slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Ngôn Ngữ Của Trẻ Tự Kỷ – Phương Pháp Phát Triển Giao Tiếp Cho Trẻ

Tự kỷ ở trẻ nhỏ là một hội chứng khiến trẻ khó khăn trong giao tiếp, rối loạn hành vi, cảm xúc và tương tác xã hội. Những khiếm khuyết trong giao tiếp khiến trẻ hạn chế các mối quan hệ và phát triển bản thân, đặc biệt là hạn chế về ngôn ngữ của trẻ tự kỷ.

I. Ngôn Ngữ Của Trẻ Tự Kỷ: Thấu hiểu cử chỉ, hành vi

Ngôn ngữ và khả năng giao tiếp kém chính là đặc điểm đặc trưng của đối tượng trẻ đặc biệt này. Do vậy, các phương pháp phát triển giao tiếp quan trọng là điều phụ huynh cần chú ý áp dụng dạy con để đạt hiệu quả tốt nhất và rút ngắn thời gian cũng như chi phí đào tạo, đưa con sớm tái hòa nhập.

Ngôn Ngữ Của Trẻ Tự Kỷ: Thấu hiểu cử chỉ, hành vi

Với đối tượng trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh hành vi, việc thấu hiểu cử chỉ của bố mẹ sẽ là tiền đề vững chắc để điều chỉnh ngôn ngữ sau này. Vì sao? Bởi thấu hiểu hành vi phụ huynh sẽ dạy con làm theo hướng dẫn, tăng khả năng tập trung, tương tác và học hỏi vốn từ mới, cách trình bày câu chữ giao tiếp.

– Bố mẹ có thể thu hút trẻ bằng một vài cử chỉ quen thuộc được lặp lại nhiều lần, ví dụ như đặt tay vào bàn học để chỉ dẫn con đã đến giờ làm bài tập về nhà, hoặc gật đầu thể hiện thái độ đồng tình khi con làm đúng,… đương nhiên là cử chỉ phải kết hợp với câu nói cùng ý nghĩa. Để con hiểu cách vận dụng ngôn ngữ hình thể và ngôn ngữ nói, từ đó dần cải thiện được sự tương tác với môi trường xung quanh

– Ngôn ngữ của trẻ tự kỷ cũng sớm được cải thiện nếu bố mẹ thấu hiểu hành vi của con, khi các con đã sẵn sàng tuân theo mệnh lệnh của bố mẹ bằng các cử chỉ kết hợp lời nói, con sẽ sớm cải thiện được mức độ tương tác thôi.

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể cùng con chơi những trò chơi giúp tăng cường tương tác, tại kích thích tư duy ngôn ngữ như:

– Trò chơi 1: Sử dụng một món đồ bắt mắt mà con yêu thích, chỉ tay và hướng dẫn con thử nhìn vào đó, sau đó di chuyển từ từ vật đó sang một vị trí khác. Trò chơi này sẽ kích thích mắt trẻ tương tác, ánh mắt con dần không còn chỉ nhìn về một phía nữa

– Trò chơi 2: Sử dụng một chiếc điện thoại và hướng dẫn con bấm số, con sẽ phải tập trung, di chuyển tay, mắt để bấm theo yêu cầu

– Hãy làm thật nhiều các hành động với bé để trẻ phải tách rời ngón tay trỏ, ví dụ quay số điện thoại, bật và tắt các nút, vẽ trên cát và sơn ngón tay.

Và cho dù là trò chơi nào, bố mẹ cũng cần kiên trì chơi cùng con mới đạt hiệu quả như ý đó nhé.

II. Thấu hiểu ngôn ngữ của trẻ tự kỷ

Bởi gặp khó khăn nhất định trong giao tiếp, thậm chí ở trẻ tự kỷ nhỏ còn gặp tình trạng chậm nói kéo dài, nên phụ huynh hãy làm cho ngôn ngữ của con đơn giản nhất, mà vẫn có thể giao tiếp với những người xung quanh:

– Cho con thấy rằng con đã nói đúng bằng cách nhắc lại câu trẻ vừa nói. Ví dụ con thấy bố đi làm về reo lên “A, bố về”, đừng ngần ngại nhắc lại câu nói này. Điều này giúp trẻ tự tin khẳng định rằng mình đang xử lý tình huống đúng.

Thấu hiểu ngôn ngữ của trẻ tự kỷ

– Hướng dẫn con cách xử lý tình huống bằng ngôn ngữ trong các tình huống cơ bản hàng ngày như ăn cơm, đi làm bài tập, đi chơi, khách đến chơi nhà phải nói gì đầu tiên

– Thường xuyên gọi tên con để con có cảm giác mình là nhân tố không thể thiếu trong cuộc trò chuyện

– Trước khi bắt đầu một trò chơi, đừng quên mở đầu bằng lời nói mô tả về trò chơi đó. Ví như bố mẹ cùng con chơi trò xếp hình, hãy nói “Nào, chúng ta cùng chơi xếp hình nhé” để con có những hình dung và chuẩn bị nhất định về trò chơi. Tư duy hình dung tốt khiến quá trình hình thành ngôn ngữ của con dần thuận lợi hơn.

– Luôn trả lời kỹ càng khi con có điều thắc mắc

III. Trau dồi vốn từ vựng và giải thích ngữ nghĩa

Ngôn ngữ của trẻ tự kỷ sẽ phát triển hơn nhờ các từ vựng, bởi vậy trau dồi thêm từ vựng là điều bố mẹ không thể bỏ qua khi dạy ngôn ngữ cho con. 

– Dạy con các từ mới theo nhóm: từ vựng về bếp núc, từ vựng về đồ dùng cá nhân, từ vựng về gia đình,… và đừng quên giải thích ý nghĩa của từng nhóm từ nhé

– Có thể khuyến khích con nhắc lại hoặc tự nói những gì mình cần, không đáp ứng yêu cầu bằng hành vi

IV. Chú ý đến sự thể hiện

Không quá gì là quá lố nếu bố mẹ “phóng đại” cử chỉ và điệu bộ lên một chút, điều này sẽ làm con cảm nhận rõ ràng hơn thứ mà bố mẹ đang muốn diễn tả. Bố mẹ tỏ ra vui mừng hoặc khen ngợi rõ ràng khi con làm được một việc tốt khiến con cảm nhận được và có thêm động lực phát huy.

V. Hạn chế sử dụng ký hiệu

Bố mẹ biết không, việc chúng ta chấp nhận ký hiệu của trẻ sẽ khiến ngôn ngữ của trẻ tự kỷ ngày càng thu hẹp lại. Đa phần trẻ tự kỷ đều giao tiếp không tốt hoặc chậm nói, bởi vậy con có thói quen dùng ký hiệu tay, mắt, chân,… để nhờ bố mẹ làm giúp việc gì đó. Nếu bố mẹ luôn sẵn sàng đáp ứng, dần sẽ tạo sự lệ thuộc và làm con lười tư duy và phát triển ngôn ngữ đó nhé.

Ngôn ngữ của trẻ tự kỷ cần một quá trình cải thiện khoa học và kiên nhẫn, chúc bố mẹ thành công.

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988