slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Dàn ý phân tích nhân vật ông Hai

  1.                   Dàn ý phân tích nhân vật ông Hai
  2.     Mở bài

        Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân (những nét chính về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,…)

        Giới thiệu khái quát về truyện ngắn Làng (xuất xứ, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)

        Nêu vấn đề nghị luận: phân tích nhân vật ông Hai

  1.     Thân bài
  2.     Tình huống truyện dẫn đến những thay đổi, chuyển biến tâm lí của nhân vật ông Hai

        Ông Hai là một người nông dân yêu làng, ở nơi tản cư mới, làng chính là niềm tự hào của ông

         Một ngày ông nghe được tin dữ – làng Chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian.

  • Chính hoàn cảnh có tính bước ngoặt ấy đã đẩy nhân vật ông Hai vào tình huống đầy thử thách và giúp ông bộc lộ tính cách, tâm trạng của mình.
  1.     Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai

        Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:

+ Từ chỗ đang vui vẻ, phấn khởi vì vừa nghe được tin chiến thắng, tiêu diệt được giặc ở nhiều nơi qua tờ báo thông tin thì niềm vui ấy bỗng chốc vụt tắt khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ những người dân tản cư

+ Trên đường về, cái nỗi tủi hổ, đau đớn của ông được thể hiện ở cái dáng vẻ “cúi gằm mặt xuống mà đi”

+ Khi về đến nhà:

  •       Nhìn thấy đàn con mà lão thấy tủi thân, nghĩ đến sự xa lánh của mọi người với gia đình ông
  •       Ông Hai thao thức, bồn chồn lo lắng không sao ngủ được “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được

+ Suốt mấy ngày sau, ông chẳng dám đi đâu, cứ quanh quẩn ở nhà.

+     Trong ông diễn ra một cuộc xung đột nội tâm gay và để rồi, tình yêu nước đã lớn hết tất cả để cuối cùng ông đi tới quyết định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù ”

+ Ông tâm sự cùng con: những lời tâm sự cùng con của ông cho thấy ông là người có lòng yêu nước sâu sắc và luôn sục sôi tinh thần cách mạng.

        Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính – làng Chợ Dầu không theo giặc:

+ Ông Hai “đi mãi tới tận sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung đỏ, hấp háy,…”

+ Ông còn vội vàng chạy sang nhà bác Thứ khoe với bác cùng tất cả mọi người

  1.     Kết bài

Khái quát lại về nhân vật ông Hai, nghệ thuật xây dựng nhân vât trong tác phẩm và nêu suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật.

  1.               Bài viết phân tích nhân vật ông Hai
  2.     Mở bài

Là một nhà văn am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống ở nông thôn, những sáng tác của Kim Lân đã thể hiện một cách chân thực và rõ nét cuộc sống cùng cảnh ngộ của những người nông dân nơi những miền quê nghèo ấy. Và có thể nói truyện ngắn Làng – tác phẩm ra đời trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược là một trong số những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông. Đọc truyện ngắn Làng, người đọc sẽ không thể nào quên được tình yêu làng, lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người dân Việt trong cuộc kháng chiến của dân tộc và tất cả những điều ấy được thể hiện rõ nét qua nhân vật ông Hai – nhân vật trung tâm của tác phẩm.

  1.     Thân bài

Truyện ngắn Làng của Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo, đặc sắc và để rồi, từ chính trong chính tình huống đặc biệt ấy nhân vật ông Hai đã có những chuyển biến sâu sắc về thái độ tình cảm. Đọc toàn bộ tác phẩm, chúng ta sẽ thấy ông Hai là một người nông dân yêu làng, ở nơi tản cư mới, làng chính là niềm tự hào của ông, cuộc sống và mọi câu chuyện của ông đều liên quan đến làng. Nhưng rồi, một ngày ông nghe được tin dữ – làng Chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian. Chính hoàn cảnh có tính bước ngoặt ấy đã đẩy nhân vật ông Hai vào tình huống đầy thử thách và giúp ông bộc lộ tính cách, tâm trạng của mình.

