slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Dàn Ý Giải Thích Câu Tục Ngữ Lời Nói Gói Vàng

  1. Dàn Ý Giải Thích Câu Tục Ngữ Lời Nói Gói Vàng
  2. Mở bài

Giới thiệu câu tục ngữ cần giải thích.

  1. Thân bài
  2. Giải thích từ ngữ

*Nghĩa đen:

– Lời nói: âm thanh phát ra khi con người cất tiếng nói, diễn đạt một nội dung nhất định.

– Gói vàng:

+ Gói: bọc kín trong một tấm vải/giấy

+ Vàng: kim loại quý phát ra ánh kim màu vàng.

-> Gói vàng: vàng được bọc cẩn thận thành gói.

*Nghĩa bóng:

Câu tục ngữ là lời so sánh khéo léo lời nói của con người với gói vàng. Một thỏi vàng đã quý, nay lại là một gói vàng thì chắc hẳn quý gấp nhiều lần. Đây là sự khẳng định giá trị của lời nói khi được đặt đúng chỗ, đúng hoàn cảnh giao tiếp.

  1. Vì sao lời nói là gói vàng?

– Với những người gặp khó khăn, nản chí thì một lời khuyên bảo, động viên có thể vực dậy tinh thần của người ta, giúp người ta mạnh mẽ vượt qua những trở ngại.

– Lời hay ý đẹp giúp tình cảm bạn bè, gia đình thêm nồng ấm.

– Lời nói có tình có lí, có sức thuyết phục đôi khi còn giúp tránh xảy ra mâu thuẫn, tránh xung đột.

– Lời nói thể hiện trình độ học vấn, trình độ văn hóa khi giao tiếp, ứng xử của con người.

  1. Cần làm gì để lời nói trở thành gói vàng

– Cân nhắc, lựa chọn kĩ trước khi nói ra.

– Sử dụng lời nói đúng lúc, đúng chỗ, không tranh cướp lời nói của người khác.

– Nói rõ ý, tránh gây hiểu lầm trong giao tiếp.

  1. Mở rộng

– Nhiều người không coi trọng lời nói: thất hứa, ăn nói không đúng chỗ, nói vô lễ,..

– Với những trường hợp như vậy, ta cần khuyên nhủ họ để họ sửa đổi.

  1. Kết bài

Khẳng định giá trị của câu tục ngữ được nhân dân xưa truyền đạt lại.

  1. Bài Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Lời Nói Gói Vàng
  2. Mở bài

Có thể nói con người là sinh vật kì diệu nhất được thượng đế tạo ra và được trân trọng dành cho những món quà tuyệt vời nhất của tạo hóa: một khối óc thông minh để phán xét thế giới, một trái tim ấm nóng để rung cảm với vạn vật mà một âm giọng hay để nói ra những lời hay ý đẹp. Ông cha ta từ xưa cũng hiểu giá trị của những món quà ấy, đặc biệt là lời nói. Chẳng những thế mà có câu tục ngữ “Lời nói gói vàng”. Xã hội càng ngày càng phát triển, giao tiếp càng trở nên quan trọng hơn, vì thế mà ý nghĩa câu tục ngữ thêm thiết thực.

  1. Thân bài

Trước hết hãy cùng đi lí giải ý nghĩa câu tục ngữ. Phân tách để tìm hiểu nghĩa đen thì “lời nói” chính là âm thanh phát ra khi con người thực hiện hành động nói nhằm diễn đạt một nội dung nhất định. Đây là một công cụ vô cùng đắc lực dùng để trao đổi tình cảm, tư tưởng của mình đến người khác. “Gói” trong “gói vàng” chỉ bọc kín bằng tấm vải hoặc giấy. Vàng là thứ kim loại quý phát ra ánh kim vàng. Nó có thể được sử dụng làm đồ trang sức hoặc trao đổi, mua bán hàng hóa. “Gói vàng” ám chỉ một số lượng vàng rất nhiều, rất lớn. Nhưng không dừng lại ở nét nghĩa đó, câu tục ngữ là lời so sánh khéo léo ví giá trị lời nó của con người như vàng vậy. Một thỏi vàng đã quý, nay lại là một gói vàng thì chắc hẳn quý gấp nhiều lần. Đây là sự khẳng định giá trị của lời nói khi được đặt đúng chỗ, đúng hoàn cảnh giao tiếp. Qua đó lớp người đi trước thầm khuyên răn con người nên sử dụng lời nói cho hiệu quả và biết cách trân trọng giá trị của nó. Lời nói cũng là thước đo quan trọng cho nhân cách con người.

