slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Vì Sao Trẻ Giảm Chú Ý – Làm Thế Nào Để Nhận Diện?

Vì sao trẻ giảm chú ý và làm thế nào để sớm nhận diện những dấu hiệu trẻ mất tập trung để có phương pháp can thiệp đúng hướng nhất ? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.

I. Vì sao trẻ giảm chú ý – truy lùng nguyên nhân

Ai ai cũng biết, cần tìm được nguyên do của sự việc thì mới có được giải pháp phù hợp nhất để vượt qua khó khăn. Có nhiều lý do làm giảm sự chú ý ở trẻ, trong đó có những nguyên nhân mà sau khi biết được, bố mẹ cũng không thể ngờ đến. 

Di truyền

Sự thiếu tập trung rất có thể do di truyền từ các thành viên trong gia đình, bởi những khiếm khuyết, rối loạn của bộ gen tác động không nhỏ đến khả năng tập trung của trẻ

Phương pháp giáo dục

Không ít bố mẹ vì quá kỳ vọng vào con mà áp dụng nhiều phương pháp giáo dục xen kẽ, hoặc đôi khi là áp dụng sai lệch. Một số phụ huynh khác lơ là trong việc xây dựng những quy tắc sống, và khuôn khổ giáo dục. Tất cả những yếu tố này đều dẫn đến việc trẻ sẽ dần mất đi khả năng tập trung vốn có của mình, dần thành thói quen khó bỏ.

Giấc ngủ không chất lượng

Người ta nói “Giấc ngủ là vàng” quả không sai. Nếu con thường xuyên có giấc ngủ không chất lượng như trằn trọc, ngủ không ngon, không sâu, mất ngủ, thiếu ngủ… lâu dài sẽ dẫn đến trí não mệt mỏi, con không tập trung tốt trong công việc cũng như học tập. Giấc ngủ kém chất lượng do nhiều nguyên nhân, bố mẹ cần chăm sóc kỹ lưỡng để con có một giấc ngủ đủ và hoàn chỉnh.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cũng là lí do vì sao trẻ giảm chú ý mà ít khi bố mẹ nghĩ tới. Quá trình phát triển của trẻ cần rất nhiều dưỡng chất có ích cho cả thể chất lẫn trí não. Một chế độ ăn thiếu hụt chất dinh dưỡng, hoặc cơ thể hấp thu kém sẽ gây nên sự mệt mỏi, trí não uể oải và giảm đáng kể sự chú ý và khả năng ghi nhớ. 

Các dưỡng chất tốt cho khả năng tập trung và não bộ của trẻ: sắt, folic, omega 3, vitamin A,…

Sử dụng nhiều TV, điện thoại

TV, điện thoại luôn có hại với trẻ nhỏ nếu được sử dụng một cách thường xuyên và vô tội vạ. Nhiều gia đình thường dùng các chương trình TV, điện thoại để dỗ dành con ăn. Khi xem các thiết bị thông minh này, con sẽ chỉ chú tâm vào nó, mà quên đi việc mình phải tương tác xung quanh hoặc ăn cơm. Khi thói quen được hình thành, sự tập trung của con sẽ bị suy giảm trầm trọng, thậm chí dẫn đến các hội chứng liên quan khác.

Do hội chứng

Mất tập trung cũng là một trong những biểu hiện của tăng động giảm chú ý, tự kỷ,… Bố mẹ tuyệt đối không chủ quan, cần quan sát con nhiều hơn để phát hiện những bất thường của các hội chứng, nhằm có phương pháp can thiệp kịp thời

II. Dấu hiệu nhất biết con đang gặp chứng mất tập trung

Chắc hẳn không ít bố mẹ phải “ngã ngửa” với những nguyên nhân vì sao trẻ giảm chú ý phía trên đây. Ngoài việc tìm được nguyên do, việc nhận diện các dấu hiệu con đang gặp chứng mất tập trung cũng là điều hết sức quan trọng, quyết định không nhỏ kết quả can thiệp.

