Trang chủ » Cẩm Nang Học Tập »
Nội dung bài viết
1, Nguyên nhân sâu xa
sau Hiệp ước Hắc-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở 2 miền Bắc Kì và Trung Kì.
2, Nguyên nhân trực tiếp
– Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân ta, phái chủ chiến trong cung đình Huế mà đại diện là Tôn Thất Thuyết ra tay hành động, phế bỏ những ông vua thân cận với Pháp, đưa Hàm Nghi còn nhỏ tuổi (7 tuổi) lên ngôi, cho người bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thực và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.
– Trong khi đó, Pháp tìm đủ mọi cách loại trừ phái chủ chiến vì thế Tôn Thất Thuyết đã nhanh chóng ra tay trước. Đứng trước tình hình đó phong trào Cần Vương nhanh chóng bùng nổ và lan rộng.
Các em xem thêm >> Kiến thức lịch sử
1, Giai đoạn 1: (1885-1888): phong trào bùng nổ khắp cả nước
– Hưởng ứng chiếu Cần Vương, nhiều văn thân sĩ phu và nhân dân yêu nước đã hưởng ứng qua việc tập hợp các nghĩa binh, xây dựng căn cứ. Họ cùng nhau đấu tranh mạnh mẽ đầy quyết liệt trước thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai trên địa bàn rộng lớn thuộc Bắc và Trung Bộ.
– Nhiều tướng lĩnh và văn thân sĩ phu tham gia như Phan Đình Phùng, Trần Xuân Nhạn, Phạm Bành…
– Triều đình vua Hàm Nghi với sự trợ giúp của Tôn Thất Đàm và Tôn Thất Nghiệp. Dưới sự đàn áp của Thực dân Pháp, Vua Hàm Nghi đã rút lui chiến lược ở Quảng Bình, sau về Ấu Sơn (Hà Tĩnh).
– Vào tháng 6/1886, triều đình Đồng Khánh của Thực dân Pháp theo lệnh toàn quyền P.Bert xuống dụ kêu hàng, nhưng không ai trong triều đình Hàm Nghi chịu đầu hàng trước thực dân Pháp.
– Đặc điểm của phong trào Cần Vương (1885-1896) trong giai đoạn này là các hoạt động chỉ giới hạn trong phạm vi nhất định, còn lẻ tẻ riêng rẽ.
– Ở vùng Bắc Kì có nhiều cuộc khởi nghĩa được biết đến như Khởi nghĩa Cai Kinh ở Bắc Giang, khởi nghĩa Đốc Tít ở Đông Triều, khởi nghĩa Nguyễn Quang Bích, khởi nghĩa Tạ Hiện ở Thái Bình và Nam Định, khởi nghĩa Nguyễn Thiện Thuật ở Hưng Yên và Hải Dương, khởi nghĩa Đinh Công Tráng và Phạm Bành ở Thanh Hóa, khởi nghĩa của Phan Đình Phùng và Lê Ninh ở Hương Khê-Hà Tĩnh…
– Trong khi đó ở khu vực Trung Kì, nổi bật là khởi nghĩa của Lê Trực và Nguyễn Phạm Tuân ở thành phố Quảng Bình, khởi nghĩa của Trần Quang Dự, Nguyễn Duy Hiệu và Nguyễn Hàm ở thành phố Quảng Nam, khởi nghĩa của Lê Trung Đình ở Quảng Ngãi, khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng ở Bình Định….
– Cuối năm 1888, do Trương Quang Ngọc có hành động phản bội nên vua Hàm Nghi bị bắt và đày đi An-gie-ri, giai đoạn thứ nhất của khởi nghĩa Cần Vương kết thúc trong thất bại.
2, Giai đoạn 2:(1888-1896): phong trào tụ lại ở các cuộc khởi nghĩa:
– Từ cuối năm 1888, không có sự lãnh đạo từ triều đình nhưng phong trào Cần Vương vẫn quy tụ nhiều văn thân sĩ phu yêu nước và phát triển nhanh chóng thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn, tiếp tục duy trì với tổ chức cao hơn.
– Trong đó có một số cuộc khởi nghĩa lớn như cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng, cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh do Tống Duy Tân lãnh đạo, khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy….
– Trong giai đoạn này, xuất hiện nhiều khởi nghĩa lớn tuy nhiên thực dân Pháp lại tăng cường càn quét mạnh. Do đó, để duy trì và phát triển, các nghĩa quân phải chuyển địa bàn hoạt động đến nhiều vùng khác, từ đồng bằng chuyển lên trung du và miền núi.
– Đặc điểm trong cả hai giai đoạn của phong trào Cần Vương vẫn hoạt động riêng rẽ, lẻ tẻ chưa có sự thống nhất giữa các cuộc khởi nghĩa lớn. Còn mang tính chất địa phương dẫn đến sự thiếu lãnh đạo và tính liên kết. Do đó, đây là một trong các nguyên nhân khiến về sau chúng lần lượt thất bại dưới sự đàn áp và càn quét của Pháp.
– Năm 1896, phong trào Cần Vương bị dập tắt.
– Tính chất địa phương: Các lãnh tụ của phong trào chỉ có uy tín tại địa phương nơi xuất thân, chống lại mọi sự thống nhất phong trào, đây là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương.
– Hoạt động riêng rẽ và thiếu đường lối lãnh đạo: Phong trào Cần Vương vẫn chưa hội tụ và tập hợp thành một khối thống nhất, không có phương hướng hoạt động và đường lối chiến lược rõ ràng.
– Quan hệ với nhân dân: không lấy được sự tin tưởng từ dân chúng bởi mục tiêu đấu tranh chưa xuất phát từ nông dân,lấy dân làm gốc, còn đi cướp bóc của nhân nhân.
– Mâu thuẫn về tôn giáo: Xung đột, bài trừ với Công giáo với sự tàn sát vô cớ khiến nhiều giáo dân kết nối thông đồng với thực dân Pháp.
– Mâu thuẫn sắc tộc: sai lầm trong chính sách sa thải các quan chức Việt, cho dân tộc thiểu số quyền tự trị khiến các sắc dân này nghe theo phía Pháp.Việc làm này khiến cho các dân tộc thiểu số cắt đường liên lạc của quân Cần Vương, do vậy người Thượng đã bắt vua Hàm Nghi.
– Vũ khí: vũ khí thô sơ như giáo mác, rơm con cúi.. phong trào Cần Vương khó đối chọi với vũ khí hiện đại và đội quân hùng mạnh của Pháp.
– Lực lượng chênh lệch: Khi quân Pháp là đạo quân hùng mạnh được trang bị vũ khí hiện đại, đào tạo bàn bản thì lực lượng của ta yếu ớt nên khó chống lại được sức mạnh cuả Pháp.
– Tinh thần chiến đấu: thủ lĩnh phản bội nhanh chóng đầu hàng buông bỏ vũ khí khi nhận thấy sự bất lợi cho cuộc khởi nghĩa.
– Cần có một lực lượng tiên tiến, có năng lực lãnh đạo.
– Phải có sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa, hoạt động dưới một tổ chức.
– Phải chủ động và linh hoạt trong cách đánh. Trong phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX, nguyên nhân thất bại lớn nhất là thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và rõ ràng, sự thất bại của phong trào Cần Vương cho thấy việc lãnh đạo cuộc đấu tranh theo con đường phong kiến là hoàn toàn lỗi thời, không phù hợp với tình hình của đất nước. Do vậy, ngọn cờ lãnh đạo theo con đường phong kiến là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của phong trào.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Nếu thấy hay và bổ ích hãy ấn nút like và share để ủng hộ page nhá!
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm