slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Khái Niệm Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Mà Phụ Huynh Cần Biết

Chậm phát triển trí tuệ là một dạng khiếm khuyết của sự phát triển trí não, khiến cho các mốc phát triển bình thường của trẻ ở dưới mức trung bình. Để giúp quý phụ huynh có cái nhìn đầy đủ, chính xác về khái niệm trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT), Trung tâm gia sư Đăng Minh xin chia sẻ với các bạn tất tần tật thông tin về nhóm trẻ đặc biệt này. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây để có giải pháp can thiệp sớm hiệu quả tốt nhất.

I. Khái Niệm Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Là Gì?

Chậm phát triển trí tuệ là một dạng khiếm khuyết về phát triển trí não, thường xảy ra ở trẻ dưới 18 tuổi. Hầu hết trẻ mắc chứng chậm phát triển trí tuệ đều không đạt được những dấu mốc phát triển thông thường mà bị hạn chế về kỹ năng kích ứng như:

– Kỹ năng giao tiếp

– Kỹ năng tự chăm sóc

– Kỹ năng thích ứng với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày

– Kỹ năng xã hội, tham gia cộng đồng

– Kỹ năng tự định hướng

– Khả năng chăm sóc sức khỏe, an toàn cho bản thân

– Hạn chế về khả năng học tập, tư duy

– Sở thích và việc làm

Ngoài ra, trẻ CPTTT thường là những trẻ có chỉ số thông minh (IQ) thấp, không kiểm soát được hành vi, dễ bị kích động và hung hăng.

II. Phân Loại Trẻ Chậm Phát Triển 

Dựa vào khái niệm trẻ chậm phát triển trí tuệ trên, người ta phân chia chậm phát triển trí tuệ ở trẻ thành 4 cấp cơ bản:

1. Chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nhẹ

Theo khảo sát, có khoảng 80% trẻ có biểu hiệu chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nhẹ với chỉ số IQ dao động từ 50- 75.

Với mức độ chậm phát triển trí tuệ nhẹ, trẻ thường có những biểu hiện như:

– Không đòi hỏi sự trợ giúp thường xuyên

– Có khả năng giao tiếp với người khác bằng lời nói

– Biết tự chăm sóc bản thân

– Thực hiện một số công việc đơn giản

– Có thể đi học

– Khi trưởng thành, trẻ có thể tự lập cùng với sự hỗ trợ của gia đình, xã hội 

Nếu các bậc cha mẹ phát hiện sớm ngay khi trẻ ở cấp độ nhẹ này, việc giáo dục can thiệp sớm đúng cách, đúng lúc sẽ giúp trẻ hoàn toàn có sự phát triển toàn diện bình thường như bao đứa trẻ cùng lứa khác.

2. Chậm phát triển trí tuệ ở mức trung bình

Trẻ chậm phát triển ở mức trung bình chiếm khoảng 10%. Chỉ số IQ của trẻ thuộc cấp độ này thường là 35-55 và có những biểu hiện sau:

– Trẻ có thể tự thực hiện những công việc cá nhân như tắm, ăn uống, đi vệ sinh nhờ sự hướng dẫn của người khác với mức độ khác nhau

– Trẻ chậm phát triển ở mức trung bình có thể học viết, đọc, đếm về cơ bản

– Khả năng giao tiếp bằng lời nói nghèo nàn, không có nghĩa

– Mặc dù khả năng tiếp thu, tư duy, học tập của trẻ khá chậm nhưng vẫn có thể làm được một số những công việc đơn giản nếu được huấn luyện từ nhỏ

– Trẻ có thể di học nhưng sẽ gặp khá nhiều khó khăn

3. Chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nặng

– Có khoảng 3-5% trẻ CPTTT rơi vào mức độ nặng này với chỉ số IQ từ 20-40%.

– Trẻ cần sự trợ giúp thường xuyên hàng ngày một cách tích cực từ bố mẹ hoặc người thân khác

– Không có khả năng giao tiếp bằng lời nói

– Khả năng tự chăm sóc, thực hiện các công việc đơn giản không có

– Trẻ CPTTT ở cấp độ nặng không thể đến trường học tập

4. Chậm phát triển trí tuệ đặc biệt

– Chỉ có khoảng 1-2% trẻ CPPTT nằm trong nhóm này. Chỉ số IQ của trẻ chậm phát triển ở mức độ rất nặng này thường dưới 20-25%.

– Trẻ thường bị tổn thương về thần kinh

– Hạn chế về mọi kỹ năng thích ứng cơ bản

– Đòi hỏi sự theo dõi, giúp đỡ thương xuyên

III. Đặc Điểm Của Trẻ Chậm Phát Triển

Khi tìm hiểu về khái niệm trẻ chậm phát triển, không thể bỏ qua những đặc điểm, đặc trưng của nó. Thực tế, trẻ có biểu hiện chậm phát triển trí tuệ thường gặp những khó khăn về cảm giác, tri giác, tư duy và sự phát triển. Cụ thể:

1. Đặc điểm về tư duy, trí tuệ

– Trẻ bị khuyết tật trí tuệ thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin và rất mau quên

– Việc ghi nhớ không bền vững và đầy đủ, chỉ ghi nhớ được những sự vật bên ngoài, khó ghi nhớ những cái khái quát, bên trong.

– Việc tư duy của trẻ thường không liên tục

– Khả năng tư duy logic kém và tùy thuộc vào mức độ chậm phát triển ở trẻ

– Chậm tiếp thu những kỹ năng, kiến thức mới hơn so với những đứa trẻ bình thường.

– Khả năng tập trung của trẻ có biểu hiện chậm phát triển thường yếu, không thể tập trung tối đa và khả năng chú ý kém, hiệu quả học tập không cao.

– Ở nhóm trẻ đặc biệt này thường thiếu hứng thú trong các hoạt động và trong việc giải quyết vấn đề.

– Dễ bị phân tán, thời gian chú ý của trẻ chậm phát triển kém hơn trẻ bình thường.

2. Đặc điểm về cảm giác, tri giác

– Xét về cảm giác, tri giác, trẻ CPPTT thường chậm chạp, ít linh hoạt, khả năng phân biệt màu sắc, dấu hiệu, chi tiết sự vật, vấn đề kém.

– Trẻ không có khả năng bắt chước các hình giạc, không nhận biết được các đối tượng, sự vật ngay cả khi có sự hỗ trợ của người lớn.

– Mặc dù có khả năng tri giác nhưng rất nghèo nàn, thiếu tính tích cực trong quá trình quan sát.

3. Đặc điểm về sự phát triển

– Những trẻ không may chậm phát triển thường có biểu hiện chậm phát triển về vận động như trẻ chậm biết lật, ngồi, bò, đi đứng so với các mốc phát triển của trẻ.

– Khả năng biết nói chậm và gặp nhiều khó khăn khi nói

– Sự hiểu biết về các quy luật xã hội cơ bản thường kém

– Thiếu hoặc không ý thức về hậu của từ các hành vi của mình

– Gặp khó khăn trong quá trình tự phục vụ những nhu cầu thiết yếu của bản thân như tự ăn uống, vệ sinh cá nhân.

IV. Trẻ Chậm Phát Triển Và Những Nguyên Nhân Phụ Huynh Cần Biết

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm phát triển ở trẻ. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp sau:

1. Di truyền

– Di truyền thể bất thường từ cha mẹ truyền sang con cái gây ra khuyết tật

– Bất bình thường trong thời kỳ mang thai

+ Do sự phân bào bị rối loạn, người mẹ uống rượu trong 3 tháng đầu của thai kỳ

+ Người mẹ mắc bệnh truyền nhiễm

+ Do tác dụng của dược phẩm, hóa chất, phóng xạ

+ Do mẹ bị tăng huyết áp, suy dinh dưỡng

+ Do gặp khó khăn khi xinh như sinh thiếu tháng, xuất huyết, không đủ dưỡng khí, chấn thương não trong lúc sinh.

– Do bị bệnh Phenylceton niệu ( chứng rối loạn chuyển hóa)

– Do trẻ bị khuyết tật ống thần kinh hoặc do một số dị tật bẩm sinh khác

2. Thương tích, bệnh tật

– Một số trẻ chậm phát triển còn do nguyên nhân lúc nhỏ mắc và điều trị không kỹ lưỡng các căn bệnh như thủy đậu, sởi, ho gà, cường giáp…

– Do trẻ mắc các bệnh viêm màng não, viêm não khiến não bị tổn thương, dẫn đến tình trạng chậm phát triển trí tuệ.

– Chấn thương não do ngã, tai nạn cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị tình trạng này.

4.  Một số nguyên nhân khác

– Do người mẹ trong thời gian mang thai không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, khiến thai nhi không có sự phát triển toàn diện bình thường.

– Do trẻ bị suy dinh dưỡng, bị ngược đãi hoặc sinh sống trong điều kiện môi trường không lành mạnh.

– Do tiếp xúc thường xuyên với các loại hóa chất độc hại như chì, thủy ngân…

Đến đây thì các bạn đã có thể biết được khái niệm trẻ chậm phát triển trí tuệ và những thông tin liên quan cần thiết rồi đúng không ạ. Để tìm hiểu thêm về những biện pháp hỗ trợ trẻ CPTTT hiệu quả tốt nhất, mời các bạn tiếp tục đón đọc trong những bài viết sau của chúng tôi. Mọi thắc mắc cần tư vấn về can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 0979 481 988 để được giải đáp kịp thời, tốt nhất.

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988