slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Hỏi đáp: Trẻ Chậm Nói Có Cần Phẫu Thuật Không?

Trẻ chậm nói có cần phẫu thuật không? Nếu trẻ chậm nói do các bệnh về miệng, họng cấp độ nặng, các bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật để con sớm hồi phục và phát triển khả năng ngôn ngữ của mình. 

I. Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói 

Đầu tiên, chúng ta cần xác định được các nguyên nhân khiến trẻ chậm nói mới tìm ra phương pháp khắc phục hiệu quả nhất. Nhờ tìm được nguyên nhân, các bác sĩ cũng có thể kết luận được việc trẻ chậm nói có cần phẫu thuật không?

Một vài nguyên nhân phổ biến gây nên chứng chậm nói ở trẻ nhỏ bố mẹ cần nắm bắt và thấu hiểu:

Do bệnh lý về miệng, họng: Các bệnh về miệng, họng ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng nói của trẻ. Các bệnh lý về miệng khiến con chậm nói thường gặp đó là dính thắng lưỡi và sứt môi, hở hàm ếch.

Trẻ dính thắng lưỡi khó khăn trong việc phát âm khoặc không phát ra âm tiết khi nói là bởi dây thắng lưỡi bị dính, khiến lưỡi khó cử động và uốn linh hoạt để tạo ra từ trọn vẹn. Không những vậy, thắng lưỡi dính cũng khiến vòm miệng của con đau đớn, làm cản trở nói.

Sứt môi, hở hàm ếch là bệnh lý gặp ở trẻ nhỏ không những ảnh hưởng đến sức khỏe của con, mà còn làm những phát âm của con trở nên méo mó, không tròn vành rõ chữ. Các bác sĩ sẽ khám và chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này và sẽ có chỉ định phẫu thuật nếu con bị dính thắng lưỡi cấp độ 3, 4

– Do các vấn đề thính lực: Suy giảm thính lực là một ví dụ điển hình, bệnh lý làm giảm khả năng nghe nên tác động rất lớn đến sự phát triển của ngôn ngữ, đặc biệt trong giai đoạn tập nói 2 -3 năm đầu đời. Khó khăn khi nghe, con không tiếp nhận và học hỏi được vốn từ, từ đó hạn chế phản xạ và chủ động giao tiếp

Do trẻ mắc hội chứng tự kỷ: Chậm nói đi kèm với các biểu hiện rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc và suy giảm giao tiếp rất có thể là những biểu hiện cho thấy con đang gặp chứng tự kỷ

Ít giao tiếp với môi trường bên ngoài cũng là nguyên nhân: Ít giao tiếp với môi trường bên ngoài, làm giảm vốn từ vựng và hạn chế tư duy học hỏi. Trẻ sẽ có thói quen thụ động trong giao tiếp, từ đó dẫn đến chậm nói.

Con xem TV, điện thoại quá nhiều: Nhiều bố mẹ xem Tv, điện thoại như là một “vị cứu tinh” trong quá trình nuôi dạy con. Bởi có những thiết bị hiện đại này, bố mẹ nhàn hơn rất nhiều, có khi cũng giúp con chịu ăn, chịu chơi hơn. Tuy nhiên những thiết bị tưởng chừng hiện đại này lại rất hại cho con. Xem Tv, điện thoại quá nhiều vừa gây giảm tập trung chú ý, lại làm suy giảm khả năng ngôn ngữ ở trẻ, con không có nhu cầu giao tiếp với những người xung quanh mình.

II. Vậy trẻ chậm nói có cần phẫu thuật không?

Sau khi đã xác định được nguyên nhân vì sao con chậm nói rồi, bố mẹ sẽ tự giải đáp cho mình xem thực sự trẻ chậm nói có cần phẫu thuật không?

Vậy trẻ chậm nói có cần phẫu thuật không

Chúng tôi xin được tóm gọn lại như sau: Trẻ chậm nói có thể cần được phẫu thuật nếu con đang gặp phải tình trạng dính thắng lưỡi ở cấp độ nặng, và còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.

III. Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ sau phẫu thuật chậm nói

Như đã trình bày phía trên, trong trường hợp trẻ chậm nói do dính thắng lưỡi sau khi đã được phẫu thuật, bố mẹ cần có những chế độ dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp để con sớm hồi phục. Vết phẫu thuật càng hồi phục nhanh, con càng sớm có cơ hội bắt đầu quá trình đào tạo, rèn luyện ngôn ngữ tốt.

1, Chế độ dinh dưỡng

– Sau phẫu thuật, các bác sĩ thường khuyên mẹ cho con ăn các thức ăn mềm và nguội để tránh tổn thương đến vết phẫu thuật ở lưỡi ( cháo, sữa,…). 

– Đừng quên cho con uống thật nhiều nước mỗi ngày để làm sạch khoang miệng

– Khi vết thương đã lành hoàn toàn, mẹ cần thêm vào chế độ dinh dưỡng cho bé đầy đủ các vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe và ngôn ngữ của con như:

  • Protein: Cá nục, thịt bò, trứng, sữa,…
  • Vitamin A: hạt hướng dương, cà rốt, bí ngô, dầu cá,…
  • Omega 3: cá trích, dầu ô liu,…
  • Chất xơ: chất xơ từ các rau củ quả như mồng tơi, rau chân vịt, súp lơ, kiwi, …
  • Kẽm: nấm, ca cao, sô cô la, đậu nành,…

2, Cách chăm sóc trẻ sau phẫu thuật chậm nói do dính thắng lưỡi

– Bố mẹ cần để ý không để con tự tiện ngậm vào những đồ vật cứng và có góc khối sắc nhọn gây chảy máu lưỡi

– Không chạm tay vào vết phẫu thuật hạn chế bị nhiễm trùng

– Bố mẹ nên báo với bác sĩ nếu có bất kỳ bất thường hay dấu hiệu chảy máu vết phẫu thuật nào

– Khi vết phẫu thuật có dấu hiệu lành hơn, mẹ có thể hướng dẫn con các bài vận động nâng lưỡi, đưa lưỡi sang 2 bên, lên trên, xuống dưới để cơ lưỡi hoạt động linh hoạt hơn, tạo tiền đề vững vàng cho quá trình tập nói sau hồi phục

 

Hi vọng những chia sẻ về trẻ chậm nói có cần phẫu thuật không và cách chăm sóc trẻ chậm nói sau phẫu thuật thắng lưỡi sẽ đem lại những kiến thức hữu ích giúp bố mẹ tự tin đồng hành cùng con yêu.

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988