Dễ bị chi phối

Biểu hiện điển hình nhất của chứng mất tập trung ở trẻ nhỏ chính là các con rất dễ bị chi phối bởi các tác động ngoại cảnh. Ví dụ: con đang ngồi học nhưng chỉ một chiếc bút rơi từ trên bàn xuống đất cũng khiến con mất tập trung, không thể lấy lại sự chú ý đang học bài lúc trước. 

Những tiếng ồn như tiếng nói chuyện bên ngoài phòng học, tiếng đi lại bên ngoài cũng khiến con dễ bị phân tâm. Bởi vậy, đối tượng trẻ này gặp khó khăn không ít trong việc học hành và tiếp thu.

Không tập trung 

Con dễ bị xao nhãng, thường thì trẻ chỉ tập trung được vào 1 vấn đề nào đó không quá 10 phút. Sự suy giảm tập trung này đem lại những hạn chế về việc tiếp nhận và nắm bắt mọi thông tin, sự việc. Con thường có biểu hiện đang làm việc này dang dở, chuyển sang việc khác

Thái độ không hợp tác

Khi con được nhắc nhở về sự tập trung lúc học hành, tham gia trò chơi tập thể, những đứa trẻ này thường tỏ thái độ chống đối và kém hợp tác. Thậm chí, tỏ thái độ tiêu cực khi bị nhắc nhở

Trí nhớ kém

Một đăng trưng nữa không thể không nhắc tới, trẻ mất tập trung, giảm chú ý thường có trí nhớ kém và ngắn hạn. Con có thể hạn chế nhớ được những việc vừa được phân công hơn so với các bạn khác. Nếu trường hợp con quên quá nhanh những gì vừa nói 10 phút trước, bố mẹ cần theo dõi thêm, vì rất có thể đây là biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Trí nhớ kém làm khả năng tiếp thu và học thuộc bài cũng hạn chế, kết quả học tập của con thường kém tốt hơn bạn bè

III. 5 biện pháp “giải cứu” con khỏi dấu hiệu này

Cho dù vì sao trẻ giảm chú ý đi chăng nữa, chúng ta cũng cần thấu hiểu con và có những biện pháp can thiệp sớm phù hợp nhất.  Điều này đòi hỏi phụ huynh cần kiên trì và hiểu biết, mới có thể “giải cứu” thành công con khỏi những biểu hiện giảm chú ý

Phương pháp giáo dục

Thay vì áp dụng những phương pháp giáo dục chồng chéo, cứng nhắc, bố mẹ tăng cường các trò chơi giáo dục tăng tính tập trung giúp con dễ tiếp cận. Xây dựng những thói quen và nguyên tắc nhất định nằm nâng cao tính kỷ luật, giúp sự tập trung trong con dần được hình thành.

Xây dựng không gian học tập yên tĩnh

Như đã chia sẻ ở trên, trẻ giảm chú ý dễ bị xao nhãng cho nên việc tạo dựng một không gian học tập siêu yên tĩnh là điều cần thiết. 

Nhờ trung tâm uy tín can thiệp

Trong trường hợp các dấu hiệu của con trở nên trầm trọng và kéo dài, rất có thể bố mẹ cần đến sự trợ giúp của các trung tâm can thiệp. Gia sư Đăng Minh sẵn sàng tư vấn hỗ trợ bố mẹ và các con miễn phí một cách tận tình nhất. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ gia sư tại nhà, gia sư tại trung tâm cho trẻ mất tập trung, trẻ tăng động,…

Sử dụng thuốc

Một số ít trường hợp khác, thuốc có thể được sử dụng như một biện pháp điều trị hữu hiệu. Tuy nhiên, phương pháp này bố mẹ không tự áp dụng, mà cần sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn

Và dù áp dụng biện pháp nào, việc lên kế hoạch phân chia từng giai đoạn và theo dõi mức độ cải thiện của con cũng cần sát sao. Đăng Minh chúc các con sớm tìm lại được sự tập trung cao độ và đạt thành tích học tập tốt.

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ




Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988