slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Bảng Chữ Cái Tiếng Việt và Cách Dạy Trẻ Học Hiệu Quả

Trung tâm gia sư Đăng Minh chia sẻ cách đọc bảng chữ cái chuẩn nhất cho bé cũng như các phương pháp dạy con học bảng chữ cái ngay tại nhà mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng có thể áp dụng.

Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Và Cách Học Học Chuẩn Cho Bé

Có thể nói, bảng chữ cái tiếng Việt đã có từ hàng nghìn năm, tuy được đánh giá là một trong những bảng chữ cái khó học trên thế giới nhưng nó chính là văn hóa, là nguồn cội của dân tộc Việt Nam và biết bao thế hệ đã học nó, sử dụng nó thì há cớ gì bạn lại không thể học tốt nó.

I. Lý Do Vì Sao Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Lại Rất Cần Thiết

  • Để có thể nói tiếng Việt, sử dụng nó để giao tiếp, trò chuyện hay làm việc thì việc đầu tiên bạn phải học thuộc bảng chữ cái. Tiếp theo đó mới là học cách đánh vần, phát âm hay sử dụng dấu câu.
  • Trẻ nhỏ rất cần học tốt bảng chữ cái tiếng Việt cho bé ngay từ nhỏ để chúng có kiến thức, thành thạo sử dụng chữ để học tập tốt nhất. Không chỉ vậy, nó còn là biểu hiện yêu thương dân tộc.
  • Những người nước ngoài muốn học tập, làm việc hay sinh sống trên đất nước Việt Nam cũng phải học bảng chữ cái này.

II. Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Đầy Đủ

Bảng chữ cái Việt Nam có tổng cộng 29 chữ cái với hình thức khá giống nhau và gần giống với bảng chữ cái tiếng Anh, nó chính là quá trình cải biên, phát triển của rất nhiều năm.

Mỗi chữ cái đều có cách viết hoa, viết thường nhưng cùng cách đọc, nhiều chữ phiên âm 1 từ nhưng nhiều chữ có phiên ân nhiều từ và có nhiều cách đọc khác nhau. Như chữ a có cách đọc là a, chữ C có cách đọc là Xê, Cờ ….

Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Đầy Đủ

Theo cách viết cũng như cách đọc bảng chữ cái được chia làm 6 nhóm với các chữ gần với nhau trong bảng chữ cái:

Có thể thấy, 6 nhóm này có cách viết giống nhau như nhóm 5 các chữ đều có đầu tiên là âm O, khi thêm dấu sẽ tạo thành các chữ khác với cách đọc cũng khác nhau.

1. Các Vần Và Phụ Âm Ghép Trong Tiếng Việt

Có thể nói, tiếng Việt là ngôn ngữ có rất nhiều âm ghép, cách đọc và sử dụng âm ghép rất phong phú tùy thuộc vào quy ước trong cách sử dụng, để học tốt bạn cần chăm chỉ thực hành và đọc sách.

Các phụ âm ghép với nhau lại có các cách đọc mà bạn có thể theo dõi ở bảng bên dưới, các đọc cũng sẽ chi phối chữ đủ khi phối cùng các phiên âm khác nhau.

Với những người nước ngoài muốn học ngôn ngữ Việt Nam thì phần phụ âm ghép này vô cùng quan trọng nó giúp người nói phát âm đúng cũng như sử dụng câu nói chính xác trong mọi hoạt động.

Các vần ghép trong tiếng Việt đầy đủ sẽ giúp bạn có cách đọc và hiểu văn bản nhanh hơn.

Tất cả các cách ghép, để có thể sử dụng, ví dụ như vần iê chỉ đi được với M, N, Ng, P, T, U

2. Dấu Câu Trong Viết Việt

Tiếng Việt có hệ thống gồm 5 dấu sử dụng trong các từ ngữ, mỗi dấu câu đôi khi tạo ra các nghĩa khác nhau mà việc hiểu cũng như sử dụng chúng không phải chuyện dễ dàng.

  • Dấu nặng: dấu nặng khi các âm đi xuống, dấu nặng được ký hiệu là (.)
  • Dấu Sắc: Những âm sử dụng dấu sắc có giọng lên với viết là (‘)
  • Dấu Ngã: Dấu ngã được sử dụng cho âm lên rồi xuống ( ~ )
  • Dấu Huyền: Dấu huyền được dùng cho âm đi xuống nhẹ ( ` )
  • Dấu Hỏi; Dấu hỏi dùng cho âm nặng ( ? )

III. Cách Đọc Bảng Chữ Cái Tiếng Việt Theo Chuẩn Bộ GD – ĐT

Thực tế người ta không cần biết tới bảng chữ cái tiếng Việt cũng có thể nói, giao tiếp bởi họ nghe và hiểu các phát âm, thế nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc họ có thể viết, nếu như vậy ngôn ngữ sẽ không được ghi lại dưới dạng văn bản. Không bàn cãi khi việc học bất kỳ ngôn ngữ nào trước tiên cần học chữ cái.

Chính bởi việc nằm trong số những ngôn ngữ khó học nhất thế giới mà bất kỳ ai khi tiếp xúc với tiếng Việt đều rất sợ hoặc nhanh chán để rồi khó có thể học tốt. Chính điều này nên khi học bảng chữ cái tiếng Việt mới không nên quá đặt nặng học nhanh, không nhất thiết phải học và biết các chữ cái nhanh nó sẽ chỉ gây áp lực mà thôi. Đối với người dạy cũng cần có 1 cách phát âm để người học dễ tiếp thu cũng như không bị nhầm.

Cách đọc bảng chữ cái tiếng Việt theo chuẩn bộ GD – ĐT

  • Đối với 2 nguyên âm a và ă có cách phát âm gần giống nhau, nó chỉ khác ở vị trí lưỡi, a lại dài hơn ă khi nói.
  • Với các nguyên âm có dấu như ư, ô, ă …cần chú ý bởi chúng khó đọc và không có trong tiếng Anh
  • Một điều cần chú ý, không giống như tiếng Anh, các nguyên âm trong tiếng Việt sẽ xuất hiện đơn trong âm tiết nghĩa là chúng không lặp lại gần nhau, không sát nhau. Nếu tiếng Anh có see thì tiếng Việt lại không có. Một số trường hợp ngoại lệ là xoong.
  • Nguyên âm ă và â lại không đứng một mình.

Một số nguyên âm, phụ âm đi với nhau:

Có thể nói, bảng chữ cái in hoa của tiếng Việt có 29 chữ cái, tuy ít nhưng nó lại khá khó nhớ đối với bất kỳ ai lần đầu tiếp xúc với tiếng Việt. Tiếng Việt có 2 kiểu viết là chữ hoa và chữ thường và nó cũng có thứ tự sắp xếp như sau:

  • VD: Ba sẽ đọc là bờ a ba
  • Ca đọc là cờ a ca
Từ lâu 4 chữ cái là j. f, w, z đã được kiến nghị và đưa vào bảng chữ cái tiếng Việt sử dụng lưu hành, thế nhưng tới giờ vẫn chưa có quyết định chính xác mặc cho các chữ này vẫn lưu hành trên báo, sách. Việc sử dụng chúng thường ở giới trẻ hoặc các bài báo văn hóa còn trong các văn bản pháp quy thì nó không được phép xuất hiện.

IV. Điểm Bất Hợp Lý Trong Phát Âm Tiếng Việt

Tuy là ngôn ngữ được chấp nhận trên thế giới nhưng tiếng Việt lại có nhiều điểm ngoại lệ gây ra nhiều khó khăn cho người nói, người nghe và cả người dạy và người học. Đó là:

  • Với 2 chữ là (g) và (ng) lại có cách đọc giống nhau, điều này vô tình khiến người nước ngoài học tiếng Việt rất khó khăn.
  • Tương tự như vậy với d và Gi nó tuy khác nhau về cấu trúc nhưng lại không thể phân biệt khi đọc, đó là chưa nói tới phát âm các vùng miền.

V. Cách Dạy Bé Bảng Chữ Cái Tiếng Việt

Cách dạy bé bảng chữ cái tiếng Việt nhằm giúp các bậc phụ huynh có những cách giúp đứa con yêu nắm bắt nhanh nhất bảng chữ cái, khi đã nắm rõ bảng chữ cái chúng sẽ học tập, ghi chép thuận tiện hơn. Gia sư Đăng Minh đã đúc rút ra nhiều kinh nghiệm trong việc dạy bé học dưới đây:

  • Học bảng chữ cái tiếng Việt qua các bài hát: Được áp dụng hiệu quả với các bé từ 2 tuổi, lúc này các bài hát giúp trẻ bớt nhàm chán và hứng thú với các con chữ khô khan.
  • Học bảng chữ qua các đồ vật: Xung quanh bé có biết bao đồ vật mà việc gọi tên chúng chính là một cách học hiệu quả mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng có thể làm được.
  • Giúp bé học bảng chữ cái qua các biển báo: Với trẻ nhỏ, biển báo giao thông và các biển báo đều có sức hút lại kỳ vậy tại sao không sử dụng nó để giúp chúng ghi nhớ.

Nếu như các cách trên vẫn chưa thực sự có hiệu quả bạn có thể tìm tới các gia sư tại nhà, các gia sư với nghiệp vụ sư phạm sẽ giúp trẻ học đánh vần, nói, viết bảng chữ cái tiếng Việt nhanh nhất, đặc biệt với gia sư cho bé chuẩn bị vào lớp 1. Đối với các gia sư tiểu học các gia sư sẽ kèm thêm luyện chữ đẹp cho các em. Trung tâm gia sư Đăng Minh – trung tâm có uy tín tại Hà Nội đã có hơn 10 năm trong lĩnh vực gia sư tiểu học và gia sư tiếng Việt cho người nước ngoài sẽ là địa chỉ uy tín cho mọi gia đình. Hỗ trợ miễn phí: 0979 481 988.

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988