Trang chủ » Trẻ tự kỷ, Chậm nói »
Chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là hội chứng rối loạn hành vi diễn ra phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, trẻ bị rối loạn trong chú ý, không tập trung cũng như mức độ hành động kiểm soát xung động kém. Hội chứng này có thể tác động trực tiếp đến trẻ ngay cả khi ở nhà hay ở trường.
Những triệu chứng này có thể sẽ khởi phát ngay từ khi trẻ còn nhỏ thậm chí có khả năng sẽ theo suốt cuộc đời của trẻ cùng với một số rối loạn về tâm thần khác nữa. Bởi thế mà cần nắm bắt triệu chứng của bệnh để sớm tìm cách chữa trị, khắc phục giảm thiểu nguy hại ở mức cao nhất.
Có đến 3 nhóm triệu chứng xuất hiện và nếu như trẻ có biểu hiện của 1, 2 hoặc cả 3 triệu chứng này thì phụ huynh cần đặc biệt chú ý, đó là:
Không chú ý: Vâng, trẻ không chú ý đến từng chi tiết và thường xuyên mắc lỗi cẩu thả, không những thế trẻ cũng khó có thể duy trì được sự chú ý lâu dài ví dụ như trẻ vẫn có thể tập trung học được nhưng chỉ vài phút sau đó lại mất tập trung nhanh chóng. Gần như trẻ không lắng nghe người đối diện đang nói gì và khó khăn trong việc sắp xếp các công việc theo thứ tự trước sau. Đặc biệt trẻ còn hay quên và sẽ phân tâm, luôn lẩn tránh các nhiệm vụ đòi hỏi phải chú ý nhiều.
Trẻ tăng động: Với những trẻ tăng động thì luôn nhúc nhích, cựa quậy khi ngồi, đứng hoặc chờ đợi, trẻ không thể ngồi yên được mà luôn chạy nhảy, leo trèo ngay cả khi người lớn không cho phép. Một biểu hiện nữa đó là trẻ nói quá nhiều.
Xung động: Đây là triệu chứng khi trẻ chưa nghe hết câu hỏi đã nói ra câu trả lời, việc chờ đợi đến lượt mình dường như khá khó khăn đối với trẻ, trẻ thường xuyên chen ngang lời người khác khi nói chuyện.
II. Vậy Mất Tập Trung Chú ý Có Phải Tự Kỷ Không?
Thật ra để có thể chẩn đoán được trẻ có mắc hội chứng tự kỷ hay không thì cần phải cho trẻ nhập viện để các bác sĩ, các chuyên gia quan sát theo dõi trong một khoảng thời gian dài. Vì thế nếu như được hỏi mất tập trung chú ý có phải tự kỷ không? Thì bạn không nên trả lời ngay nhé, bởi lẽ một khi đã chuẩn đoán rồi thì nó như một cái “mác” dán vào người trẻ, mọi hành động, các ứng xử của người thân, bạn bè, thầy cô lên trẻ sẽ hoàn toàn khác.
Không những thế một khi đã chuẩn đoán sai còn gây nên nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách của trẻ làm cho trẻ phát triển theo một chiều hướng hoàn toàn khác, hoàn toàn không có lợi cho trẻ đâu nhé.
Ngoài ra thì có một số hành vi, nhận thức của trẻ mất tập trung chú ý và trẻ tự kỷ cũng có sự khác nhau, như:
– Khi giao tiếp với người đối diện thì trẻ mất tập trung chú ý vẫn nhìn vào mắt người đối diện nếu đó là người khiến họ cảm thấy thích thú hoặc đó là người quen, chúng chỉ ít khi nhìn vào mắt người lạ khi giao tiếp một phần vì ngại tiếp xúc cũng có thể do ngại nhưng với những trẻ tự kỷ thì khác, chúng giảm thiểu rõ rệt sử dụng hành vi không chỉ có ánh mắt, ngay cả điệu bộ, cử chỉ cũng không thực hiện theo.
– Trẻ em sẽ học cách nói chuyện, điệu bộ từ người lớn, chúng sẽ bắt chước lại nhưng với trẻ mất tập trung chú ý sẽ có thể chậm nói cũng có khi là nói nhưng phát âm không rõ tiếng, nhưng chúng vẫn phần nào học được cách nói, ngữ điệu, cử chỉ của người đối diện. Tuy nhiên với trẻ tự kỷ thì khác, gần như chúng chậm cũng có khi là hoàn toàn không phát triển được kỹ năng nói vì trẻ quá ít tiếp xúc với người khác.
– Với trẻ mất tập trung chú ý chúng vẫn có nhu cầu giao tiếp vẫn hiện diện, vẫn muốn có bạn nhưng chỉ vì chính sự giảm chú ý đã ảnh hưởng đến các quy tắc trò chơi đối với bạn bè cùng lứa tuổi từ đó khiến cho bạn bè không thích, không tạo dựng được mối quan hệ bạn bè mà thôi. Nhưng với những trẻ tự kỷ thì không có một mối quan hệ bạn bè nào phù hợp cả nguyên nhân là sự giảm thiểu thái quá trong nhu cầu giao tiếp với bạn bè, xã hội.
Nói chung chưa thể nào kết luận chính xác xem mất tập trung chú ý có phải tự kỷ không? Tuy nhiên dù mắc hội chứng nào đi chăng nữa thì phụ huynh cần phải cho trẻ đi thăm khám để có được phác đồ điều trị cụ thể để giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập được với xã hội bên ngoài, để có thể phát triển được bản thân, thể hiện được khả năng, thực hiện được ước mơ của mình.
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm