slogan của trung tâm gia sư Hà Nội Giỏi
Gioi thieu trung tâm gia sư Quy trinh dich vu Che do cham soc dich vu Hoi dap dich vu Dang ky dich vu

Trẻ Phản ứng Chậm Với Tên Gọi Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?

Đã bao giờ mẹ băn khoăn trẻ phản ứng chậm với tên gọi có sao không, và đây liệu chăng có phải là dấu hiệu của bệnh gì ở con? Chớ nên chỉ phân vân, đoán mò, phản ứng chậm của con khi được gọi tên rất có thể là những dấu hiệu đáng lo ngại về bệnh lý cũng như hội chứng đó nhé!

I. Trẻ phản ứng chậm với tên gọi là dấu hiệu của bệnh gì?

Một vài bệnh lý và hội chứng thường gặp khi bạn phát hiện con không có phản ứng khi được gọi tên có thể kể đến như:

– Chậm nói: Khi gọi tên bố mẹ không thấy con phản ứng hay đáp trả bằng ánh mắt, cử chỉ hoặc ngôn ngữ rất có thể con đang có những biểu hiện của chậm nói. Ngoài việc không phản ứng khi được gọi tên, con còn thiếu phản ứng với các tiếng động lạ, mạnh.

Trẻ phản ứng chậm với tên gọi là dấu hiệu của bệnh gì?

Trẻ chậm nói tuy không ảnh hưởng đến sự thông minh, nhưng ít nhiều sẽ làm cản trở quá trình học hỏi và tiếp nhận thông tin của con. Bên cạnh đó, khả năng giao tiếp và tư duy ngôn ngữ của con bị khiếm khuyết cũng làm thu hẹp các mối quan hệ xã hội, gia đình, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. 

Vì sao trẻ chậm nói lại không thể phản ứng khi được gọi tên? Là bởi tư duy ngôn ngữ kém và vốn từ vựng nghèo nàn, nên khả năng nghe hiểu của con cũng bị tác động tiêu cực. 

– Tự kỷ:  Một trong những dấu hiệu đặc trưng của tự kỷ chính là trẻ chậm nói, nên việc trẻ tự kỷ phản ứng chậm khi được gọi tên cũng không quá khó hiểu. Tuy nhiên chúng ta không thể tùy tiện kết luận trẻ phản ứng chậm với tên gọi đang mắc hội chứng tự kỷ. Để phán đoán con có đang tự kỷ hay không, bố mẹ cần xét thêm nhiều biểu hiện khác và tần suất lặp lại của các biểu hiện đó, ví dụ như:

+ Con sống khép mình, ít nói, ít biểu đạt cảm xúc

+ Có nhiều hành vi bất thường, lặp đi lặp lại

+ Gặp khó khăn về ngôn ngữ, giao tiếp

+ Khó khăn trong những việc cá nhân, không thể làm theo hướng dẫn,…

Tự kỷ nếu không được phát hiện và can thiệp sớm đúng cách sẽ đem lại nhiều hệ lụy kém tích cực trong cuộc sống. Con dần trở thành người sống thiếu cộng đồng, hành vi và cảm xúc khó kiểm soát, khó thành công khi trưởng thành

– Bệnh lý về cơ quan nghe, nói: Một vài bệnh lý về các cơ quan nghe, nói cũng có thể là “thủ phạm” làm trẻ phản ứng chậm với tên gọi của mình.

+ Suy giảm thính lực: Suy giảm thính lực làm giảm khả năng nghe của con, chính vì vậy mà khi được gọi tên con không có phản ứng. Biểu hiện đi kèm với việc con không phát được ra những âm thanh gừ gừ khi đã 3 hoặc 4 tháng tuổi. Đến 24 tháng tuổi, vốn từ của con không gia tăng mà còn hạn chế nhiều, con thậm chí không thể nói.

Bởi vậy, bố mẹ tuyệt đối không bỏ qua những mốc sàng lọc cho trẻ sơ sinh, để sớm phát hiện những vấn đề của con mình

+ Dính thắng lưỡi: Thắng lưỡi bị khiếm khuyết gây nhiều khó khăn cho con khi cất lời, mọi phát âm bị hạn chế, con khó phát âm tròn vành rõ chữ, thậm chí không thể phát âm. Đó là nguyên nhân vì sao trẻ phản ứng chậm với tên gọi, không phải con không nghe được, có thể con không thể nói do cấu tạo thắng lưỡi

II. Giải pháp khắc phục trẻ phản ứng chậm với tên gọi

Cho dù là dấu hiệu của bệnh hay hội chứng nào đi chăng nữa đều rất đáng lo ngại. Bố mẹ cũng cần quan sát để có những phát hiện sớm nhất, nhằm can thiệp đạt hiệu quả tốt nhất cho con.

1, Chậm nói & tự kỷ

Với trường hợp chậm nói và trẻ tự kỷ, để khắc phục tình trạng trẻ phản ứng chậm với tên gọi và cải thiện tình trạng ngôn ngữ cho con, bố mẹ có thể thử thực hiện các biện pháp can thiệp trẻ chậm nói & tự kỷ sau:

– Xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ: Bố mẹ thường xuyên đọc sách không những giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ mà còn trau dồi vốn từ và khả năng diễn đạt. Thường xuyên được kể chuyện, đọc sách cho nghe cũng làm tư duy hình dung của con cải thiện rõ rệt. Việc tiếp nhận vốn từ mới còn làm tăng khả năng nghe hiểu, từ đó thúc đẩy những phản ứng đáp trả khi được gọi tên một cách tự nhiên hơn. Với đối tượng trẻ tự kỷ, việc bố mẹ đọc sách cho con còn mang ý nghĩa thể hiện sự yêu thương, giúp con cảm thấy an tâm và bớt sống khép kín hơn

Trẻ Phản ứng Chậm Với Tên Gọi Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?

– Tạo điều kiện cho con có nhiều cơ hội giao lưu với bạn bè: Giao lưu bạn bè cũng là một cách hữu hiệu giúp con cải thiện tình trạng trẻ phản ứng chậm với tên gọi. Bởi nhờ giao tiếp và vui chơi cùng các bạn, con học hỏi được nhiều điều thú vị như ngôn ngữ, các hành vi,… giúp con hoàn thiện kỹ năng nghe và phản xạ của mình.

– Đặt ra những câu hỏi: Bố mẹ đừng quên đặt ra những câu hỏi để kích thích ngôn ngữ và tư duy ở con như “Con muốn ăn gì nào?”, “Hôm nay con có muốn đi chơi không?”,….

– Khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời: Các hoạt động ngoài trời không những cải thiện ngôn ngữ và khả năng vận động mà còn tăng cường sự linh hoạt cho con. Hãy thử gọi tên và theo dõi phản ứng của con sau một thời gian dài áp dụng các biện pháp này nhé!

Bên cạnh đó, cần cảnh giác đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa hoặc gặp các chuyên gia tâm lý để được kiểm tra, đánh giá và biết được tình trạng của con. Từ đó có các cách trị liệu khoa học phù hợp.

2, Điều trị tai, miệng

Nếu thực sự tai, miệng và các cơ quan nghe nói của con đang gặp vấn đề bệnh lý nào đó, dẫn đến việc trẻ phản ứng chậm với tên gọi, lúc này, con cần sự thăm khám và chữa trị đến từ các chuyên gia y tế.

Bình Luận Facebook

bình luận

Rate this post

Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

.

trẻ tự kỷ



Bài viết được xem nhiều nhất

Liên Kết

  • Trung tâm gia sư đại học khoa học xã hội và nhân văn
  • Trung tâm gia sư Ngoại Thương
  • Trung tâm gia sư sư phạm Hà Nội
  • Trung tâm gia sư đại học DƯợc Hà Nội
  • thao duoc hong hanh
  • gia su bach khoa
  • gia su tieu hoc
0979481988