Trang chủ » Phụ huynh nên biết »
Chậm phát triển trí tuệ là tình trạng trẻ gặp những khiếm khuyết khiến não bộ kém phát triển, gây ra một số giới hạn về tư duy, ngôn ngữ, cũng như hành động, ứng xử của con, con chậm chạp, kém linh hoạt hơn các bạn bè khác. Đối tượng trẻ này thường khó kiểm soát được cảm xúc, hành vi của mình, thường hung hăng và chỉ số IQ thấp.
Hội chứng có 4 cấp độ: nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng và thường xảy ra ở người dưới 18 tuổi.
Nắm được những điểm đặc trưng của đối tượng trẻ này, sẽ giúp bố mẹ hiểu con, sớm tìm ra định hướng rèn luyện, và bổ sung sự quan tâm với con nhiều hơn.
1, Đặc điểm tư duy
Tư duy chậm chạp, chỉ số IQ thấp và các kỹ năng thích ứng với xã hội kém là đặc trưng của đối tượng trẻ đặc biệt này, bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy qua các thể hiện, xử lý công việc của con.
Những thông tin tuy rằng cơ bản nhưng con tiếp nhận rất khó khăn, trẻ chậm phát triển trí tuệ thường gặp cản trở trong việc thực hiện theo các hướng dẫn của người lớn và làm theo .
Con tư duy mọi việc khá đơn giản nên thường khó để thấu hiểu vấn đề, khó tự xử lý những việc cá nhân như tự đi giày, tự mặc quần áo, hay chơi trò xếp hình, khó khăn rất nhiều trong học tập và tiếp nhận kiến thức.
2, Đặc điểm ngôn ngữ
Ngôn ngữ hạn chế phát triển là một trong những đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ không khó nhận thấy. Các biểu hiện như chậm nói, phát âm có vấn đề ( nhiều lỗi, không rõ ràng,..), không thể diễn đạt một câu hoàn chỉnh có ý nghĩa, thứ tự từ trong câu bị đảo lộn….. chính là đặc trưng của hội chứng này.
Thông thường, chúng ta có thể nhận định một đứa trẻ chậm nói khi sau 2 tuổi con chưa thể nói các từ đơn một cách rõ ràng. Và từ biểu hiện đó, hãy theo dõi các hội chứng có liên quan
3, Đặc điểm cảm giác và tri giác
Trẻ chậm phát triển thường rối loạn cảm giác và tri giác. Cụ thể con gặp vấn đề khi phải nhận biết, phân biệt một sự vật, sự việc nào đó. Thao tác hoạt động của con cũng kém linh hoạt, khả năng quan sát và nhìn nhận vấn đề hạn chế.
Bố mẹ có thể kiểm tra đặc điểm cảm giác, tri giác của con bằng cách thử cho con phân biệt các màu sắc, hoặc tìm sự khác nhau giữa 2 bức ảnh.
4, Đặc điểm trí nhớ
Một đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ bố mẹ cần để tâm đó chính là trí nhớ của con. Thông thường nếu con mắc hội chứng này, trí nhớ con thường hạn chế, và tương đối ngắn hạn.
Hay nói cách khác, những sự việc mới diễn ra vài phút trước con có thể không nhớ được, hoặc không nhớ được cụ thể, những câu chuyện kể mang tính chất trừu tượng, cần hình dung cũng là rào cản lớn cho trí nhớ của trẻ chậm phát triển trí tuệ.
5, Đặc điểm tình cảm
Bằng những đặc điểm phía trên đây, chúng ta phần nào nhận thấy rằng, một đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ nhìn chung thường có những rối loạn về tâm lý và thể chất. Điều này tác động không hề nhỏ đến tình cảm, cảm xúc của trẻ. Chúng ta nhận thấy được những đứa trẻ chậm phát triển cũng có những “hỗn loạn” nhất định về cảm xúc.
Con không nhận thức được mình là người như thế nào, cũng không phân biệt được yêu, ghét, giận, hờn để thể hiện với bản thân và người thân. Bởi cảm xúc rối loạn , trẻ gặp hội chứng này cũng xuất hiện nhiều hành vi tiêu cực như thích công kích, tự vệ thái quá, hung hãn, bồng bột, thiếu suy nghĩ, quá tự ti, quá tự tin,….
III. Nên làm gì để dạy trẻ phát triển chậm tại nhà?
Thấu hiểu được những đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ là điều rất tốt. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần có những phương pháp và hành động chuẩn chỉnh khi dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ tại nhà
1, Tạo môi trường gia đình
Môi trường gia đình không những quan trọng với quá trình hình thành tính cách và phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ, mà chúng còn giúp “xoa dịu” những “vết thương” tâm hồn của con.
Do đó, bố mẹ có con chậm phát triển cần xây dựng gia đình hạnh phúc, quan tâm và gắn kết giữa các thành viên, để làm động lực và nền tảng vững chắc cho con
2, Tích cực cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa
Tham gia các hoạt động ngoại khóa với không gian thoáng đãng hỗ trợ con rất nhiều trong việc cải thiện khả năng học hỏi, giao tiếp và giúp con cởi mở hơn. Các hoạt động vận động cũng tăng sự linh hoạt cho toàn cơ thể con.
3, Hướng dẫn trẻ sắp xếp đồ đạc ngăn nắp
Luyện cho con thói quen sắp xếp đồ đạc và sống ngăn nắp cũng là một kỹ năng mềm không thể bỏ qua. Ngoài tăng sự linh động của ngón tay, việc này cũng làm tăng tư quy và cải thiện tác phong lề mề của trẻ
4, Bố mẹ nên tham gia lớp học ngắn hạn về trẻ
Nếu không thấu hiểu, bố mẹ sẽ không thể hỗ trợ giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ một cách toàn diện
5, Nên nhờ sự tư vấn và kết hợp cùng bác sĩ, giáo viên chuyên biệt
Sự hỗ trợ của bác sĩ, giáo viên chuyên biệt sẽ giúp bố mẹ có định hướng và quan niệm chính xác nhất về đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ. Từ đó tạo nên sự kết hợp ăn ý giữa gia đình và nhà trường, trung tâm chuyên biệt, sớm tạo hiệu quả giáo dục cao nhất.
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm