slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Văn Mẫu và Dàn Ý Phân Tích “Chiếc Thuyền Ngoài Xa”

Bài viết sau đây gia sư Đăng Minh sẽ hướng dẫn các em cách lập dàn ý phân tích “Chiếc Thuyền Ngoài Xa” và đưa ví dụ một bài văn mẫu hay nhất của một em học sinh giỏi.

Văn Mẫu và Dàn Ý Phân Tích “Chiếc Thuyền Ngoài Xa”

I. Dàn ý phân tích “Chiếc thuyền ngoài xa”

1, Mở bài

– Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Nguyễn Minh Châu

– Giới thiệu những nét khái quát về truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”

2, Thân bài

a, Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh

– Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa – “cảnh trời đất cho”

     + Bức tranh với hình ảnh của chiếc mũi con thuyền đang “in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng”, là hình bóng của những con người, có cả người lớn lẫn trẻ em đang ngồi im như tượng nơi mũi thuyền ấy.

-> Một “bức tranh mực tàu của một danh họa thời trung cổ” với vẻ đẹp “đơn giản và toàn bích”

     + Cảm nhận của người nghệ sĩ: cảm thấy “bối rối, trong trái tim như có cái gì đó bóp thắt vào”

-> Phùng là một người nghệ sĩ có tâm hồn tinh tế, nhạy bén và có khả năng rung cảm trước cái đẹp

– Bức tranh về cuộc sống thô bạo, phi nhân đạo và tàn nhẫn

     + Cảnh người đàn ông đánh đập vợ một cách tàn bạo, lão “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, “vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”. 

     + Cảm nhận của người nghệ sĩ:ngạc nhiên đến mức anh cứ há hốc mồm ra mà nhìn, anh như chết lặng người, không tin vào điều mình vừa thấy.

Mối quan hệ giữa hai phát hiện: hai phát hiện của người nghệ sĩ Phùng hoàn toàn đối lập nhau, đó phải chăng là sự đối lập giữa cái đẹp với cái xấu, giữa cái đạo đức với cái phi đạo đức, giữa cái thanh cao với cái tàn nhẫn.

b, Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện

– Người đàn bà được mời đến tòa án huyện để giải quyết việc gia đình.

– Bà chấp nhận đánh đổi tất cả mọi thứ để không phải bỏ chồng.

– Những lí do người phụ nữ ấy đưa ra khiến Phùng và Đẩu phải thuyết phục vfa chứng tỏ người đàn bà ấy là một người sắc sảo:

     + Với những con người hàng chài, người đàn ông chính là trụ cột của cả gia đình, 

     + Chị và chồng đã cùng nuôi dạy những đứa con, 

     + Từng có những phút giây êm ấm, hòa thuận và hạnh phúc bên nhau

– Chị kể về chồng bằng tất cả tình yêu và sự thấu hiểu:

     + Chồng chị vốn là “một người đàn ông cục tính nhưng hiền lành lắm”, anh chả đánh đập vợ bao giờ. 

     + Cuộc sống ngày càng trở nên nghèo khổ, vất vả, cơ cực và túng quẫn, người đàn bà thì để nhiều nên thuyền ngày một chật đi, chính vì thế nên chồng chị mới ngày càng trở nên độc dữ 

-> Như vậy, trong mắt người đàn bà hàng chài, chồng bà cùng những hành động tàn ác của anh xét đến cùng chỉ là sản phẩm của sự nghèo túng, người đàn ông ấy vừa đáng trách nhưng cũng thật đáng thương, đáng được cảm thông.

-> Người đàn bà có cái nhìn khác hẳn với Phùng và Đẩu bởi bà không chỉ nhìn thấy cái bên ngoài mà còn phát hiện ra cái bản chất, cái cốt lõi bên trong. Qua đó, tác giả muốn gửi tới bạn đọc thông điệp về cách nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc đời.

c, Tấm ảnh đã được chọn vào trong “bộ lịch năm ấy”

– Khi nhìn vào tấm ảnh ấy, Phùng thấy: “màu hồng hồng của ánh sương mai” và cả hình ảnh của người đàn bà bước ra từ tấm ảnh đó. 

– Hình ảnh mang đậm ý nghĩa biểu tượng. 

     + Ánh hồng sương mai chính là hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp, sự bay bổng, lãng mạn c

     + Người đàn bà hàng chài chính là hiện thực của cuộc đời.

-> Tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi tới người đọc quan niệm của mình về nghệ thuật,

3, Kết bài

Khái quát những nét đặc sắc về giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm và nêu cảm nghĩ của bản thân.

II. Bài viết phân tích “Chiếc thuyền ngoài xa’

1, Mở bài

     Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn tiêu biểu, là “người mở đường tinh anh” cho văn học thời kì đổi mới. Với phong cách tự sự – triết lí, những trang viết của Nguyễn Minh Châu luôn để lại trong lòng bạn đọc nhiều suy tư và mở ra trong lòng họ những bài học có giá trị to lớn. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” sáng tác năm 1983 là một trong số những sáng tác tiêu biểu cho phong cách của Nguyễn Minh Châu.

2, Thân bài

     Đọc truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” điều để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc trước hơn cả đó chính là hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Phát hiện đầu tiên của người nghệ sĩ nhiếp ảnh ấy chính là vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa mà với người nghệ sĩ đó chính là “cảnh trời đất cho”. Bức tranh ấy hiện lên thật đẹp, thật tuyệt mĩ dưới con mắt và sự cảm nhận của người nghệ sĩ Phùng. Đó là bức tranh với hình ảnh của chiếc mũi con thuyền đang “in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng”, là hình bóng của những con người, có cả người lớn lẫn trẻ em đang ngồi im như tượng nơi mũi thuyền ấy. Tất cả, tất cả những hình ảnh, đường nét ấy đã tạo nên một “bức tranh mực tàu của một danh họa thời trung cổ”, một bức tranh với vẻ đẹp đơn giản, hài hòa mà toàn bích. Vẻ đẹp của bức tranh ấy khiến người nghệ sĩ phải cảm thấy “bối rối, trong trái tim như có cái gì đó bóp thắt vào”. Như vậy, có thể thấy, phát hiện đầu tiên của người nghệ sĩ chính là bức tranh thiên nhiên miền biển đẹp, hài hòa, “đơn giản và toàn bích”. Đồng thời qua đây cũng cho thấy Phùng là một người nghệ sĩ có tâm hồn tinh tế, nhạy bén và có khả năng rung cảm trước cái đẹp.

     Nhưng rồi sau cái bức tranh thiên nhiên đẹp đến nao lòng ấy, khi con thuyền tiến sát dần vào bờ cũng là lúc người nghệ sĩ phát hiện ra một bức tranh khác nữa, đó là bức tranh về cuộc sống thô bạo, phi nhân đạo và tàn nhẫn. Hiển diện cho bức tranh ấy chính là cảnh người đàn ông đánh đập vợ một cách tàn bạo, lão “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, “vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két”. Khung cảnh ấy khiến cho người nghệ sĩ ngạc nhiên, ngạc nhiên đến mức anh cứ há hốc mồm ra mà nhìn, anh như chết lặng người. Người nghệ sĩ ấy như không tin vào những gì mình vừa chứng kiến nữa.

     Có thể thấy, hai phát hiện của người nghệ sĩ Phùng hoàn toàn đối lập nhau, đó phải chăng là sự đối lập giữa cái đẹp với cái xấu, giữa cái đạo đức với cái phi đạo đức, giữa cái thanh cao với cái tàn nhẫn.

     Thêm vào đó, tác phẩm còn để lại ấn tượng sâu sắc và cảm động người đọc bới chính câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện. Người đàn bà ấy xuất hiện ở tòa án huyện vì được chánh án Đẩu mời lên để giải quyết chuyện gia đình. Để rồi, khi ở tòa án, mặc cho Phùng và Đẩu hết lời khuyên chị nên bỏ chồng thì người đàn bà ấy, dẫu có phải chịu những trận đòn roi đến rợn người thì vẫn chấp nhận đánh đối hết tất cả mọi thứ chỉ để không phải bỏ chồng. Chắc hẳn, khi nghe chị nói như vậy, nhiều người sẽ nghĩ chị đang cam chịu một cách vô lí nhưng chỉ đến khi người ta nghe những lí do chị đưa ra mới thấy hết được sự sắc sảo, thấu tình đạt lí trong người phụ nữ khắc khổ ấy. Chị không bỏ chồng bởi lẽ với những con người hàng chài, người đàn ông chính là trụ cột của cả gia đình và hơn thế nữa, chị và chồng đã cùng nuôi dạy những đứa con, cũng từng có những phút giây êm ấm, hòa thuận và hạnh phúc. 

     Và dẫu có bị chồng đánh đập, nhưng chị đã kể về chồng mình bằng với tất cả tình yêu thương và sự thấu hiểu. Cũng như những người đàn ông hàng chài khác, chồng chị vốn là “một người đàn ông cục tính nhưng hiền lành lắm”, anh chả đánh đập vợ bao giờ. Nhưng rồi thời gian trôi đi, cuộc sống ngày càng trở nên nghèo khổ, vất vả, cơ cực và túng quẫn, người đàn bà thì để nhiều nên thuyền ngày một chật đi, chính vì thế nên chồng chị mới ngày càng trở nên độc dữ như vậy. Như vậy, trong mắt người đàn bà hàng chài, chồng bà cùng những hành động tàn ác của anh xét đến cùng chỉ là sản phẩm của sự nghèo túng, người đàn ông ấy vừa đáng trách nhưng cũng thật đáng thương, đáng được cảm thông.

     Có thể thấy, người đàn bà có cái nhìn khác hẳn với Phùng và Đẩu bởi bà không chỉ nhìn thấy cái bên ngoài mà còn phát hiện ra cái bản chất, cái cốt lõi bên trong. Qua đó, tác giả Nguyễn Minh Châu cũng muốn gửi tới bạn đọc thông điệp về cách nhìn nhận, đánh giá con người và cuộc đời – không nên đánh giá mọi thứ một cách đơn giản, xuôi chiều mà cần phải có cái nhìn khái quát, suy xét nó trong mọi mối quan hệ.

     Khép lại tác phẩm chính là câu chuyện về tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”. Khi nhìn vào tấm ảnh đen trắng ấy, người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng nhìn thấy trong đó “màu hồng hồng của ánh sương mai” và cả hình ảnh của người đàn bà bước ra từ tấm ảnh đó. Có thể thấy, đó là một hình ảnh mang đậm ý nghĩa biểu tượng. Ánh hồng sương mai chính là hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp, sự bay bổng, lãng mạn còn hình ảnh người đàn bà hàng chài chính là hiện thực của cuộc đời. Từ hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng ấy tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi tới người đọc quan niệm của mình về nghệ thuật, với ông, giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc đời luôn có mối quan hệ chặt chẽ, qua lại với nhau.

3, Kết bài

     Tóm lại, với cách xây dựng tình huống truyện độc đáo – truyện lồng truyện cùng ngôn ngữ sinh động, lời văn giản dị mà sâu sắc, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đã mang đến cho người đọc những bài học giàu ý nghĩa về cách nhìn nhận, đánh giá con người, cuộc đời. Đồng thời, qua đó tác giả cũng thể hiện quan niệm của mình về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc đời. 

 

Trên đây là bài viết “Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa” mà trung tâm vừa mới hoàn thành. Với bài viết này, trung tâm mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập, tìm hiểu và ôn luyện, nhưng các em không nên sao chép vào các bài viết của mình. Nếu thấy bài viết hay, các em nhớ like và share nó nhé. Cảm ơn các em!

 

Từ khóa tìm kiếm nhiều :

Phân tích “Chiếc Thuyền Ngoài Xa” Nguyễn Minh Châu

Bài văn mẫu phân tích Chiếc Thuyền Ngoài Xa hay nhất

Chiếc Thuyền Ngoài Xa phân tích

Dàn ý Chiếc Thuyền Ngoài Xa

Văn mẫu Chiếc Thuyền Ngoài Xa

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988