Không phải ngẫu nhiên mà người xưa lại ví lời nói với gói vàng chứ không phải với bất cứ điều gì khác. Lời nói có thể mang tới giá trị vô hình hay hữu hình, giá trị trước mắt hay dài lâu. Với những người gặp khó khăn, nản chí thì một lời khuyên bảo, động viên có thể vực dậy tinh thần của người ta, giúp người ta mạnh mẽ vượt qua những trở ngại. Nếu biết sử dụng lời nói đúng cách, nó còn có thể khiến chủ nhân của nó đạt được mục đích khi giao tiếp. Đơn cử vị tổng thống da màu đầu tiên của Hoa Kỳ – Barack Obama, nếu không bởi tài năng và những cuộc tranh cử với những lời nói khiến ai nấy đều ngả mũ thán phục thì sao có thể ngồi lên vị trí ấy. Trong cuộc sống hàng ngày, lời hay ý đẹp giúp tình cảm bạn bè, gia đình thêm nồng ấm. Lời nói có tình có lí, có sức thuyết phục đôi khi còn giúp tránh xảy ra mâu thuẫn, tránh xung đột. Người Việt hiện nay gặp rất nhiều vấn đề trong việc phản biện ý kiến của người khác, nếu phản biện không tốt sẵn sàng xảy ra tranh chấp hay cãi vã. Trong những tình huống như thế, mọi việc hoàn toàn có thể giải quyết nếu hai bên cùng sử dụng lời nói với thái độ ôn hòa, từ ngữ được lựa chọn với tinh thần đóng góp, bổ sung cho nhau chứ không phải vạch lỗi, bắt bẻ nhau. Trong kho tàng ca dao tục ngữ của ta còn có một câu nói rất hay nói về vấn đề nay:

“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn ăn nói lựa lời dễ nghe”

Chắc hẳn ai trong cuộc sống chẳng muốn mình là “người khôn”, “chim khôn”! Xét mặt khác, lời nói đôi khi còn quý hơn bàn bởi nó thể hiện trình độ học vấn, trình độ văn hóa khi giao tiếp, ứng xử của con người. Tại sao trong các cuộc thi sắc đẹp trong nước và tầm cỡ thế giới, hoa hậu đều phải trải qua một phần thi mang tên ứng xử? Tại sao trong một cuộc họp hội nghị, người ta đánh giá chất lượng làm việc qua bài phát biểu của chính những thành viên tham gia? Đôi khi ta không thể cân đo đong đếm được giá trị to lớn mà một lời nói đúng nghĩa có thể tạo ra.

Vậy rốt cuộc ta cần làm gì để lời nói trở thành “gói vàng”? Nguyên tắc đầu tiên và cơ bản nhất chính là cân nhắc, lựa chọn kĩ trước khi nói ra: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Đôi khi vì vội vã, mặc dù không cố tình nhưng lời nói của chúng ta lại có thể khiến người khác tổn thương, chạm vào lòng tự trọng của họ. Tiếp theo cần sử dụng lời nói đúng lúc, đúng chỗ, không tranh cướp lời nói của người khác. Đây là nguyên tắc lịch sự và tế nhị trong giao tiếp, biết lắng nghe lời người khác nói trong bất cứ hoàn cảnh nào. Một sai lầm tiếp theo mà hầu hết mọi người rất dễ gặp phải chính là nói không rõ ý, gây hiểu lầm trong các cuộc hội thoại. Trong đời sống, từ việc gọi tên, nêu vấn đề đều, thái độ khi nói có thể khiến bạn thành công hay thất bại và có đi tới được mục đích giao tiếp bản thân đặt ra hay không. 

Bên cạnh đó, còn nhiều người chưa ý thức được tầm quan trọng của những lời nói mình nói ra hay không lường trước được hậu quả của nó. Chỉ một câu nói vô lễ của bạn với bề trên thôi cũng có thể khiến tất cả bằng cấp học tập của bạn trở nên vô giá trị. Hay đơn giản những bố mẹ hay có thói quen hứa xuông với con trẻ cho hết khóc vô tình chung cũng tạo ra nếp sống không tốt cho những thế hệ sau đó: không có trách nhiệm với lời hứa của mình. Lời nói và hành động cần luôn song hành, chỉ khi đó giá trị của lời nói mới bắt đầu thực hiện. Khi gặp những trường hợp như thế, ta cần thẳng thắn góp ý để cùng nhau sửa đổi, tạo nên một xã hội ngập tràn “lời nói vàng”. 

  1. Kết bài

Bánh xe của cuộc sống lại tiếp tục quay và con người phải nỗ lực thay đổi bản thân. Trong xã hội này, lời nói tựa con dao hai lưỡi: có thể trở thành công cụ sắc nhọn giúp chúng ta đạt được mục đích nhưng cũng có thể quay ngược lại và làm tổn thương chúng ta. Chọn mặt nào của lưỡi dao, chọn phương thức nào của lời nói là quyền cá nhân của mỗi người. 

 

Mời các bạn đọc tài liệu Bài văn giải thích câu tục ngữ “Lời nói gói vàng” hay và nhiều cảm xúc nhất mà trung tâm đã cố gắng biên soạn ra. Không nên sao chép để đảm bảo sự tiến bộ trong môn Văn nhé! Kho tài liệu của trung tâm còn rất phong phú và đa dạng cho chúng mình tham khảo. Chúc các bạn luôn học tập thật tốt và thêm yêu quý môn Văn.

 

Bình Luận Facebook

bình luận

5/5 - (1 bình chọn)

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ




Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988