slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

7 điều cha mẹ không nên nói với con ở tuổi vị thành niên

(GDVN) – Nếu biết tiếp cận vấn đề đúng cách, cha mẹ có thể trở thành người bạn thân của con, giúp con tránh khỏi những hiện tượng tâm lý tiêu cực và các tệ nạn xã hội.

Tuổi vị thành niên là lứa tuổi khiến nhiều bậc phụ huynh “đau đầu” nhất.

Tâm lý tuổi “teen” có nhiều biến động phức tạp, các bậc phụ huynh có thể hỏi những câu đơn giản, thể hiện sự quan tâm của cha mẹ nhưng đôi khi trong mắt các em, đó là những câu hỏi đụng chạm đến cái tôi cá nhân, khiến các em cảm thấy khó chịu.

Hầu hết các bậc cha mẹ đều hiểu rõ việc trò chuyện với con là cần thiết. Nhưng có nhiều trường hợp, cha mẹ nhận phải “tác dụng ngược” vì những câu hỏi chưa khéo léo.

Hậu quả là trẻ càng thu mình hơn và không muốn chia sẻ với cha mẹ.

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra: cách tốt nhất để bảo vệ trẻ ở tuổi vị thành niên khỏi các tệ nạn xã hội và những hiện tượng tâm lý tiêu cực là có một mối quan hệ thân thiết với bố mẹ.

Năm 2013, tại Mỹ đã tiến hành khảo sát tâm lý của các em nữ thuộc độ tuổi vị thành niên. Kết quả cho thấy phần đông các em mong muốn cha mẹ quan tâm đến mình nhiều hơn.

Dưới đây là 7 câu hỏi mà phụ huynh nên tránh sử dụng khi trò chuyện với con tuổi vị thành niên. 

1. Thay vì hỏi những câu dễ khiến trẻ tự ái, cha mẹ có thể thử tiếp cận bằng cách khác, mà vẫn hiểu được vấn đề của con.

Những câu hỏi quá cũ và chung chung như “Ngày hôm nay của con thế nào?” hay “Hôm nay ở trường có chuyện gì không?” sẽ khiến trẻ không thoải mái.

Các em đánh giá đây là những câu hỏi “không tâm lý” và “quá dễ đoán”.

Thường khi nhận được những câu hỏi này, các em sẽ chỉ đáp lại “Bình thường ạ” một cách có lệ và không chia sẻ gì thêm. Thay vào đó, hãy hỏi trẻ một câu liên quan đến những thứ trẻ quan tâm, như thần tượng, các show truyền hình, hay thời trang.

Trẻ sẽ hứng thú hơn nhiều khi được hỏi về những điều trẻ thích. Việc cha mẹ hỏi trẻ những câu hỏi chi tiết hơn sẽ khiến trẻ cảm nhận được cha mẹ thực sự muốn lắng nghe. Ngoài ra, cha mẹ cũng không nên vừa trò chuyện với con vừa làm những việc khác, vì các em có thể cảm thấy cha mẹ không thực sự muốn trò chuyện với mình.

2. Tại Mỹ, nạn bắt nạt học đường là một trong những vấn đề nan giải nhất của hệ thống giáo dục nước này.

Khi bước vào độ tuổi vị thành niên, tỉ lệ bắt nạt tăng cao và những trò bắt nạt cũng trở nên nguy hiểm hơn rất nhiều.

Theo Stomp Out Bullying (một tổ chức phòng chống bắt nạt học đường), cứ trong 4 trẻ vị thành niên lại có 1 trẻ là liên quan đến bắt nạt học đường (có thể là người bắt nạt hoặc nạn nhân).

Ở Việt Nam, tỉ lệ bắt nạt học đường nhìn chung còn ít, nhưng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.

Các hành vi bắt nạt bao gồm: kỳ thị, đánh đập, chửi rủa, chế giễu, gây hấn, bắt nạt qua mạng (khủng bố qua điện thoại, trang web, mạng xã hội hoặc email).

Các nạn nhân của bắt nạt học đường thường phải chịu những dư chấn tâm lý rất nặng nề.

Nghiên cứu cho thấy trẻ vị thành niên thường không nói với cha mẹ việc mình bị bắt nạt vì e sợ bị trả thù và xấu hổ, khi cha mẹ thường sẽ nói với các em “Bảo nó không được làm thế” hay “Sao con không mách cô/ thầy giáo?”.

Trẻ vị thành niên thường có xu hướng chịu đựng việc bị bắt nạt.

Các em cần được người lớn giúp đỡ, chỉ dẫn các biện pháp tự bảo vệ bản thân.

Nếu gặp phải trường hợp này, phụ huynh nên hỏi con thật chi tiết như: “Có những ai bắt nạt con?”, “Con cảm thấy không an toàn nhất ở đâu?”.

Các em sẽ cảm thấy cha mẹ tin tưởng và sẵn sàng cho mình lời khuyên khi được hỏi như vậy.

Mặt khác, phụ huynh cũng có thể xây dựng những kế hoạch giúp con bảo đảm an toàn, đưa ra những lời khuyên cụ thể giúp trẻ ứng xử tốt hơn khi bị bắt nạt.

3. Ở tuổi vị thành niên, trẻ thường bị hấp dẫn bởi những món đồ vật chất hào nhoáng như trang phục, hay điện thoại đắt tiền.

Mặt khác, đây cũng là khoảng thời gian trẻ bắt đầu hình thành tính cách và dễ bị ảnh hưởng nhất.

Trẻ vị thành niên tin rằng trang phục và thương hiệu thể hiện con người mình, quyết định “thứ hạng” của mình trong số bạn bè và ảnh hưởng đến cả những mục tiêu tương lai của các em. (Tại Mỹ, 75% trẻ em từ 8 – 12 tuổi có mong muốn trở nên giàu có). Hãy tránh những câu hỏi liên quan đến ngoại hình hay trang phục bạn con mặc. Những câu hỏi đó có thể khiến trẻ cảm thấy đó mới là vấn đề cha mẹ quan tâm, và trẻ có thể dễ dàng nổi đóa khi bị hỏi như vậy.

Nên nhấn mạnh vào những câu hỏi liên quan đến tính cách, khả năng, tình bạn giữa các con, hay những kỷ niệm vui của các con… Hãy để trẻ cảm nhận được cha mẹ quan tâm và đánh giá con cũng như bạn của con không phụ thuộc vào vẻ ngoài hay độ nổi tiếng.

4. Tuổi vị thành niên là độ tuổi xảy ra nhiều biến đổi hooc-môn nhất. Đây cũng là độ tuổi chứng kiến nhiều thay đổi về cả ngoại hình lẫn tâm lý nhất trong cuộc đời con người, và xu hướng dậy thì sớm đang ngày càng gia tăng.

Vì vậy, cha mẹ nên chấp nhận và thấu hiểu cho những biến đổi cảm xúc bất chợt của con, kể cả khi con “mít ướt” hay quá dễ xúc động và nhạy cảm. Không nên trêu chọc trẻ vì những điều đó – trẻ có thể cảm thấy tổn thương.

Tuyệt đối tránh trách móc hay phạt con trước mặt bạn của con. Điều đó sẽ khiến trẻ trở nên xa cách với cha mẹ hoặc không muốn nói chuyện với cha mẹ nữa. Hãy hỏi con một cách nhẹ nhàng. Tôn trọng những khó khăn mà con đang gặp phải. Không mỉa mai hay nổi đóa với con – con có thể nhận ra sự coi thường của cha mẹ từ những chi tiết rất nhỏ như cái nhếch môi hay nhướn mày.

5. Vị thành niên là lứa tuổi còn nhiều bồng bột. Khoa học chỉ ra rằng vùng não bộ phụ trách việc sản sinh ra quyết định cũng như những hành động bộc phát của con người vẫn ở trong giai đoạn phát triển khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên.

Có thể có trường hợp bản thân trẻ cũng không lý giải được nguyên nhân hành động của mình. Khi bị cha mẹ hỏi lý do, trẻ có thể trở nên bối rối. Cha mẹ không nên chất vấn con với những câu hỏi “Vì sao” – thường trẻ sẽ không thể lý giải được.

Thay vào đó, nên tập trung vào phần hành động (cái gì, như thế nào,…) để trẻ có thể suy nghĩ lại trước khi trả lời, và trẻ sẽ cân nhắc câu trả lời của mình hơn là chỉ đơn giản nói “Con không biết”. Việc hỏi những câu hỏi “nếu… thì” cũng sẽ khiến trẻ nhận thức được mình nên làm gì nếu những tình huống tương tự xảy ra trong tương lai.

6. Mong muốn được “hòa nhập” với bạn bè của trẻ đôi khi có thể khiến chính các em cảm thấy vô cùng áp lực. Việc từ chối hay không đồng tình với bạn bè là một việc rất khó đối với trẻ vị thành niên.

Năm 2006, một nghiên cứu trên 43.000 trẻ em trong độ tuổi từ 13 – 18 tuổi tại Mỹ cho kết quả: phần đông các em cho rằng lời khuyên tệ nhất các em từng nhận được từ cha mẹ là “Cứ từ chối đi!”.

Các em cũng bày tỏ mong muốn được cha mẹ đưa ra những lời khuyên cụ thể – từ chối như thế nào, chứ không chỉ là một câu nói chung chung.

Hãy thử tìm cách trò chuyện với con khi có thời gian rảnh rỗi. Cha mẹ có thể bắt đầu: “Nếu lần sau bạn muốn con làm một việc mà con không muốn. Con có thể lấy cớ là con còn bài tập phải hoàn thành, nếu không sẽ bị bố mẹ phạt“.

Hoặc nếu bạn ép con hút thuốc, con có thể đưa ra lý do chẳng hạn như “Ông nội tôi hút thuốc rất nhiều và đã qua đời vì bệnh phổi. Tôi đã hứa với ông sẽ không thử”. Những lời khuyên cụ thể với tình huống cụ thể có thể giúp ích cho trẻ rất nhiều.

7. Bước vào tuổi vị thành niên, các mối quan hệ xã hội của trẻ cũng trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Bên cạnh tình bạn, các em bắt đầu có những rung động tình cảm, thích hay để ý đến các bạn khác giới. Khi cãi nhau với bạn, hoặc chia tay “tình đầu”, các em sẽ cảm thấy vô cùng đau khổ. Có thể đó chỉ là cảm xúc nhất thời của thanh thiếu niên, nhưng cha mẹ không nên xem nhẹ hoặc nói với trẻ “chuyện có gì đâu, vượt qua nó đi”.

Nỗi buồn của trẻ là thật và cũng đáng được xem trọng như bất kỳ cảm xúc nào khác. Các em có thể phải mất một thời gian để trở lại bình thường, đặc biệt là trong độ tuổi vị thành niên, khi các em rất coi trọng sự đánh giá của bạn bè.

Các em không chỉ nghĩ về nỗi buồn của chính mình, các em còn sợ “bạn bè sẽ bàn tán”. Đặc biệt, các em nam thường mất nhiều thời gian và khó khăn hơn khi phải vượt qua những cú sốc như chia tay hay cãi nhau với bạn bè.

Hãy chia sẻ và đồng cảm với con. Việc chia tay với bạn trai hoặc bạn gái có thể khiến trẻ sụp đổ thật sự. Hãy thấu hiểu, ủng hộ và luôn có mặt bên con khi con cần. Vào cuối tuần, khi con không đi chơi với bạn bè, cha mẹ hãy rủ con tham gia một hoạt động nào đó, có thể là đi dã ngoại, tới các trung tâm vui chơi giải trí,…

Tránh hỏi “Đã có chuyện gì vậy?” hay “Thế làm sao?” và đừng ép con phải kể chi tiết. Con sẽ tự chia sẻ khi cảm thấy sẵn sàng. Việc cha mẹ nên làm chỉ là ở bên con, cho con chỗ dựa.

Bài viết được dịch từ tài liệu: 

http://www.huffingtonpost.com/galtime/things-you-should-never_say-to-your-tween-or-teen_b_3799588.html

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988