Trang chủ » Phụ huynh nên biết »
Chậm nói ở trẻ nhỏ
Nội dung bài viết
Thời kỳ biết nói ở mỗi một trẻ là không giống nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia đã nghiên cứu và đưa ra những giai đoạn cụ thể trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Theo đó, trong những khoảng thời gian nhất định, trẻ nhỏ sẽ có những biểu hiện về ngôn ngữ khá giống nhau:
Giai đoạn trẻ 2 tháng tuổi, trẻ sẽ biết cười và có những biểu hiện rõ rệt trên gương mặt
Giai đoạn 3 tháng tuổi, trẻ phần nào biết hóng chuyện và phản ứng lại với thái độ, sự âu yếm của bạn
Giai đoạn trẻ 4 tháng tuổi, bé đã biết hóng chuyện nhiều, đây cũng là giai đoạn trẻ ê a nói chuyện và trả lời bạn cũng chính những câu ê a đó
Giai đoạn 6 – 9 tháng: Trẻ biết phân biệt những âm thanh khác nhau, biết ê a những âm thanh như mama, papa
Giai đoạn 9 – 12 tháng: Trẻ đã biết phát ra những âm thanh dài hơn
Từ 12 – 15 tháng: Trẻ biết phát ra những âm thanh rõ ràng hơn, có thể thể hiện những hành động chào hỏi
Từ 15 – 18 tháng: Trẻ đã có thể tập nói từ 4 – 6 từ và nói nhiều hơn.
Giai đoạn này, ngay cả khi trẻ chậm nói thì trẻ cũng sẽ hiểu được ít nhiều những điều bố mẹ đang giao tiếp với trẻ. Chính vì thế, nếu con bạn không có những biểu hiện trên hoặc những biểu hiện không rõ ràng, mù mờ. Đến khoảng 1.5 tuổi, trẻ vẫn chưa có những phản ứng đơn giản nhất của ngôn ngữ, đây chính là dấu hiệu của trẻ chậm nói.
Hãy theo sát sự phát triển của con
Các bậc phụ huynh có thể lưu tâm và chú ý để nhận diện những biểu hiện chậm nói ở trẻ nhỏ, từ đó có những biện pháp can thiệp phù hợp, tránh để xảy ra những tình trạng đáng tiếng, nguy cơ dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ dưới 3 tuổi là rất lớn:
Trẻ nhà bạn không sử dụng điệu bộ, cử chỉ, lời nói
Không phân biệt được âm thanh, không biểu lộ cảm xúc với âm thanh xung quanh
Đến 1.5 tuổi nhưng vẫn chưa thể bắt chước được âm thanh xung quanh
Trẻ không thể hoặc gặp nhiều khó khăn trong việc thể hiện thái độ cũng như các yêu cầu đơn giản nhất đối với mọi người
Trẻ không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản nhất
Những dấu hiệu này đều có thể giúp bạn nhận diện trẻ chậm nói. Chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ thường đi kèm với những bất lợi và nguy cơ trí não không được phát triển bình thường, chậm phát triển, chậm tiếp thu, sống thu mình và dễ dẫn đến tự kỷ.
Cùng gia sư giỏi giúp con thoát khỏi chứng tự kỷ
Các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian hơn cho con mình
– Quan sát những biểu hiện của con từng ngày, từng giờ
Tìm hiểu và nắm rõ những giai đoạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ
Hãy nói chuyện với con thường xuyên
Kể nhiều chuyện cho con nghe
Có phản hồi lại những phản ứng của trẻ
Vận dụng tất cả mọi tình huống hàng ngày để khuyến khích trẻ nói chuyện
Trong trường hợp mọi cố gắng của bạn đều không mang lại hiệu quả, ngay lập tức, hãy tìm đến trung tâm gia sư Đăng Minh, bạn sẽ được hướng dẫn để tìm được gia sư phù hợp giúp con bạn thoát khỏi tình trạng này.
Hãy phản hồi lại những phản ứng của trẻ
Việc khắc phục chứng chậm nói và những biểu hiện sớm của trẻ tự kỷ chỉ có hiệu quả khi trẻ dưới 3 tuổi. Trẻ lớn tuổi, biện pháp khắc phục càng khó khăn.
Mọi thắc mắc, hãy liên hệ với trung tâm gia sư Đăng Minh để được tư vấn trực tiếp.
Cô Hường : 0979 481 988
Website: https://giasuhanoigioi.edu.vn/
Email : giasuhanoigioi.edu.vn@gmail.com
Địa chỉ : Tòa CT12B phòng 2216 tầng 22 chung cư Kim Văn Kim Lũ
>> Giáo Viên, Gia Sư Dạy Trẻ Chậm Nói Tại Hà Nội
>> Gia Sư Trẻ Tự Kỷ Tại Nhà (Giáo Viên Dạy Trẻ Tự Kỷ 1 – 1)
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm