slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Bài Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Uống Nước Nhớ Nguồn

Bài viết sẽ hướng dẫn các em cách lập dàn ý và bài văn mẫu giải thích câu tục ngữ Uống Nước Nhớ Nguồn, giúp các em học sinh có thểm tài liệu để tham khảo và học tập.

Lập Dàn Ý và Bài Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ Uống Nước Nhớ Nguồn

A. Dàn Ý Giải Thích Câu Tục Ngữ “Uống Nước Nhớ Nguồn”

I. Mở bài

– Dẫn dắt: đạo lí nhớ về cội nguồn, nhớ ơn những người đã giúp đỡ chúng ta là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.

– Giới thiệu câu tục ngữ: truyền thống đó được ông cha ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn.”

II. Thân bài

1. Giải thích

*Nghĩa đen:

– Uống nước: hưởng dòng nước mát.

– Nguồn: nơi khởi đầu của dòng nước

=> “Uống nước nhớ nguồn”: được hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu cho ta dòng nước đó.

* Nghĩa bóng:

– Uống nước: hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra.

– Nhớ nguồn: nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó.

=> “Uống nước nhớ nguồn”: lời răn dạy khi chúng ta nhận những thành quả lao động của người khác tạo ra thì cần có thái đó ghi nhận, biết ơn những công lao, nỗ lực của họ.

2. Biểu hiện của truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

– Câu chuyện “Cây khế”: chú chim phượng hoàng ăn khế của anh nông dân nghèo nên đã đền ơn anh bằng cách chở anh tới đảo lấy vàng. Từ đó, vợ chồng anh ta sống ấm no, thoát cảnh nghèo khổ.

– Bác Hồ từng dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói đó thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn đối với những hi sinh của thế hệ trước mà cụ thể là vua Hùng để từ đó rút ra trách nhiệm của bản thân, của thế hệ sau với tương lai đất nước.

– Hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đền ơn đáp nghĩa tới những bà mẹ Việt Nam anh hùng nhằm ghi nhận những hi sinh lớn lao của họ cho nền độc lập nước nhà.

3. Tại sao ta cần “Uống nước nhớ nguồn”?

– Vạn vật tồn tại trên trái đất này đều có nguồn cội của nó, hoặc được tạo ra bởi sức lao động của ai đó. Vậy nên, “Uống nước nhớ nguồn” là một đạo lí tất yếu của con người.

– Chính sự nuôi dưỡng của bố mẹ, sự chỉ bảo của nhà trường và sự cố gắng giữ gìn độc lập nước nhà không tiếc máu xương của thế hệ trước mà chúng ta được hưởng cuộc sống hòa bình ngày hôm nay nên cần có thái độ biết ơn, thành kính với những giá trị ta được hưởng.

– Có đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, chúng ta sẽ là những con người có tình có nghĩa – một đức tính mà xã hội nào cũng cần để tạo ra khối đoàn kết lớn mạnh.

4. Bài học tu dưỡng truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”

– Tự hào với truyền thống vẻ vang của nước nhà, có thái độ trân trọng với những hi sinh của các vị anh hùng dân tộc.

– Biết ơn những người đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho mình vượt qua khó khăn.

– Rèn luyện bản thân về cả thể lực và trí lực, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững chắc.

5. Phản đề

– Phê phán những con người không biết trân trọng cuộc sống, lãng phí thành quả sức lao động của người khác.

– Phê phán những cá nhân có thái độ sống “sùng ngoại”, hòa nhập mà hòa tan cả những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc.

– Có những người không biết cố gắng trong học tập và cuộc sống, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

III. Kết bài

– Khẳng định giá trị tốt đẹp của đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”

– Liên hệ bản thân để vận dụng tốt đạo lí vào cuộc sống.

B. Bài Văn Giải Thích Câu Tục Ngữ “Uống Nước Nhớ Nguồn”

I. Mở bài

“Con người có tổ có tông

Như cây có cội như sông có nguồn”

     Thật vậy, vạn vật sinh ra và lớn lên đều có cội nguồn, khởi đầu của nó. Hiểu điều đó nên ông cha chúng ta đã đúc kết nên câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. Câu tục ngữ răn dạy chúng ta cần phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình. Truyền thống này thật đáng được bảo tồn và phát huy, đặc biệt là trong xã hội ngày nay.

II. Thân bài

     Câu tục nghĩa có hai nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen, hiểu đơn giản, “uống nước” là sự hưởng thụ dòng nước mát còn “nguồn” chính là nơi khởi đầu của dòng nước. “Uống nước nhớ nguồn” được hiểu là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng nước đó. Nhưng nét nghĩa của câu tục ngữ không chỉ dừng lại ở đó mà giá trị đạo lí kết tinh ở nghĩa bóng. “Uống nước” ở đây nên được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Thực chất, câu tục ngữ chính là lời răn dạy vô cùng ý nghĩa nhắc nhở ta rằng khi nhận được những thành quả lao động của người khác thì cần có thái độ ghi nhận, biết ơn, trân trọng những công lao, nỗ lực của họ. Xét về nghĩa, câu tục ngữ này tương đồng với các câu như: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”, “Ăn cây nào, rào cây đấy”, “Con ơi nhớ lấy lời này/ Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên”,…

     Thật không khó để ta bắt gặp những tấm gương đạo đức sáng ngời về đức tính “Uống nước nhớ nguồn”. Bạn còn nhớ tới câu chuyện “Cây khế” mà ta hay được bà, được mẹ kể thời ấu thơ chứ? Chú chim phượng hoàng vì ăn khế của anh nông dân nghèo nên trả nghĩa bằng cách chở anh tới đảo giấu vàng. Từ đó, vợ chồng anh thoát khỏi cảnh nghèo khổ, sống ấm no mãi về sau. Đến cả Bác Hồ – vị cha già kính yêu của dân tộc – cũng hiểu rất rõ truyền thống này nên dặn dò thế hệ sau: “Các vua hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bác mong rằng con dân Việt Nam muôn đời trân trọng, biết ơn với những hi sinh của thế hệ trước mà cụ thể là vua Hùng để từ đó, soi chiếu vào bản thân, tự hiểu trách nhiệm của mình đối với cuộc đời, dân tộc:

Ta là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”

(Tố Hữu)

    Hiện nay, Đảng và Nhà nước vẫn luôn dành một sự quan tâm đặc biệt tới những người mẹ Việt Nam anh hùng nhằm ghi nhận những hi sinh lớn lao của họ cho nền độc lập, phát triển của nước nhà ngày hôm nay. Còn vô vàn những tấm gương khác trong cuộc sống thật đáng để ta noi theo, học tập mà chẳng bút giấy nào kể hết được.

    Vậy đã bao giờ bạn lại tự hỏi tại sao cần phải “Uống nước nhớ nguồn”? Vạn vật tồn tại trên trái đất này đều có cội nguồn của nó, hoặc nó là kết tinh sức lao động của con người mà ra. Vậy nên, “Uống nước nhớ nguồn” là một đạo lí tất yếu của con người cần có. Bằng sự nuôi dưỡng săn sóc của bố mẹ, bằng sự chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo, sự cố gắng đến không tiếc máu xương nhằm giữ gìn độc lập nước nhà mà chúng ta được hưởng sự hòa bình ngày hôm nay nên không lẽ nào chúng ta có thể vô ơn, bất kính với những người tạo ra giá trị mà ta được hưởng. Có đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, chúng ta sẽ trở thành những con người có tình có nghĩa – đức tính căn bản để thiết lập khối đoàn kết toàn dân và trở thành con người có ích thực sự: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó.” (Hồ Chí Minh)

Muốn vậy, ta cần rút ra những bài học cho chính bản thân để tu dưỡng tốt đạo lí này. Trước hết, đó là thái độ tự hào với truyền thống vẻ vang của nước nhà, trân trọng với những hi sinh cao cả của các vị anh hùng dân tộc, các thế hệ đi trước. Đó còn là sự biết ơn sâu sắc với những người đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho mình vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Hay đơn giản, là khi ta biết cách đặt định hướng, mục tiêu rèn luyện bản thân về cả thể lực và trí lực, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, bền vững.

     Bên cạnh đó, ta không thể làm ngơ trước những con người không biết trân trọng cuộc sống, lãng phí thành quả lao động, mồ hôi nước mắt của người khác

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

     III. Kết bàiVà cũng đáng buồn hơn khi một bộ phận giới trẻ ngày nay có thái độ sống “sùng ngoại”, họ hòa nhập với văn hóa các nước nhưng lại dễ dàng để bị “hòa tan” mà quên đi cốt lõi tinh hoa dân tộc. Ngay cả những người không biết cố gắng trong cuộc sống, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội cũng là biểu hiện xấu của sự lòng biết ơn, trân trọng cuộc đời mà ta được tạo hóa ban tặng.

III. Kết bài

Như vậy, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” tuy súc tính, giản dị mà lại chứa đựng bài học nhân sinh vô cùng lớn lao và ý nghĩa. Nó dạy ta cách sống trọn nghĩa, trọn tình: biết ơn với những điều tốt đẹp mà ta được nhận. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” (Hồ Chí Minh) vậy nên ta hãy thực hành đạo lí kia ngay từ những việc nhỏ nhất bằng sự đối xử thành kính với thầy cô, cha mẹ ngay từ hôm nay.

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
097.948.1988