Trang chủ » Báo Giáo Dục Thời Đại »
Ở giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ, các bé rất dễ gặp phải các vấn đề về da, tiêu hóa, tai mũi họng ….lý do là bởi cơ thể trẻ mới ra khỏi môi trường bụng mẹ chúng chưa thể thích nghi với môi trường bên ngoài ngay được, ở giai đoạn nhỏ và sơ sinh hệ miễn dịch của trẻ đang trong giai đoạn hoàn thành, đường ruột còn non yếu khiến chúng rất dễ gặp các vấn đề khi có một tác động nhỏ.
Trong các bệnh của trẻ thì chàm sữa có lẽ là bệnh lý thường gặp nhất và có lẽ đa phần các trẻ đều mắc phải, nó khiến vùng da còn non yếu của trẻ bị tổn thương. Đa phần chàm sữa không nguy hiểm và cũng không quá khó chữa nhưng nếu để tình trạng nặng nó có thể dẫn tới biến chứng lên mắt, làm chậm sự phát triển của trẻ hay nếu nặng cũng có thể gây tử vong. Vậy Chàm sữa là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? sẽ là nội dung trong bài viết này của tôi.
Nội dung bài viết
Trong y khoa chàm sữa có tên tiếng anh là atopic dermatitis được biết đến là hiện tượng viêm da có lặp lại và kéo dài. Biểu hiện là các mụn nước trên da, chàm sữa còn được gọi là viêm da thể tạng có đặc tính không lây nhiễm nhưng lại tái đi tái lại. bệnh chàm sữa thường bị ở trẻ từ 2 tháng tuổi tới 2 tuổi và thông thường sẽ tự khỏi khi trẻ lớn. Nói cách khác đây là bệnh rối loạn hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ.
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh chiếm tới 20% số trẻ được sinh ra, theo thống kê mỗi năm có khoảng 2000 tới 3000 lượt khám chàm sữa ở bệnh viện nhi đồng 1 HCM đáng nói hơn là trẻ dưới 1 tuổi chiếm tới 50 đến 60%.
Chàm sữa ở trẻ có biểu hiện rất rõ là các vùng da bị mẩn đỏ, theo y học chàm sữa được chia ra các giai đoạn với các biểu hiện theo từng mức độ của bệnh.
Giai đoạn 4: Nếu theo thông thường tình trạng sẽ đỡ dần khi mụn nước vỡ một thời gian sẽ đóng vảy, vảy khô đi và tự bong ra.
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh và cách điều trị thì có rất nhiều nhưng để có cách điều trị đúng và khiến bé không bị rơi vào tình trạng bội nhiễm nặng bạn cần biết nguyên nhân của chàm sữa. Tuy là bệnh lý thường gặp và không nguy hiểm nhưng chàm sữa lại có rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Dẫu biết chàm sữa là bệnh lý có tới 20% trẻ sinh ra mắc phải thế nhưng nguyên nhân khá phổ biến của bệnh này là do yếu tố di truyền, nếu trẻ nhỏ có bố hoặc mẹ hay bị dị ứng, mề đay hay hen suyễn ….thì trẻ cũng sẽ dễ mắc chàm sữa hơn các trẻ khác. Thế nhưng, không phải lúc nào trẻ cũng di truyền từ bố mẹ, đây chỉ là làm tăng nguy cơ mắc bệnh thôi bạn nhé.
Rất nhiều trẻ khi sinh ra với khả năng miễn dịch kém lại tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng như tiếp xúc với chó mèo, chăn gối hay môi trường ô nhiễm, cơ địa trẻ dị ứng với thức ăn nào đó ….các loại bụi bẩn, nấm mốc có trong ga, gối, mẹ vệ sinh kém khiến trẻ bị nhiễm khuẩn đều có thể khiến trẻ bị chàm sữa.
Đặc biệt trẻ bị chàm sữa ở cổ có tới 30 đến 40% liên quan tới việc bú sữa công thức, các loại sữa công thức có chứa đạm từ bò.
Thời tiết thay đổi, quá nóng, hanh khô hay sử dụng điều hòa cũng khiến lớp da mỏng manh, dễ kích ứng có thể bị chàm sữa mà các ông bố, bà mẹ không hay biết.
Một nguyên nhân rất thường gặp phải đối với các bé bị chàm sữa đó là cách chăm sóc của cha mẹ không đúng. rất nhiều bà mẹ lạm dụng sữa tắm có độ kiềm cao có các chất tẩy rửa khiến da trẻ bị dị ứng.
Các loại thuốc chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh có rất nhiều loại cũng như xuất xứ từ nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng, do đây là bội nhiễm trên da, giai đoạn sơ sinh da trẻ rất dễ mẫn cảm và dễ tổn thương vì vậy việc hạn chế dùng thuốc được ưu tiên lên hàng đầu.
Chàm sữa là bệnh lý tái đi tái lại nên việc điều trị nhằm làm vùng da bị bệnh trở lại bình thường. Các hữu hiệu nhất là hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nguồn bệnh. Nguồn bệnh ở đây là các tác nhân gây dị ứng như lông các loại thú vật nuôi, bụi bẩn ….
Ở giai đoạn 1 khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa ở mặt, với các nốt nhỏ li ti bạn chưa cần dùng các loại kem bôi, nếu như trẻ chuyển sang thể nặng bị chảy dịch bạn có thể sử dụng các dung dịch sát khuẩn nhẹ như hồ nước ….Bạn nên lưu ý hồ nước chỉ nên bôi lớp thật mỏng tránh cho da bé bị bí gây khó chịu thêm cho bé. Tuy bị nổi nốt nhưng vùng da cần được làm sạch sau đó thoa thuốc ngày 2 tới 3 lần thôi bạn nhé.
Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu nặng, vùng tổn thương dày và sưng nhiều và lây lan mạnh sang các vùng da khác bạn có thể sử dụng thuốc mỡ chứa corticoid, thêm tiêu xưng salicylic acid.
Đối với trẻ sơ sinh khi bị chàm sữa bố mẹ tuyệt đối không sử dụng kháng sinh hay acid boric bởi chàm sữa có cơ chế tự khỏi hoặc tác động nhẹ bằng hồ nước sẽ không làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của trẻ. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ thị của bác sỹ hoặc trẻ bị bội nhiễm nặng.
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, hồ nước thì việc sử dụng các phương pháp dân gian hay mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh cũng được nhiều người áp dụng. Với các cách này bạn có thể sử dụng các loại lá cây, cỏ, hạt tắm cho trẻ. Có rất nhiều loại cây có tác dụng rất tốt trong việc điều trị hoặc làm giảm biến chứng của chàm sữa.
Chữa chàm sữa bằng lá trầu không cũng là một biện pháp dân gian. Bạn lấy lá trầu không rửa sạch đun với nước rồi tắm cho trẻ mà không sử dụng bất cứ thành phần nào. Nếu muốn nhanh bạn có thể kết hợp bôi hồ nước sau khi tắm xong.
Các loại lá cây thường được sử dụng để chữa chàm sữa là: Lá khế, lá sài đất, hạt kê …. nhiều người còn sử dụng bún ngâm nước tắm cho trẻ với mong muốn khỏi bệnh. Thế nhưng bạn nên lưu ý, khi bị chàm sữa da của trẻ rất nhạy cảm khiến các loại lá, hạt, cây có thể khiến trẻ bội nghiễm, việc sử dụng cần rất cân nhắc và hỏi ý kiến bác sỹ.
Với lớp da mỏng manh, non yếu, khi bị chàm sữa trẻ tất nhiên rất khó chịu và dễ dẫn tới bội nhiễm chính bởi vậy ngoài việc điều trị thì việc chăm sóc trẻ sơ sinh khi bị chàm sữa là vấn đề các bậc phụ huynh cần lưu ý cũng như tìm hiểu. Việc chăm sóc không đúng rất có thể làm tình trạng nặng thêm.
Trong trường hợp thấy trẻ không có biểu hiện đỡ mà thấy bội nhiễm, trẻ nôn, mệt, sốt thì cần đưa trẻ tới gặp bác sỹ để có cách điều trị hữu hiệu nhất.
Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988
Các tin liên quan
Phụ huynh quan tâm