Trang chủ » Phụ huynh nên biết »
Chúng ta vẫn biết thời gian lý tưởng can thiệp trẻ chậm nói là 3 năm đầu đời, bởi thời gian gặp phải vấn đề ngôn ngữ càng kéo dài, càng gây những hệ lụy không tốt cho sự phát triển của con. Tuy nhiên thời gian can thiệp cho trẻ chậm nói là bao lâu thì ít ai có thể trả lời chính xác.
Thời gian can thiệp trẻ chậm nói phụ thuộc vào những yếu tố như:
– Độ tuổi: Tùy vào độ tuổi của con mà tốc độ can thiệp sẽ nhanh hay chậm. Con càng lớn thì càng gặp nhiều khó khăn trong can thiệp (3- 5 tuổi), cũng vì thế mà thời gian tiến triển sẽ có nguy cơ chậm hơn với trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn (dưới 3 tuổi). Sở dĩ có điều này là bởi, con từ 3 – 5 tuổi nhưng vẫn chậm nói đồng nghĩa với việc trẻ lúc này đã chịu khá nhiều hệ lụy tiêu cực từ hội chứng này gây ra như: nói ngọng, nói sai chính tả, nói lộn xộn,… nên mất thời gian điều chỉnh hơn.
– Mức độ chậm nói: Mức độ chậm nói cũng quyết định không nhỏ việc trẻ chậm nói can thiệp bao lâu. Thông thường với những trẻ chậm nói ở mức độ nhẹ, nếu có kế hoạch đào tạo khoa học thì chỉ sau 1 vài tháng là con có những cải thiện rõ rệt về ngôn ngữ. Ở mức độ nặng hơn, con mất từ 6 tháng đến 1 năm, thậm chí có thể lâu hơn để hoàn thiện. Chính bởi vậy, việc đưa con đến các trung tâm y tế, trung tâm chuyên biệt để được nhận định đúng tình trạng sẽ hữu ích rất nhiều.
– Mức độ tập trung & tiếp thu: Ngoài ra thì mức độ tiếp thu và khả năng tập trung của con cũng rất cần thiết. Trẻ chậm nói có khả năng tập trung cao độ và tiếp thu nhanh, tốc độ học hỏi sẽ nhanh hơn, và rút ngắn quá trình can thiệp.
– Thời gian phát hiện và can thiệp: Con chậm nói được phát hiện và can thiệp sớm thì thời gian can thiệp cũng được rút ngắn đi hơn rất nhiều
Bởi vậy gia đình cần sắp xếp cho con kiểm tra, đào tạo và sẽ được giáo viên tư vấn chi tiết hơn về vấn đề này nhé.
Mẹ biết đấy, thời gian can thiệp trẻ chậm nói càng ngắn, quãng đường đưa con về với chính mình càng thu nhỏ lại. Các chi phí liên quan và nỗi lo của bố mẹ cũng như được trút bỏ.
Tuy nhiên, cho dù trẻ chậm nói can thiệp bao lâu đi chăng nữa, vai trò của bố mẹ cũng chiếm một phần không hề nhỏ trong các kế hoạch giáo dục con. Các chuyên gia khuyến khích bố mẹ nên cùng con chơi các trò chơi thông minh, hữu ích cho việc học nói một cách tự nhiên. Bố mẹ có thể tham khảo 5 món đồ chơi giúp cải thiện ngôn ngữ cho con ngay dưới đây nhé!
1, Rối tay
Một món đồ chơi đơn giản mà mẹ có thể dễ dàng mua hoặc tự làm. Hãy chọn những chú rối là nhân vật hoạt hình mà con yêu thích nhất, lồng vào từng ngón tay và sáng tạo những câu chuyện thú vị, hoặc kể theo những mẩu chuyện hướng dẫn con làm các việc cơ bản.
Rối tay được xem như trò chơi làm sinh động hóa việc kể chuyện, giúp con có thêm vốn từ vựng và tiếp thu ngôn ngữ một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, món đồ chơi nhỏ xinh này cũng giúp tạo hứng khởi cho con, xóa tan tâm lý phải học.
Tư duy ngôn ngữ dần hình thành qua cách tiếp nhận cách biểu đạt từ lời thoại thú vị, nếu kết hợp trò chơi với việc học theo chương trình chuyên biệt, chắc chắn sẽ sớm thu được “trái ngọt”.
2, Xếp gỗ
Sử dụng các thanh gỗ hình thù, màu sắc khác nhau không những kích thích thị giác, khả năng nhận biết mà còn tốt cho trí não của con. Trí não tốt là tiền đề của mọi sự phát triển, trong đó không thể thiếu ngôn ngữ.
Dạy con xếp thanh gỗ thành hình chữ cái, vừa dạy chữ và cách đọc cho con. Mẹ có thể đọc chữ cái để bé xếp theo, hoặc con đọc chữ, mẹ có nhiệm vụ ghép gỗ thành chữ. Đừng quên có những phần thưởng nhỏ nếu con vượt qua bài kiểm tra mẹ nhé
3, Điện thoại đồ chơi
Đăng Minh tin chắc rằng điện thoại đồ chơi là món đồ bất kỳ đứa trẻ nào cũng muốn sở hữu. Không chỉ sở hữu nhiều hình thù bắt mắt, màu sắc ngộ nghĩnh, chiếc điện thoại đồ chơi còn có vai trò là học cụ hữu ích cho trẻ tập nói.
– Cải thiện ngôn ngữ: Gọi điện thoại ắt hẳn cần phải có hội thoại. Món đồ chơi có giá thành không cao nhưng đem lại lợi ích tuyệt vời giúp con cải thiện ngôn ngữ rất tốt. Đây là cách để tư duy ngôn ngữ của con được kích hoạt, trẻ học được cách sử dụng câu từ, thu nạp thêm nhiều từ vựng để cuộc hội thoại giả lập của mình trở nên thú vị. Không những thế, món đồ chơi này còn tạo được thái độ và cảm xúc tích cực trong giao tiếp
– Cải thiện tư duy: Con thường hình dung ra các tình huống khi chơi trò gọi điện thoại như: con bị mệt, mẹ về ngay, hoặc gọi điện rủ bạn qua nhà chơi, hỏi thăm họ hàng,… Chính vì những tình huống giả định này sẽ đem đến tư duy logic tốt hơn cho trẻ chậm nói. Con tự tưởng tượng cũng làm tăng trí sáng tạo và khả năng vận hành ngôn ngữ
– Rèn luyện kỹ năng xã hội: Trò chơi này dạy cho con cách thay phiên nhau nói chuyện, con sẽ hiểu được bản chất của hội thoại tương tác như thế nào. Từ đó có cách giao tiếp chờ tới lượt nói có chừng mực, mở rộng các mối quan hệ xã hội
Trẻ chậm nói can thiệp bao lâu hay ngoài các biện pháp can thiệp, có những món đồ chơi nào hữu ích giúp trẻ học nói đã được Gia Sư Đăng Minh chia sẻ phía trên đây. Hy vọng sẽ hữu ích với bố mẹ!
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm