Trang chủ » Cẩm Nang Học Tập »
Nội dung bài viết
Toán học là một trong những môn học quan trọng nhất trong suốt quãng thời gian 12 năm học trên ghế nhà trường. Nhiều người cho rằng, môn toán chỉ trở nên “khó nhằn” khi bước vào những năm tháng cuối cấp 2 hay cấp 3. Tuy nhiên, nếu không trang bị trước một nền tảng vững chắc, một “cái móng” vững chãi thì việc học môn Toán ở những cấp độ cao hơn sẽ là một thử thách lớn.
Theo khảo sát cho thấy, đa số các bạn học sinh đều cho rằng việc học hình học khó hơn rất nhiều so với học đại số bởi nó không chỉ đòi hỏi khả năng tư duy mà còn đòi hỏi cả khả năng suy đoán và sự liên kết logic giữa các kiến thức mới và cũ. Khi bước vào cuối cấp tiểu học, học sinh sẽ bắt đầu được làm quen với các khái niệm suy rộng về hình học, trang bị những kiến thức cơ bản để chuẩn bị bước sang một cấp học cao hơn. Điển hình trong đó là công thức tính diện tích và chu vi hình tròn, một trong số các công thức toán học sẽ được sử dụng suốt trong những năm học tiếp theo. Bài viết sau đây sẽ tổng quan những kiến thức về hình tròn, tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập giúp cho việc ghi nhớ các kiến thức về hình tròn một cách dễ dàng hơn.
* Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
( với S là diện tích hình tròn, r là bán kính hình tròn)
a. Tính diện tích hình tròn có bán kính r = 5 (cm). Giải:
Diện tích hình tròn là: S = r × r × 3,14 = 5 × 5 × 3,14 = 78,5 (cm2)
b. Hãy tính diện tích của hình tròn với đường kính d = 12 (cm). Giải:
Vì đường kính trình tròn d = 2 r nên r = d : 2 = 12 : 2 = 6 (cm)
Vậy diện tích hình tròn là: S = r r 3,14 = 6 6 3,14 = 113,04 (cm2)
c. Cho một giếng nước có miệng là một hình tròn vơi bán kính 0,7m. Người ta xây thành giếng rộng 0,3m bao quanh miệng giếng. Hãy tính diện tích của miệng giếng đó.
Giải:
Ta gọi diện tích của miệng giếng là S1. Diện tích của miệng giếng nước khi xây thêm thành giếng là S2
S1 = r r 3,14 = 0,7 0,7 3,14 = 1,5386 (m2)
S2 = r r 3,14 = (0,7 + 0,3) (0,7 + 0,3) 3,14 = 3,14 (m2)
S = S2 – S1 = 3,14 – 1,5386 = 1,6014 (m2)
Chu vi hình tròn là gì?
Chu vi hình tròn là độ dài của một đường tròn.
Cách 1: Muốn tính chu vi của hình tròn, ta lấy đường kính nhân với số 3,14.
Cách 2: Nếu muốn tính chu vi hình tròn này ta sẽ lấy hai lần bán kính để nhân với số Pi = 3,14
(C là ký hiệu chu vi của hình tròn, r là ký hiệu bán kính của hình tròn)
a. Tính chu vi của hình tròn với đường kính d = 0,6 cm.
Giải:
Chu vi của hình tròn là: C = d 3,14 = 0,6 3,14 = 1,884 (cm)
b. Tính chu vi hình tròn có bán kính r = cm
Giải:.
Chu vi của hình tròn là: C = 2 r 3,14 = 2 3,14 = 3,14 (cm)
c. Đường kính của một bánh xe đạp là 0,65m. Tính chu vi của bánh xe đó? Người đi xe đạp đó sẽ đi được tổng bao nhiêu mét nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 10 vòng, được 100 vòng?
Giải:
C = 2 x r x 3,14 = 2 x 0,65 x 3,14 = 4,082 (m)
10 x 4,082 = 40,82 (m)
10 x 4,082 = 408,2 (m)
Cần phân biệt khái niệm giữa hình tròn và đường tròn.
Diện tích gắn với hình tròn.
Chu vi gắn với đường tròn.
Độ dài đường kính bằng 2 lần độ dài bán kính: d = 2 r
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm