slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Công Thức Diện Tích Hình Thang, Chu Vi Hình Thang & Bài Tập

Bước vào những tháng ngày cuối cấp tiểu học, đặc biệt học kì 2 của lớp 5, các bé sẽ được làm quen với các kiến thức hình học sơ cấp, được bắt tay vào giải quyết các bài tập cơ bản, làm quen với toàn hình – một dạng toán được cho là khá “khoai” khi học ở các lớp trên. Trong đó các công thức tính diện tích hình thang và chu vi hình thang… là kiến thức khiến các em gặp khó khăn khi học. 

I. Hình Thang Là Gì?

Nắm bắt được tâm lý đó, chúng tôi tạo ra bài viết này với hy vọng có thể giúp đỡ các em học sinh hiểu được một cách tổng quát nhất các kiến thức về hình học, giúp các em có những bước đi đầu tiên thuận lợi và một khởi đầu vững chắc. Chính vì vậy, các em sẽ có những góc nhìn ấn tượng và hứng thú hơn đối với môn hình học, từ đó tạo cơ sở và tiền đề để các em có thể học môn hình học tốt hơn trong tương lai.

Sau bài viết về hình tròn: Công thức tính diện tích hình tròn, chu vi hình tròn và bài tập , bài viết sau đây sẽ giúp các em tổng hợp các kiến thức về chu vi và diện tích hình thang, đồng thời là một số các dạng toán nhằm mục đích hỗ trợ cho việc học tập, ôn tập của các em học sinh và giúp cho các bậc phụ huynh dễ dàng hơn trong việc giúp đỡ các con học tập.

Trước khi bước vào tìm hiểu về chu vi và diện tích của hình thang, chúng ta cần phải biết được bản chất của hình thang. Vậy hình thang là gì? Có các loại hình thang nào?

1, Hình thang là gì?

Hình thang là hình tứ giác lồi có một cặp cạnh đối diện song song. Cặp cạnh song song này được gọi là đáy của hình thang, các cạnh khác gọi là cạnh bên.

2, Các loại hình thang

– Hình thang : Là hình tứ giác lồi có 1 cặp cạnh đối diện song song.

– Hình thang vuông : Là hình thang có một cạnh bên vuông góc với đáy.

– Hình thang cân (sẽ học ở lớp 8) : Là hình thang có 2 cạnh bên bằng nhau.

3. Bài tập về nhận biết hình thang.

Trong các hình sau đây, hình nào là hình thang?

II. Công Thức Tính Diện Tích Hình Thang Và Bài Tập

1, Công thức tính diện tích hình thang

* Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2

Với:

 S là diện tích.

 a, b là độ dài các cạnh đáy.

 h là chiều cao

2, Một số dạng bài tập tính diện tích hình thang.

Bài 1 : Tính diện tích của hình thang sau

Giải:

Diện tích của hình thang là:

Bài 2 : Có một mạnh ruộng hình thang với độ dài hai đáy lần lượt là ứng là 110m và 90,2m. Chiều cao bằng tổng trung bình cộng của hai đáy. Hãy tính diện tích thửa ruộng đó.

Giải:

– Chiều cao của thửa ruộng đó là : (110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)

– Diện tích của thửa ruộng đó là :

Bài 3 : Cho một thửa ruộng hình thang có đáy lớn bằng 120m, đáy bé bằng 2/3 đáy lớn. Đáy bé dài hơn chiều cao 5m. Trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 64,5kg thóc. Hãy tính số ki – lô – gam thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó?

Giải:

– Độ dài đáy bé của thửa ruộng đó là:

– Độ dài chiều cao của thửa ruộng đó là:

80 – 5 = 75 (m)

– Diện tích của thửa ruộng đó là:

– Số ki – lô – gam thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là :

III. Công Thức Tính Chu Vi Hình Thang Và Bài Tập

1, Công thức tính chu vi hình thang

a. Chu vi hình thang là gì?

Dịnh nghĩa : Chu vi hình thang được tính bằng tổng độ dài tất cả các cạnh của nó ( hai đáy và hai cạnh bên )

b. Công thức tính chu vi của hình thang.

P=a+b+c+d

Với:

 P : chu vi của hình thang.

 a, d: độ dài của 2 cạnh đáy.

 b, c: độ dài của 2 cạnh bên.

2, Một số dạng bài tập tính chu vi của hình thang

a. Tính chu vi của hình thang biết độ dài 2 đáy và 2 cạnh bên lần lượt bằng: 2cm, 5cm, 3cm, 2cm.

Giải:

Chu vi của hình thang là:

P=a+b+c+d=2+5+3+2=12cm

b. Một mảnh vườn trồng táo hình thang có đáy lớn bằng 40m, đáy bé bằng nửa đáy lớn. Độ dài cạnh bên thứ nhất của mảnh vườn là 10m, độ dài cạnh bên thứ 2 gấp 3 lần độ dài cạnh bên thứ nhất. Tính chu vi mảnh vườn đó?

Giải:

 Độ dài đáy bé là: 40 : 2 = 20 (m)

 Độ dài cạnh bên thứ hai là: 10 x 3 = 30 (m)

 Chu vi mảnh vườn đó là:  P=a+b+c+d=40+20+10+30=100  (m2)

IV. Một Số Mẹo Ghi Nhớ Công Thức Tính Chu Vi Và Diện Tích Hình Thang

1. Quy luật của công thức tính chu vi.

Với công thức tính chu vi của hình thang nói riêng hay công thức tính chu vi của các hình nói chung như: hình tam giác, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông,… đều dựa theo một quy luật nhất định. Chu vi của các hình đó chính bằng tổng độ dài của các cạnh tạo nên nó.

Ví dụ như hình tam giác, chu vi của nó bằng tổng độ dài 3 cạnh.

Với hình tứ giác: hình thoi, hình chữ nhật, hình thang,… chu vi của các hình đó bằng tổng độ dài 4 cạnh tạo nên hình đó.

Tương tự, với hình ngũ giác (5 cạnh) và hình lục giác (6 cạnh), công thức tính chu vi của nó cũng bằng tổng độ dài của 5 cạnh và 6 cạnh tạo nên hình đó.

2. Bài thơ về diện tích hình thang

Trong suốt quá trình học tập, ta sẽ phải học và ghi nhớ rất nhiều công thức toán học và việc trí não bị “quá tải”, trở nên “nhớ nhớ, quên quên”, “râu ông nọ cắm cằm bà kia” là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, cuối bài viết này, TRUNG TÂM GIA SƯ ĐĂNG MINH sẽ bày cho các bạn một mẹo ghi nhớ công thức tính diện tích hình thang khá thú vị, đây là cũng là một mẹo khá phổ biến và chắc hẳn nó cũng không hề xa lạ với một số bạn đọc giả. Hãy cùng nhau khám phá và ghi nhớ lại nó nhé :

Bài thơ về diện tích hình thang

Bài thơ về diện tích hình thang

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ




Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988