slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Trẻ Tăng Động Nặng – Những Kiến Thức Bố Mẹ Không Nên Bỏ Qua

Những tuyệt chiêu dạy trẻ tăng động nặng dưới đây sẽ giúp bố mẹ tự tin “xử đẹp” mọi dấu hiệu của hội chứng, sớm đưa con trở lại nếp sống và sự phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác.

1. Lập thời gian biểu 

Thời gian biểu là thứ rất cần thiết với mỗi con người, với trẻ tăng động nặng cũng vậy. Không những giúp mọi sinh hoạt và thói quen trở nên khoa học hơn, thời gian biểu còn giúp con hoạt động có kế hoạch và xây dựng cảm giác an toàn, yên tâm hơn. Từ đó những thói quen vô tổ chức và không kiểm soát được bản thân cũng được hạn chế và điều chỉnh dần.

Trẻ Tăng Động Nặng - Những Kiến Thức Bố Mẹ Không Nên Bỏ Qua

Thời gian biểu giúp con có mục tiêu với những gì đề ra và tạo áp lực phải dành thời gian thực hiện nó, trẻ tăng động lúc này sẽ không có thời gian để hoạt động không ngừng nghỉ một cách vô nghĩa nữa. Một thời gian biểu được đánh giá là khoa học nếu như nó thể hiện được rõ ràng từng mốc thời gian cũng như nội dung công việc cần làm của ngày.

Theo khảo sát thì hầu hết trẻ em được xây dựng và áp dụng thời gian biểu đều có ít những biểu hiện về rối loạn hành vi, tăng động. Đây quả là cách rất hay hỗ trợ bố mẹ trong quá trình dạy trẻ tăng động.

2. Thiết lập những quy tắc

Trẻ tăng động nói chung, tăng động mức độ nặng nói riêng đều không tránh được những biểu hiện mất tập trung chú ý một cách trầm trọng. Thậm chí, nhiều trẻ còn có trí nhớ khá ngắn hạn, ảnh hưởng không ít đến khả năng học tập. Để khắc phục vấn đề này, trong quá trình dạy dỗ, mẹ không thể bỏ qua việc thiết lập những quy tắc.

Quy tắc giúp con có lối sống nề nếp và có khuôn khổ hơn. Điều này bắt buộc con phải tập trung và ghi nhớ những quy tắc được bố mẹ dặn dò, để tránh việc làm sai sẽ bị kỷ luật.

Một số quy tắc bố mẹ nên áp dụng khi có con tự kỷ mức độ nặng như: Cuối tuần con phải làm mấy bài toán; mấy bài tiếng anh rồi mới được bố mẹ cho đi chơi, con trước khi ăn cơm cần mời ông bà, bố mẹ như thế nào; một ngày con được ăn mấy cây kem’…

Các quy tắc được bố mẹ nhắc đi nhắc lại hoặc dán giấy nhớ ở vị trí con tiện quan sát và ghi nhớ.

3. Chia nhỏ công việc

Vẫn là từ đặc điểm kém tập trung ở trẻ tăng động nặng mà bố mẹ cần hướng dẫn con phải chia nhỏ các công việc ra để làm. Một đứa trẻ giảm chú ý sẽ không thể nào làm một lúc nhiều việc, hay làm một việc cầu kỳ nhiều yêu cầu một lúc được. 

Hơn nữa, việc phải xử lý một công việc quá lớn sẽ dễ gây cho trẻ tăng động sự chán nản, bỏ cuộc, vì con không đủ kiên nhẫn để theo đuổi.

4. Có hình thức khen thưởng, khích lệ thích đáng

Khích lệ có tác dụng động viên và tạo động lực rất to lớn cho trẻ tăng động. Bởi con thường gặp khó khăn khi tập trung bình tĩnh làm một việc, và cũng mất nhiều thời gian để xử lý việc đó hơn. Việc khen thưởng kịp thời của bố mẹ sẽ tạo cho con thật nhiều động lực cho những lần sau nữa. 

Phần thưởng không cần là những món quà to tát, đơn giản chỉ là những câu động viên: Con làm tốt lắm, con làm giỏi quá,… hoặc một buổi đi chơi mà con thích

5. Không quên những hình phạt với hành vi tiêu cực

Tần suất xuất hiện những hành vi tiêu cực của rẻ tăng động nặng nhiều hơn các đối tượng cùng hội chứng ở mức độ nhẹ hơn. Hơn ai hết, bố mẹ cần là người quan sát, và đưa ra những hình phạt với các hành vi tiêu cực ở con như tự làm đau bản thân, đánh bạn, đánh người thân, hiếu động thái quá gây hậu quả tiêu cực… Các hình phạt thực sự có tác dụng là khi chúng được áp dụng kịp thời, rõ ràng và đúng mực. Không nên quát mắng, hoặc đánh con.

6. Tích cực chơi cùng và cho trẻ tăng động nặng tham gia hoạt động ngoại khóa

Chơi cùng con và tích cực cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa không những giúp con cải thiện các mối quan hệ, tương tác xã hội mà còn thu nạp thêm nhiều kiến thức sống hữu ích xung quanh cho con. Ngoài ra, cùng con tăng động chơi trò chơi sẽ giúp con dần điều chỉnh được hành vi, cảm nhận rõ sự yêu thương gia đình và dễ kiểm soát, hỗ trợ rất nhiều cho quá trình giáo dục

7. Cùng con khám phá những thế mạnh của con

Bố mẹ biết không, sự tăng động của con ở mức độ nặng, khiến con vô tình trở thành một cá thể đặc biệt trong mắt bạn bè, rất có thể con là chủ đề bàn tán của nhiều người. Chính vì vậy không ít trẻ tăng động nặng cảm thấy tự ti hoặc ít nhiều có những thất vọng về bản thân. 

Lúc này bố mẹ cần cùng con tìm hiểu về những thế mạnh của trẻ, giải thích cho trẻ hiểu để con trở nên tự tin hơn. Tình yêu thương của bố mẹ cũng chính là cách con cảm nhận được sự tự hào và ưu điểm của bản thân.

8. Phối hợp thống nhất trong đào tạo trẻ tăng động nặng giữa nhà trường và gia đình

Cuối cùng, đây chính là tuyệt chiêu quan trọng nhất trong hỗ trợ đào tạo trẻ tăng động, dù có áp dụng phương pháp giáo dục nào đi chăng nữa, bố mẹ cần biết được tầm quan trọng của việc thống nhất, kết hợp giữa gia đình và nhà trường.

Dạy trẻ tăng động nặng là cả một quá trình đòi hỏi sự hiểu biết và kiên nhẫn. Hi vọng với những tuyệt chiêu trên đây, bố mẹ sẽ áp dụng thành công và sớm thấy được sự tiến bộ mỗi ngày của con.

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988