slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Tại Sao Cần Phân Loại Các Dạng Tự Kỷ?

Có các dạng tự kỷ nào? Tại sao cần phân loại các dạng của hội chứng này? Bố mẹ liệu đã biết? Những kiến thức liên quan sẽ được giải đáp ở bài viết này. 

I. Tự kỷ là gì?

Tự kỷ ở trẻ nhỏ là một hội chứng rối loạn phát triển tâm trí sớm. Con tự kỷ thường có những biểu hiện khiếm khuyết về ngôn ngữ, cảm xúc và hành vi. 

Ngày nay, hội chứng này ngày càng trở lên phổ biến với đối tượng trẻ em có độ tuổi từ 3 – 10 tuổi và gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống và sự phát triển của con. Con có xu hướng thu hẹp bản thân, hạn chế giao tiếp tương tác với xã hội, hành vi ứng xử và ngôn ngữ kém làm cản trở rất nhiều các mối quan hệ và khả năng tiếp thu. Các triệu chứng của tự kỷ rất đa dạng, bố mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng và quan sát lâu dài để có kết luận chính xác nhất về tình trạng của con mình.

Không những thế, chứng tự kỷ nếu không được can thiệp sớm, để kéo dài nặng nề đến khi trưởng thành sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hoàn thiện một con người. Người tự kỷ sẽ hay gặp nhiều cảm giác thất bại, không cầu tiến, tự ti và khó thể phát huy hết khả năng của bản thân. 

II. Phân loại các dạng tự kỷ

Thông thường, người ta phân loại các dạng của tự kỷ làm 4 dạng phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ.

Những trẻ bị mắc chứng Asperger thường không bị chậm nói, nhưng trẻ thường muốn giao tiếp theo hướng một chiều, thiếu sự tiếp xúc xã hội, thiếu đi sự thấu hiểu và khả năng phát triển làm việc theo nhóm. Trẻ thường sẽ rất thích thú quá mức đối với những điều không bình thường, vụng về và những cử chỉ chậm chạp cũng là những biểu hiện của hội chứng này.

1, Rối loạn Asperger

Được đánh giá là một dạng tự kỷ ở mức độ nhẹ nhất, trẻ tự kỷ dạng Asperger thường có những dấu hiệu đặc trưng để nhận biết như:

– Tương tác mắt kém, con thường không thể dùng ánh mắt để giao tiếp, trao đổi, ánh mắt thường nhìn vô định, thiếu tập trung

– Không biết làm thế nào để trả lời hay góp tiếng trong một cuộc hội thoại đơn giản nào đó. Ví dụ bố mẹ hỏi con đã làm bài tập chưa, trẻ tự kỷ dạng Asperger tỏ ra bối rối trong việc tìm câu trả lời.

– Khả năng xử lý các tình huống bất ngờ của con kém. Một món đồ chơi vô tình rơi xuống đất cũng khiến con loay hoay không biết phải xử lý thế nào

– Con cũng tỏ ra ít nô cười, ít biểu đạt cảm xúc yêu, ghét, giận, hờn….

Tuy trẻ tự kỷ gặp chứng rối loạn Asperger có nhiều hạn chế về giao tiếp, nhưng đối tượng trẻ này thường lại được các chuyên gia đánh giá là khá thông minh. Con thường có mối quan tâm đặc biệt với các lĩnh vực thú vị như thiên văn, địa lý, ô tô,… và tỏ ra rất quan tâm và chịu khó tìm tòi, học hỏi những thông tin liên quan đến vấn đề mình thích. Con cũng thể hiện được tài năng của mình về các lĩnh vực đam mê.

2, Rối loạn chứng tự kỷ (Autistic Disorder)

Nằm trong danh sách các dạng tự kỷ thường thấy, trẻ tự kỷ Autistic Disorder cũng có những triệu chứng tương tự Asperger về giao tiếp, nhưng ở mức độ nặng hơn, và đa triệu chứng hơn.

Ở rối loạn tự kỷ Autistic Disorder, con sẽ xuất hiện thêm các biểu hiện về hành vi và cảm xúc như:

– Hay thực hiện những hành động lặp đi lặp lại nhiều lần như vo viên giấy, xé giấy, ném đồ,… 

– Con có thói quen đi kiễng chân vòng quanh nhà mà không có mục đích gì

– Cảm xúc của con thường rơi vào trạng thái rối loạn, buồn, vui, giận, hờn vô cớ và thay đổi rất nhanh. 

– Con bắt đầu có nhiều hành vi khác lạ, gây thương tích cho mình hoặc người thân 

3, Rối loạn Rett

Hội chứng rối loạn Rett khá nghiêm trọng với các bé gái tự kỷ. Một vài dấu hiệu để nhận biết chứng rối loạn như:

– Con có cấu tạo não bộ nhỏ hơn bình thường

– Khả năng đi lại rất hạn chế, con di chuyển kém

– Chân tay khoèo, trẹo

– Đôi khi trẻ thường gặp dấu hiệu khó thở, động kinh và co giật

Trẻ tự kỷ dạng này thường phải sử dụng xe lăn để hỗ trợ di chuyển. Trong các dạng tự kỷ, Rett khiến bố mẹ gặp nhiều lo lắng và quan ngại hơn cả về tình hình sức khỏe của con.

4, Rối loạn PDD-NOS

PDD-NOS là dạng tự kỷ không được phân loại rõ ràng như các dạng tự kỷ khác. Cũng khó có thể nói đây là một dạng của tự kỷ nhẹ, bởi trẻ mắc PDD-NOS thường chỉ có những biểu hiện chớm của tự kỷ, hoàn toàn chưa đáng lo ngại nhưng vẫn cần có biện pháp can thiệp nhất định.

Thường thì các biểu hiện tự kỷ của trẻ PDD-NOS chỉ xảy ra với tần suất nhẹ, tùy vào từng trường hợp mà có thể hiện ra hay không.

III. Tự kỷ – tại sao cần phân loại?

Đã hiểu rõ về các dạng tự kỷ thường gặp ở con trẻ, nhưng nhiều bố mẹ có thể vẫn còn băn khoăn, mục đích của việc phân loại các dạng của hội chứng này để làm gì?

Bố mẹ biết không, phân loại tự kỷ sớm không những giúp chúng ta hiểu rõ tình trạng của con mình, mà còn hữu ích rất nhiều trong việc điều trị của các bác sĩ, chuyên gia tâm lý. Hiệu quả của quá trình đào tạo trẻ tự kỷ có đạt như ý hay không phụ thuộc vào những phân loại đúng đắn ban đầu rất nhiều.

Bất kì đứa trẻ nào cũng cần được phát triển toàn diện, nếu không may mắn con gặp khiếm khuyết nào đó, bố mẹ hãy bình tĩnh và tìm hiểu kỹ lưỡng để cùng con đồng hành trên hành trình yêu thương nhé.

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988