Trang chủ » Trẻ tự kỷ, Chậm nói »
Nội dung bài viết
1, Con chậm phát triển có phải do di truyền?
Do sự “thừa kế” các mã gen, mã nhiễm sắc thể bị rối loạn từ bố mẹ từng gặp hội chứng này, con đời sau có nguy cơ chậm phát triển lên tới 1/3 so với trẻ bình thường. Di truyền là một trong những lý do phổ biến và thường gặp nhất với đối tượng trẻ này
Bố mẹ cũng không nên vì lý do này mà tự đổ lỗi cho bản thân mình, thay vào đó, chúng ta hãy thử nghĩ lại chúng ta đã trưởng thành và thay đổi như thế nào để có hiện tại tốt đẹp. Hơn nữa, việc chấn an bản thân là người thấu hiểu nhất về hội chứng này là “thế mạnh”sẽ giúp con sớm hoàn thiện bản thân hơn.
Hơn nữa, bố mẹ biết không? Hội chứng chậm phát triển ở trẻ nhỏ hoàn toàn có thể được sàng lọc sớm bằng các biện pháp phòng tránh khi mang thai đó nhé. Bởi vậy, nếu không may gia đình có yếu tố di truyền, bố mẹ hoàn toàn có thể làm giảm sự di truyền bằng các biện pháp này. Các biện pháp phòng tránh chậm phát triển cho trẻ khỏi di truyền sẽ được chúng tôi giới thiệu trong phần tiếp theo của bài viết.
Tóm lại lời giải đáp cho câu hỏi “Chậm phát triển có di truyền không?” là “Có.”
2, Biểu hiện trẻ chậm phát triển
Cũng giống như các đối tượng trẻ chậm phát triển khác, dù là nguyên nhân nào đi chăng nữa, trẻ đều có chung một vài biểu hiện đặc trưng của hội chứng.
– Chậm phát triển ngôn ngữ:
+ Con chậm nói hơn bạn bè đồng trang lứa, thậm chí có trẻ ở tuổi lên 4 lên 5 vẫn chỉ nói bắt chước lại được những gì người lớn nói, mà không thể chủ đạt diễn đạt điều mình muốn
+ Vốn từ của con hạn chế, hay nói nhầm từ này sang từ khác, hoặc không thể tìm được từ thích hợp để trình bày
+ Con nói lắp, nói vấp hoặc phát âm không rõ
– Chậm phát triển hành vi
+ Các mốc phát triển hành vi của con chậm hơn nhiều so với trẻ bình thường: lẫy, lật, bò, đứng, đi,…
+ Không thể tự làm vệ sinh cá nhân, cũng như những việc khác như mặc quần áo, đi dày dép, rửa mặt,… con cần rất nhiều hỗ trợ từ bố mẹ
+ Không kiểm soát được hành vi, dễ làm đau bạn, hoặc làm đau mình
– Chậm phát triển nhận thức
+ Khả năng ghi nhớ và tiếp thu hạn chế, trí nhớ của con có hạn nên khó khăn cho việc học tập
+ Không nghe hiểu những điều người lớn nói
+ Không thể làm theo chỉ dẫn
Bố mẹ vừa được giải đáp con chậm phát triển có di truyền không và biết được các biểu hiện đặc trưng của hội chứng. Với kiến thức thấu hiểu này, Đăng Minh tin chắc rằng bố mẹ sẽ là người đồng hành bền vững cùng con trên hành trình yêu thương.
Như đã nói ở trên, chúng ta không nên quá sợ hãi nếu trong gia đình có yếu tố di truyền của hội chứng này. Ngày nay, với thời đại thông tin mở, bố mẹ có rất nhiều cơ hội tiếp cận và sàng lọc sớm từ khi mang thai, để hạn chế tối đa sự di truyền của chứng chậm phát triển.
1, Khám định kỳ đầy đủ
Khám định kỳ là việc làm không thể thiếu trong bất cứ thai kỳ của mẹ bầu nào. Khám định kỳ giúp mẹ nắm được tình hình phát triển và sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp các bác sĩ sớm phát hiện và chẩn đoán các nguy cơ bệnh tật, hội chứng của bào thai, để có những phương pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời nhất có thể.
Có đến 10 mốc khám thai quan trọng mẹ cần hỏi bác sĩ và ghi chú lại để không bỏ lỡ mốc nào nhé!
Trong một vài trường hợp, nếu thai kỳ có những dấu hiệu cực xấu và con khó thể phát triển một cách khỏe mạnh sau này, có thể sẽ được bác sĩ chỉ định đình chỉ, hãy chuẩn bị sẵn tâm lý.
2, Sàng lọc trước sinh kỹ lưỡng
Sàng lọc kỹ lưỡng trước sinh giúp hạn chế các vấn đề về di truyền, chẩn đoán các triệu chứng động kinh, hay liên quan đến sự khiếm khuyết của não bộ.
3, Mẹ bầu có chế độ ăn uống hợp lý
Đừng quên có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, khoa học. Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của con như axit folic, protein, omega 3, các nguyên tố vi lượng,… sẽ giúp bào thai được nuôi dưỡng đầy đủ. Các dưỡng chất này sẽ góp phần cấu thành và hoàn thiện kết cấu não và các dây thần kinh của con.
Sau khi thâu tóm được vấn đề trẻ chậm phát triển có di truyền không, cũng là lúc để bố mẹ bình tĩnh lại, cùng tìm những giải pháp hỗ trợ con tốt nhất có thể.
– Đưa con đến các bệnh viện chuyên khoa lớn như Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện quân y 103, Bệnh viện Việt Pháp, Bệnh viện Bạch Mai,…để được khám và xác định tình trạng của con
– Phối hợp cùng các chuyên gia trong kế hoạch đào tạo trẻ chậm phát triển
– Nhờ đến sự can thiệp của các trung tâm chuyên biệt như Đăng Minh
– Phối kết hợp với trường học nơi con học tập để con được quan tâm rèn luyện
Và điều quan trọng hơn cả, chính là “sức bền” của bố mẹ, phụ huynh cần chuẩn bị “sức bền” dẻo dai để bước tiếp cùng con vượt qua nhiều thử thách phía trước.
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm