slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Bảng Chiều Cao Cân Nặng Tiêu Chuẩn Của Trẻ Từ 0 – 10 Tuổi

Để bé có thể phát triển một cách khỏe mạnh cũng như toàn diện thì điều kiện cần và đủ là bé có cân nặng và chiều cao đạt chuẩn

Sinh con ra là các ông bố, bà mẹ đã làm tốt một bước trong tiến trình hoàn thiện một con người. Nói cho đúng đây mới chỉ là giai đoạn khởi đầu có lẽ dễ dàng hơn rất nhiều cho những tháng ngày sau đó, và tất nhiên ở những giai đoạn tiếp theo nó còn có quá nhiều yếu tố tác động.

Thế nhưng, giai đoạn từ 0 tới 10 tuổi được cho là giai đoạn rất quan trọng tới toàn bộ sự phát triển của cơ thể trẻ sau này, giai đoạn này có tác động tới sự phát triển bình thường hay không, tốt hay không tốt. Ở giai đoạn này các bậc phụ huynh cần có sự chăm sóc đặc biệt hơn để cho con khỏe mạnh. Việc phát triển của con giờ đây đã có thể kiểm soát và thay đổi nhờ vào bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn của trẻ từ 0 đến 10 tuổi, nhờ có các chỉ số này các bậc cha mẹ có thể tự mình theo dõi sự phát triển về cân nặng cũng như chiều cao của con, đối chiếu xem con đang đạt chuẩn hay bị thiếu hoặc thừa cân.

Tổ chức y tế thế giới đã xây dựng và công bố bảng chiều cao cân nặng của trẻ 2018 rất đơn giản dễ đối chiếu để các ông bố, bà mẹ có thể dễ dàng theo dõi. Đây giống như một vũ khí, công cụ trợ giúp cho việc nuôi con, tiết giảm chế độ ăn hay thay đổi các cách thức vận động sao cho con phát triển tốt nhất. Hãy luôn nhớ rằng việc theo dõi sự phát triển của con trong những năm tháng đầu đời từ 0 tới 10 tuổi là việc thiết yếu để bạn giúp chúng có một tương lai tươi sáng hơn.

I. Hướng Dẫn Tra Cứu Chiều Cao Và Cân Nặng Của Trẻ Theo Tháng

Theo bảng chiều cao và cân nặng có 3 mốc bạn cần chú ý là 3 ký hiệu TB, -2SD, +2SD. Trước khi xem thông tin bạn cần gióng tháng tuổi của con cho chuẩn. Trong đó:

TB: Chính là mốc trung bình các trẻ có thể đạt được, ở mốc này bạn cần hiểu khi trẻ đạt cân nặng hoặc chiều cao trung bình này nghĩa là cơ thể trẻ đang phát triển bình thường nhưng ở mức trung bình, mức cho phép. Khi con bạn đang ở mức này bạn cần có các phương pháp thay đổi chế độ ăn cũng như tập luyện để trẻ đạt mốc cao hơn.

-2SD: Đây là ký hiệu cho thể suy dinh dưỡng hay thấp còi. Theo cân nặng chuẩn cho từng độ tuổi thì dấu hiệu này cho thấy trẻ đã bị thiếu cân khá nghiêm trọng và được xếp vào thể suy dinh dưỡng. Đối với các trẻ như vậy, các bậc phụ huynh cần đưa con tới các cơ sở y tế dinh dưỡng để kiểm tra cũng như xin lời khuyên của các chuyên gia. Đối với chiều cao thì dấu hiệu này cho thấy trẻ đang bị thấp hơn nhiều so với mức trung bình, chiều cao có thể do di truyền nhưng nó cũng phụ thuộc khá nhiều vào chế độ dinh dưỡng cũng như phương pháp tập luyện. Để giúp trẻ khắc phục bạn nên cho trẻ luyện tập thể thao nhiều hơn giúp trẻ khỏe hơn và cao lớn hơn.

+2SD: Theo cân nặng thì khi bé đạt chỉ số ở cột này có nghĩa bé đang bị thừa cân (béo phì) và có lẽ tình trạng trẻ thừa cân đang ngày càng có xu hướng tăng đặc biệt ở các thành phố lớn. Nhịp sống nhanh cộng thêm các loại thực phẩm chế biến sẵn, lười vận động chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Với chiều cao thì bạn không nên lo lắng bởi trẻ đang phát triển chiều cao vượt trội so với các đứa trẻ khác.

II. Những Nguyên Tắc Cơ Bản Của Chỉ Số Chiều Cao Ở Trẻ Nhỏ

  1. Chiều dài trung bình của bé sơ sinh mới chào đời là khoảng 50 cm, đây là mức trung bình mà hầu hết các trẻ sẽ đạt được. Thế nhưng, có rất nhiều trẻ có chỉ số này cao hoặc thấp hơn, nó sẽ không quá ảnh hưởng bởi giai đoạn sau sinh trẻ mới phát triển chiều cao tối đa.
  2. Có 3 mốc phát triển chiều cao: giai đoạn 1 từ 3 tháng tới hết 2 tuổi, trong giai đoạn này trẻ có thể cao rất nhanh và có thể dễ dàng nhận thấy. Giai đoạn thứ hai là từ 4 tuổi tới 6 tuổi, mỗi năm bé sẽ cao lên từ 5 – 6 cm. Giai đoạn thứ 3 giai đoạn dậy thì chiều cao của trẻ phát triển rất nhanh và có thể đạt mức đại.
  3. Trong năm đầu tiên trẻ có thể tăng 1,5 cm/ tháng hoặc 2.5cm/tháng. Những năm tiếp theo con số này chậm lại.

III. Nguyên tắc Của Các Chỉ Số Cân Nặng

  • Với một bé mới sinh cân nặng sẽ rơi vào khoảng từ 2,9 – 3,8kg, đây là mức trung bình các trẻ đạt được nhưng nếu chú ý bạn dễ dàng bắt gặp những đứa trẻ sinh ra chưa đạt 2,9kg, những trường hợp như vậy đa phần là sinh non hoặc bé gặp các vấn đề về phát triển. Ngược lại, những bé sinh trên 3,8kg lại được coi là quá to và trẻ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý ngay khi sinh hoặc trong tương lai.
  • Đối với trẻ dưới 6 tháng, mỗi tuần trẻ sẽ tăng trung bình 600g/tháng hoặc 125g/tuần. Khi được 6 tháng trẻ sẽ tăng trung bình khoảng 500g/tháng.
  • Từ 1 tuổi trở đi, đa phần các trẻ có tốc độ tăng cân chậm lại, nhiều trẻ rất biếng ăn ở giai đoạn này, trung bình trẻ tăng 2,5 – 3kg.
  • Từ 2 tuổi mức tăng trung bình mỗi năm của trẻ sẽ khoảng 2kg cho tới khi trẻ bước vào tuổi dậy thì.

IV. Ý Nghĩa Của Việc Theo Dõi Chiều Cao, Cân Nặng Của Trẻ

Ngoài việc đảm bảo các cách chăm sóc cũng như giáo dục tốt nhất thì công việc vô cùng quan trọng đối với mỗi ông bố, bà mẹ chính là theo dõi, kiểm tra cân nặng cũng như chiều cao của trẻ một cách thường xuyên nhất. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi trẻ cần được theo dõi các chỉ số này hàng tháng. Việc theo dõi này nhằm giúp các bậc phụ huynh và người thân trong gia đình nắm được tình hình phát triển của con để nhận thấy, phát hiện ra các bất thường sớm nhất để kịp thời có phương hướng giải quyết.

Chiều cao cân nặng chuẩn của bé Việt Nam thấp hơn các nước trên thế giới, nhiều người cho rằng đây là do gen di truyền và thể trạng, thế nhưng, theo nhiều nghiên cứu thì nó có 1 phần do thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng của nước ta chưa bằng các nước phát triển. Chính bởi vậy, bố mẹ cần có các phương pháp nhằm giúp con em mình có sự phát triển tốt nhất, nếu chúng ta không kiểm soát tốt cân nặng của trẻ rất có thể dẫn tới việc trẻ bị quá gầy hoặc quá bé, nếu trong thời gian dài nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển toàn diện của chính trẻ. Đối với những trẻ thừa cân nếu không can thiệp sớm trẻ sẽ tăng cân mất cân đối gây ra các bệnh về tim mạch, trẻ tự ti với bạn bè.

Việc theo dõi bảng chiều cao cân nặng chính là cách chăm sóc đứa con yêu khoa học và dễ dàng nhất mà bạn có thể làm.

Có thể bạn chưa biết, một chế độ ăn thiếu dinh dưỡng sẽ gây ra tình trạng giảm khả năng hoạt động của nhiều cơ quan, bộ phận trên cơ thể như: Tay không có lực, bộ não hoạt động kém, mắt có thể mờ …Đặc biệt đối với trẻ nhỏ điều này còn có tác động rõ hơn nữa. Khi trẻ chậm lớn, không tăng cân rất có nhiều nguyên nhân là chế độ dinh dưỡng của trẻ chưa đáp ứng nhu cầu. Thế nhưng, nhiều trẻ lại không hề muốn ăn hay ăn rất ít là bởi hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề hoặc bạn đang tạo cho trẻ nỗi sợ hãi hay bữa ăn chưa hợp khẩu vị.

V. Giải Pháp Cho Trẻ Chậm Tăng Cân

Cân nặng của trẻ tăng theo từng giai đoạn, có giai đoạn tốc độ tăng nhanh nhưng có những giai đoạn trẻ tăng ít hoặc không tăng, bạn đừng vội lo lắng bởi rất có thể trẻ đang ở các giai đoạn đó, và nếu trẻ chưa đạt các chỉ số trong bảng chiều cao cân nặng của trẻ thì nó cũng không có nghĩa trẻ đang kém phát triển mà ở giai đoạn đó trẻ chậm.

Thế nhưng, nếu tình trạng chậm tăng cân kéo dài, trẻ biếng ăn, giảm hoạt động thì lúc đó bạn cần can thiệp một cách nhanh nhất bằng các cách khoa học. Việc đầu tiên là xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nó có thể là trẻ đang mắc gian, sán chúng khiến trẻ không có chất dinh dưỡng, Có thể bữa ăn thiếu chất, trẻ ăn không đúng cách hoặc hệ tiêu hóa của trẻ không khỏe….Vậy giải pháp là gì?

1. Xây Dựng Một Chế Độ Dinh Dưỡng Hợp Lý

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý đủ chất giúp bạn có được bữa ăn cung cấp đầy đủ chất cho trẻ, Trong mỗi bữa ăn cần có và cân bằng các nhóm chất bé, chất đạm, chất đường và chất xơ. Khi đã có được thực đơn bạn dễ dàng làm các món ăn và thay đổi chúng sao cho phù hợp với khẩu vị của trẻ. Nếu có thể thay vì 3 bữa mỗi ngày bạn có thể chia nhỏ thành 5 tới 6 bữa đâu có sao nhỉ?

2. Bổ Sung Sữa Hàng Ngày

Ngoài chế độ dinh dưỡng bạn đừng nên quên sữa bởi sữa là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ, đặc biệt các loại sữa chứa các men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng.

3. Thường Xuyên Cho Trẻ Vận Động

Việc vận động không chỉ giúp trẻ nâng cao sức khỏe mà còn giúp trẻ đạt được chiều cao tối đa. Luyện tập thể thao giúp trẻ tiêu hao calo một cách nhanh chóng khiến trẻ ăn ngon, ngủ tốt từ đó giúp kích thích sự phát triển tốt mỗi ngày. Bạn biết đấy, chiều cao được gia tăng trong thời gian trẻ ngủ vậy nên trẻ cần ngủ đủ, ngủ sâu 8 tiếng/ngày.

4. Giúp Trẻ Uống Nước Hoa Quả Thường Xuyên

Các trị trẻ biếng ăn hiệu quả nhất là sử dụng các loại nước ép hoa quả, trong hoa quả có chứa rất nhiều vitamin, chất khoáng dễ hấp thu và dễ bài tiết đồng thời nó làm cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Việc uống các loại nước ép hoa quả có thể thay đổi bữa ăn khiến trẻ bớt sử dụng các loại đồ ăn vặt.

5. Cho Trẻ Tắm Nắng Thường Xuyên

Cha mẹ Việt Nam rất ít cho trẻ tắm nắng điều này hoàn toàn ngược lại với bố mẹ nước ngoài, việc tắm nắng giúp trẻ hấp thụ vitamin D – thành phần trong canxi giúp hình thành và phát triển xương. Việc tắm nắng giúp đẩy lùi nguy cơ còi xương, hạn chế chân vòng kiềng …..

Bạn nên cho trẻ tắm nắng đúng thời điểm sáng sớm theo giờ các mùa, tuyệt đối không tắm nắng khi nắng đã lên mạnh bởi tia cực tím có ảnh hưởng rất xấu tới sự phát triển và làn da trẻ nhỏ.

Điều quan trọng nhất của mỗi ông bố bà mẹ là luôn đảm bảo việc theo dõi thường xuyên bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn của trẻ từ 0 tới 10 tuổi để giúp trẻ có khởi đầu phát triển tốt nhất. Có như vậy, trẻ mới phát triển tốt và khỏe mạnh trong tương lai cũng như hạn chế các căn bệnh xâm nhập.

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988