Ông Hai là một người có tình yêu làng, yêu quê hương tha thiết nhưng một ngày khi ông vừa nghe tin làng ông theo giặc làm Việt gian thì trong ông trào lên nỗi đau đớn, tủi hổ đến khôn xiết. Ông Hai từ chỗ đang vui vẻ, phấn khởi vì vừa nghe được tin chiến thắng, tiêu diệt được giặc ở nhiều nơi qua tờ báo thông tin thì niềm vui ấy bỗng chốc vụt tắt khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ những người dân tản cư và để rồi “Cổ ông lão nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tường như đến không thở được”. Ông lão với cái giọng như “nuốt một cái gì vướng ở cổ” hỏi lại lần nữa cho chắc vì có lẽ ông chưa bao giờ nghĩ ngôi làng mà ông hết mực tự hào lại có một ngày thành ra như thế. Rồi ông lẳng lặng ra về, cái nỗi đau đớn, tủi hổ khi nghe tin làng mình theo giặc cứ theo ông mãi, cứ lớn dần lên trong ông. Nếu như trên đường về, cái nỗi tủi hổ, đau đớn của ông được thể hiện ở cái dáng vẻ “cúi gằm mặt xuống mà đi”, ở sự ám ảnh cứ ngỡ như có ai đó đi theo mình mà chửi “giống Việt gian bán nước” thì khi về đến nhà nỗi đau đớn ấy như nhân lên gấp bội và được thể hiện rõ nét qua từng dáng điệu, hành động của ông. Khi về đến nhà, nhìn thấy đàn con mà lão thấy tủi thân, nghĩ đến sự xa lánh của mọi người với gia đình lão “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt lão cứ  giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?” Có lẽ, hàng loạt những câu hỏi ấy cứ thế nối tiếp nhau trong đầu ông lão cũng đủ cho thấy cái tâm trạng đầy những ngổn ngang, buồn rầu của lão. Và để rồi, những suy nghĩ về cái tin sáng nay nghe được đã khiến ông Hai thao thức, bồn chồn lo lắng không sao ngủ được “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài”. Không dừng lại ở đó, cái nỗi buồn đau khi nghe tin làng theo giặc đã ám ảnh, bủa vây lấy ông trong suốt mấy ngày sau, ông chẳng dám đi đâu, cứ quanh quẩn ở nhà. Đồng thời, chính tin làng theo giặc đã dẫn tới một cuộc xung đột gay gắt trong suy nghĩ của ông Hai và để rồi, tình yêu nước đã lớn hết tất cả để cuối cùng ông đi tới quyết định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù ”. Đặc biệt, lòng yêu nước của ông còn được thể hiện rõ nét qua những lời ông tâm sự cùng con về cụ Hồ, về cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Những lời mà ông nói cùng con phải chăng là ông đang tự giãi bày, tự tâm sự với chính bản thân mình để từ đó người đọc có thể cảm nhận được tình yêu nước sâu sắc của ông Hai.

Nhưng tâm trạng của ông Hai đã hoàn toàn thay đổi khi ông nghe tin cải chính – làng Chợ Dầu không theo Tây, không là Việt gian. Khi nghe được tin vui ấy từ một người dân làng Chợ Dầu, ông Hai “đi mãi tới tận sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thiu  mọi ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung đỏ, hấp háy,…” rồi ông chia quà cho lũ trẻ với niềm sung sướng hiện rõ trên gương mặt, ánh mắt. Không dừng lại ở đó, ông còn vội vàng chạy sang nhà bác Thứ khoe với bác cùng tất cả mọi người tin vui Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!”. Không chỉ một mà ông lặp lại câu nói ấy nhiều lẫn sau đó nữa. Chắc hẳn, nhiều người sẽ ngạc nhiên rằng nhà bị đốt nhưng sao ông Hai lại vui đến vậy nhưng với ông Hai điều đó chính là minh chứng hùng hồn, là bằng chứng chứng minh với tất cả mọi người làng của ông – ngôi làng ông tự hào không theo giắc, không là Việt gian.

  1. Kết bài

Tóm lại, với việc sử dụng ngôn ngữ gần gũi, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân, nghệ thuật trần thuật và miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, nhà văn Kim Lân trong truyện ngắn làng đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai. Ông Hai là hiện thân cho những người nông dân đi tản cư với tình yêu nước, yêu làng tha thiết và luôn sục sôi tinh thần kháng chiến.

 

Trên đây là bài viết “Phân tích nhân vật ông Hai” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Trung tâm hy vọng, bài viết sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập, ôn luyện tác phẩm. Tuy nhiên, các em không nên sao chép nội dung của bài viết vào các bài làm của mình. Nếu thấy bài viết hữu ích và độc đáo, các em nhớ like và share nhé. Cảm ơn các em!

 

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988