẫy chào, chỉ trỏ, cúi chào, lắc đầu… mặc dù người lớn đã dạy nhiều lần
– Con khó giao tiếp, không thể thể hiện nhu cầu cần giúp đỡ với bố mẹ, trẻ chậm nói gặp khó khăn trong việc tương tác, giao tiếp với bạn bè do không biết thể hiện những gì mình muốn nói
– Lớn thêm chút nữa, con hay gọi nhầm tên đồ vật do vốn từ kém. Sự sắp xếp câu của con cũng lộn xộn do tư duy ngôn ngữ bị xáo trộn
Và còn rất nhiều dấu hiệu trẻ chậm nói ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy chậm nói không ảnh hưởng đến học tập, nhưng bố mẹ cần có những biện pháp can thiệp sớm để con sớm làm chủ ngôn ngữ, giúp con hạn chế gặp những khó khăn trong giao tiếp, các mối quan hệ.
Vậy là bố mẹ hoàn toàn có thể an tâm, và không còn những thắc mắc rằng trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì đến việc học không. Và để phòng tránh những nguy cơ chậm nói ở trẻ nhỏ, Đăng Minh nhận thấy hầu hết bố mẹ có con chậm nói tại trung tâm chúng tôi đều từng mắc phải 2 hành vi này:
1, Bố mẹ coi thường tiếng nói của trẻ
Thật không quá nặng lời khi hầu hết bố mẹ có con chậm nói đều mắc phải những hành vi coi thường tiếng nói của con trẻ. Các bố mẹ thường nghĩ rằng, ngôn ngữ của trẻ con là ngôn ngữ ngây thơ, bởi vậy nên những ngôn ngữ đó dần không được tôn trọng.
Cụ thể có những bố mẹ thường xuyên cướp lời của con, không để con kịp diễn đạt. Con có nhu cầu lấy một món đồ chơi, nhưng con đang loay hoay tìm từ để diễn đạt thì bố mẹ đã vội đoán ý và hỏi “Con muốn lấy cái này hả?”. Lúc này, trẻ thường rơi vào tâm thế bị động, và chỉ biết gật đầu. Thói quen này kéo dài không những khiến con ỷ lại mà còn tác động không nhỏ đến sự phát triển của ngôn ngữ.
Hành vi này của phụ huynh kéo dài sẽ tạo cho trẻ thói quen không cần động não để tìm kiếm một từ, một câu phù hợp để diễn đạt, vì tất cả đã có bố mẹ lo, chỉ cần có động thái, bố mẹ sẽ đoán được hết. Dần dần con không có phản xạ ngôn ngữ, tư duy ngôn ngữ bị giới hạn khiến trẻ dễ rơi vào hội chứng chậm nói. Đi kèm với đó, nhiều bố mẹ cũng chủ quan về những biểu hiện chậm nói của con, từ đó không có biện pháp can thiệp sớm, dễ gây ra những hệ lụy không tốt.
2, Bố mẹ không giao tiếp với con
Cho dù trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì đến việc học không thì bố mẹ cũng cần xem lại những hành vi của mình vô tình tác động đến khả năng phát triển của trẻ. Một trong những hành vi sai lầm đó là việc bố mẹ ít giao tiếp hoặc thậm chí không hề giao tiếp với con.
Các phụ huynh quên đi rằng, quá trình hoàn thiện ngôn ngữ ở trẻ không những chỉ cần “thuận theo tự nhiên” mà còn một phần lớn nhờ hỗ trợ của gia đình và môi trường sống. Trong cuộc sống hiện đại, nhiều gia đình bố mẹ mải chạy theo những sở thích của mình, mà quên đi phải tích cực nói chuyện để trau dồi cảm xúc và ngôn ngữ cho con. Có gia đình bố mẹ đều đam mê dùng điện thoại, xem phim, chơi game,… bỏ mặc con tự chơi, đây chính là hành vi không những dẫn đến dấu hiệu chậm nói mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tự kỷ, trầm cảm,… ở trẻ nhỏ.
Hoặc là khi lớn lên, con dần có những thói quen tiêu cực không hay vì học hỏi từ môi trường sống. Bởi vậy bố mẹ hết sức lưu ý
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm