slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Dấu Hiệu Trẻ Chậm Nói & Can Thiệp Sớm Cho Trẻ 0 – 12 Tháng Tuổi

Không ít phụ huynh coi nhẹ việc can thiệp sớm cho trẻ 0 – 12 tháng tuổi khi phát hiện con chậm nói, vì cho rằng đây chỉ là một dấu hiệu phát triển hết sức bình thường ở trẻ. Nhưng bố mẹ biết không, trẻ chậm nói không được can thiệp sớm, sẽ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và các mối quan hệ xã hội của con rất nhiều.

I. Dấu hiệu nào cho thấy trẻ dưới 12 tháng tuổi chậm nói?

Về cơ bản, trẻ bắt đầu bi bô tập nói những từ đơn từ tháng thứ 7, 8 trở đi, và mỗi trẻ cũng có tốc độ phát triển ngôn ngữ của riêng mình. Cũng bởi vậy mà rất khó để phát hiện con có dấu hiệu chậm nói trong 12 tháng đầu đời, trừ khi mẹ chịu khó quan sát những biểu hiện sau:

Dấu hiệu nào cho thấy trẻ dưới 12 tháng tuổi chậm nói?

1, Trẻ 3 – 4 tháng tuổi

– Khả năng đáp ứng với tiếng động mạnh đến bất ngờ kém. Thông thường con có thể đáp ứng âm thanh này bằng cách giật mình, hoặc khóc

– Không hóng chuyện, ánh mắt không nhìn về một điểm thu hút

– Con không phát ra tiếng “gừ gừ” thể hiện tâm trạng và sự tương tác với bố mẹ

– Ở 4 tháng tuổi, con có phát ra tiếng “gừ gừ” nhưng không thể bắt chước các âm thanh đơn giản khác

2, Trẻ 7 tháng tuổi

– Đến 7 tháng tuổi, dấu hiệu đặc trưng nhất để nhận biết trẻ chậm nói chính là con không hề có sự đáp ứng với mọi âm thanh, tiếng động. Điều này có thể lí giải cho việc con bị chậm nói hoặc suy giảm thính lực.

3, Trẻ 12 tháng tuổi

– Con không có hành động phản ứng khi được nói ” chào”, “tạm biệt”,…

– Không như những đứa trẻ khác, trẻ 12 tháng tuổi chậm nói không có những biểu hiện chủ động giao tiếp với người khác bằng ánh mắt, hành động, lời nói

– Chưa nói được bất kỳ từ đơn nào như “mẹ”, “bố”, “bà”,..

– Những hành động như chỉ trỏ, vẫy tay, lắc đầu…. của con bị hạn chế

– Không phản ứng khi được gọi tên

– Con không hề có những từ nói bi bô

Một trong những sai lầm của bố mẹ khiến tình trạng chậm nói của con kéo dài đến năm 2 – 3 tuổi, thậm chí 4 tuổi đó chính là quan niệm “trẻ mới 1 tuổi, chưa biết nói là chuyện bình thường”. Khi phát hiện các dấu hiệu trên đây xuất hiện nhiều và ngày càng gia tăng, bố mẹ cần có những biện pháp can thiệp sớm cho trẻ 0 – 12 tháng tuổi sớm nhất có thể nhé.

II. Phương pháp can thiệp chậm nói sớm cho trẻ 0 – 12 tháng tuổi tại nhà

Bố mẹ có con chậm nói đã quá quen thuộc với các phương pháp dạy con tập nói tại nhà, tuy nhiên, với đối tượng trẻ 0 – 12 tháng tuổi, chúng ta sẽ có những phương pháp riêng biệt. Bởi đây là đối tượng trẻ còn khá nhỏ, và có thể dấu hiệu ngôn ngữ chưa rõ ràng, bố mẹ cần có những phương pháp chuyên biệt để kích thích và phát triển khả năng nói cho con một cách phù hợp nhất.

Theo thống kê, phương pháp đem lại hiệu quả tốt nhất và dễ thực hiện nhất để kích thích ngôn ngữ của con chính là nói chuyện. Nhưng nói chuyện cũng cần đúng phương pháp mới có hiệu quả, bố mẹ tham khảo những cách nói chuyện để can thiệp sớm cho trẻ 0 – 12 tháng tuổi chậm nói dưới đây nhé!

1. Trò chuyện thật nhiều với con: Tần suất nói chuyện mỗi ngày với trẻ 0 – 12 tháng tuổi là 60s/ lần và 10 lần/ ngày. Bố mẹ cần đặt ra những tiêu chuẩn nhất định về giọng nói, lúc trầm lúc bổng để quan sát những phản ứng của con nhé. Sẽ không hề ngớ ngẩn khi mẹ có thói quen chăm chỉ nói chuyện với con từ khi mới lọt lòng đâu ạ. 

2. Tạo ra những trải nghiệm thú vị để kích thích sự chú ý và tò mò của con: Ở độ tuổi dưới 12 tháng tuổi, tùy từng mốc phát triển mà con có sự tò mò, tìm tòi nhất định với một thứ mới lạ nào đó. Việc bố mẹ chịu khó tạo ra những trải nghiệm thú vị như: những món đồ chơi trí tuệ mới mẻ, thuyết trình cho con về những món đồ vật trong nhà, cho con tiếp xúc với những màu sắc kích thích thị giác … sẽ giúp thu hút sự tò mò và khả năng tiếp nhận vốn từ của con sớm hình thành, chuẩn bị bước đệm cho giai đoạn tập nói.

3. Để con nói chuyện một mình: Nghe có vẻ vô lý, nhưng hành động này lại có lý không tưởng. Trẻ 0 – 12 tháng tuổi luôn có những cách thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của riêng mình, mà người lớn đôi khi không hiểu. Bố mẹ chớ nên phá vỡ không gian khi con đang nằm ê a nói chuyện một mình, điều này khiến trẻ tự tạo được niềm vui khi tự mình ê a nói chuyện. Hơn nữa, nhiều bố mẹ cũng rất thích thú khi được nhìn con nói chuyện một mình, rất đáng yêu phải không nào?

4, Giao tiếp với con

Đây được xem là cách can thiệp sớm cho trẻ 0 – 12 tháng tuổi chậm nói vô cùng quan trọng. Bố mẹ cần phân biệt rõ phương pháp này so với phương pháp nói chuyện với con, bởi chúng hoàn toàn khác nhau.

Khác với nói chuyện đơn thuần, giao tiếp tạo khả năng tương tác về hành vi, ảnh mắt, nét mặt, giúp con có nét biểu đạt tốt hơn. Thường xuyên chia sẻ những gì bố mẹ làm, giải thích cho con và đặt ra những câu hỏi để thu hút sự chú ý của con là điều rất tốt.

Những thông tin chia sẻ về việc can thiệp sớm cho trẻ 0 – 12 tháng tuổi chậm nói trên đây hy vọng sẽ hữu ích cho bố mẹ và các con. Chúc bố mẹ có những hành trang vững chắc nhất trên hành trình nuôi dạy con khỏe, thông minh.

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988